Nền tảng góp phần nâng cao chất lượng giáo dục
Ấn tượng chương trình “Hành khúc học sinh Thủ đô” Phát triển sự nghiệp giáo dục trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Trao giải Cuộc thi “Sáng tác ca khúc dành cho học sinh” |
Chất lượng được khẳng định
Cách đây 70 năm, vào tháng 10/1954, hàng vạn người dân Hà Nội vỡ òa trong niềm vui giải phóng Thủ đô, đón đoàn quân chiến thắng trở về. Niềm vui như nhân đôi với các thầy cô giáo và học sinh Hà Nội, bởi ngay sau thời khắc đó là sự ra đời của ngành Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Thủ đô. Kể từ mùa Thu năm ấy đến hôm nay, ngành GD&ĐT Thủ đô đã trải qua 70 năm xây dựng, trưởng thành và phát triển.
Đến nay, ngành GD&ĐT Thủ đô đã trải qua 70 năm xây dựng, trưởng thành và phát triển |
Theo Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội Trần Thế Cương, hiện nay, ngành GD&ĐT Thủ đô có quy mô lớn nhất cả nước với 2.913 trường mầm non, phổ thông các cấp với gần 2,3 triệu học sinh và gần 130 nghìn giáo viên, 1 Trường Bồi dưỡng cán bộ giáo dục, 29 Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên, trong đó gần 80% trường công lập đạt chuẩn quốc gia, 23 trường chất lượng cao; có 120 trường đại học, cao đẳng trên địa bàn Thành phố với gần 1 triệu sinh viên. Triển khai thực hiện Chương trình số 06, ngày 17/3/2021 của Thành ủy, Thành phố đã và đang tập trung đầu tư xây dựng 8 trường liên cấp có quy mô từ 5ha trở lên. Các điểm trường này được trang bị hệ thống cơ sở vật chất hiện đại ngang tầm các quốc gia trong khu vực. Mạng lưới trường, lớp được mở rộng. Cơ sở vật chất được tăng cường đầu tư, từng bước được kiên cố hóa, chuẩn hóa và hiện đại, đáp ứng nhu cầu học tập của con em nhân dân Thủ đô và yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực trong thời kỳ mới.
Học sinh Thủ đô luôn đạt thành tích cao, đứng đầu cả nước trong các kỳ thi học sinh giỏi quốc gia, quốc tế. Hà Nội cũng là một trong 4 tỉnh, thành phố đầu tiên trong cả nước được Bộ GD&ĐT công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở mức độ 3. Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông chung toàn Thành phố đạt 99,81%, nằm trong tốp 10 các tỉnh, thành phố đạt kết quả cao nhất…
Giáo dục Thủ đô luôn phát huy tinh thần “Hà Nội vì cả nước, cùng cả nước”; hưởng ứng thực hiện hiệu quả Cuộc vận động “Hỗ trợ giáo dục vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn” do Bộ GD&ĐT và Công đoàn Giáo dục Việt Nam phát động. Hằng năm, bên cạnh việc hỗ trợ các đơn vị xây nhà công vụ cho giáo viên, xây dựng hệ thống nước sạch cho các trường khó khăn thì ngành GD&ĐT Thủ đô đã giúp đỡ về kinh phí, hiện vật thiết bị dạy học, dạy học trực tuyến về các môn khoa học và ngoại ngữ... tới ngành GD&ĐT các tỉnh miền núi, tỉnh khó khăn để động viên, chia sẻ và giúp đỡ các giáo viên, học sinh vùng khó, ủng hộ các vùng bị thiên tai, bão lũ...
Ngành GD&ĐT Thủ đô đã chủ động mở rộng và nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế với các nước trên thế giới, thu hút, sử dụng hiệu quả các nguồn lực đem lại từ hợp tác quốc tế cho công tác giáo dục, đào tạo và nghiên cứu khoa học. Triển khai thực hiện công tác lập hồ sơ đề nghị UNESCO công nhận Thành phố Hà Nội là Thành phố học tập - trở thành thành viên mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu.
Tiếp tục nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên
Có thể khẳng định, để có được những thành tựu này có phần đóng góp công sức rất lớn của đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục Thủ đô - những người “chở đạo”, “trồng người”, “ươm mầm tri thức” đã và đang phấn đấu không ngừng nghỉ vì sự nghiệp giáo dục, vì niềm say mê, yêu nghề, mến trẻ. Dù ở điều kiện dạy học ra sao, mỗi nhà giáo đều nỗ lực tự hoàn thiện, lan tỏa sự tích cực, nhiệt huyết đến đồng nghiệp với chung mục đích đem đến những điều tốt đẹp nhất cho học sinh.
Cô giáo Nguyễn Thị Mỹ Ngọc (Trường Mầm non Quang Trung, quận Hoàn Kiếm) luôn tích cực học hỏi chuyên gia, bạn bè đồng nghiệp, thử nghiệm các phương pháp giáo dục tiên tiến trong quá trình dạy trẻ để không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục. |
Chẳng hạn như cô giáo Hà Linh Hương (Trường Tiểu học Thịnh Liệt, quận Hoàng Mai) đã không ngại đổi mới và thử nghiệm những ý tưởng để nâng cao hứng thú và hiệu quả học tập của học sinh. Qua thực tế giảng dạy, nhận thấy khá nhiều học sinh chưa thực sự hứng thú trong các giờ học Tiếng Việt; các em còn rụt rè, thiếu tự tin, chưa tích cực tương tác trong giờ học, cô giáo Hà Linh Hương đã bắt tay xây dựng và sử dụng trang web Trạng Nguyên Tiếng Việt 3. Ý tưởng của cô đã nhận được sự ủng hộ của Ban Giám hiệu nhà trường cũng như sự đồng tình, hỗ trợ, góp ý của các đồng nghiệp trong trường. Trang web do cô xây dựng có kênh hình hấp dẫn, sinh động, lôi cuốn, hiệu ứng đa dạng bắt mắt ngay từ khi mới mở ra. Các đề mục dễ quan sát, có hướng dẫn cụ thể ở từng mục để người truy cập có thể hiểu yêu cầu từng phần. Đặc biệt, đồng hành cùng các em trong trang web là nhân vật Trạng Tí phiên bản đáng yêu, rất gần gũi với trẻ em Việt Nam.
Hay như thầy giáo Trần Hồng Quân (Trường Tiểu học Trung Yên, quận Cầu Giấy) đã chủ động tham mưu và xây dựng trường học số trên phần mềm Microsoft Teams, hỗ trợ tạo 100% tài khoản cho học sinh, cán bộ, giáo viên, nhân viên, giúp tiết kiện 114 triệu đồng trong thời điểm học online. Cùng đó, thầy cũng lên ý tưởng và xây dựng chương trình Bản tin Trung Yên; xây dựng các kênh truyền thông, liên kết giữa các trang truyền thông tạo hiệu ứng mở giúp tăng tương tác giữa nhà trường và gia đình.
Với mong muốn giúp trẻ mầm non được tiếp cận và hình thành những cảm xúc ban đầu, để các cảm nhận được cái đẹp của dòng tranh dân gian Hàng Trống, cô giáo Nguyễn Thị Mỹ Ngọc (Trường Mầm non Quang Trung, quận Hoàn Kiếm) đã trăn trở, mày mò, bằng nhiều cách làm phù hợp. Sáng tạo đầy tâm huyết của cô đã khiến trẻ thích thú, phụ huynh ủng hộ. Các hoạt động trải nghiệm in tranh, tô tranh cũng giúp cho trẻ có được sự khéo léo, sự sáng tạo, phát huy trí tưởng tượng phong phú và hình thành cảm xúc yêu thích dòng tranh dân gian.
Có thể khẳng định, tấm gương của các thầy cô giáo, cán bộ quản lý các nhà trường là những bằng chứng cho sự tâm huyết, tận tụy với nghề của mỗi nhà giáo Hà Nội hôm nay. Đó cũng là sự kết tinh lòng yêu nghề, mến trẻ, yêu cuộc sống của mỗi người và quan trọng là tình yêu, sự tâm huyết đó đã thôi thúc mỗi thầy cô năng động, sáng tạo, khắc phục khó khăn để tạo ra những việc làm sáng tạo, hiệu quả, khoa học hơn trong hoạt động giảng dạy; từ đó góp phần làm nên những thành tích đáng tự hào của ngành GD&ĐT Thủ đô.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Nâng cao chất lượng giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân
Khánh Hoà sẵn sàng đón lượng khách tăng cao dịp Tết Nguyên đán 2025
Hội Luật gia thành phố Hà Nội tổ chức thành công Đại hội đại biểu lần thứ VIII, nhiệm kỳ 2024 - 2029
LĐLĐ quận Long Biên trao 100 triệu đồng hỗ trợ xây nhà ở cho đoàn viên bị ảnh hưởng bởi bão số 3
Thăm hỏi, tặng quà 18 giáo viên có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn
Nền tảng góp phần nâng cao chất lượng giáo dục
Ghi dấu ấn với những khoảnh khắc “Sống lại tiếng yêu đầu” với đêm nhạc Michael Learns To Rock
Tin khác
Lớp học tiếng Anh miễn phí dành cho các học viên khiếm thị
Xã hội 20/11/2024 14:20
Lời tri ân gửi đến những người “lái đò” thầm lặng
Giáo dục 20/11/2024 06:36
Hà Nội: Biểu dương nhiều nhà giáo lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp
Giáo dục 19/11/2024 22:02
Ba Đình: Tuyên dương điển hình tiên tiến, nhà giáo tiêu biểu năm 2024
Giáo dục 19/11/2024 18:50
“Người lái đò” tận tâm và nhân hậu
Giáo dục 19/11/2024 16:40
Quận Bắc Từ Liêm tuyên dương điển hình tiên tiến, nhà giáo mẫu mực
Giáo dục 19/11/2024 15:36
Tôn vinh các Nhà giáo Nhân dân, Nhà giáo Ưu tú, Nhà giáo tiêu biểu
Xã hội 17/11/2024 12:04
Đội ngũ nhà giáo không ngừng dấn thân, sáng tạo trong kỷ nguyên vươn mình
Tin mới 15/11/2024 21:18
Trao giải Cuộc thi “Sáng tác ca khúc dành cho học sinh”
Giáo dục 15/11/2024 21:13
Chuyển Trường Đại học Kinh tế Quốc dân thành Đại học Kinh tế Quốc dân
Giáo dục 15/11/2024 21:12