Kháng thuốc đang đe dọa nghiêm trọng sức khỏe cộng đồng
Tăng cường phát hiện, phối hợp điều trị lao tiềm ẩn 70% người mắc bệnh lao ở trong độ tuổi lao động Kỹ thuật xét nghiệm sinh học phân tử: Bước đột phá trong chẩn đoán và điều trị bệnh lao |
Phát biểu khai mạc, Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn nhấn mạnh, kháng thuốc hiện nay là một mối đe dọa nghiêm trọng đối với sức khỏe cộng đồng và sự phát triển bền vững. Tổ chức Y tế Thế giới đã xếp kháng thuốc vào danh sách 10 mối đe dọa hàng đầu đối với sức khỏe cộng đồng toàn cầu. Tình trạng kháng thuốc không chỉ ảnh hưởng tới tất cả các lĩnh vực sức khỏe mà còn tác động sâu rộng tới toàn xã hội, vượt qua ranh giới của bất kỳ quốc gia nào.
Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn phát biểu tại chương trình. |
Năm 2023, chiến lược quốc gia về phòng, chống kháng thuốc giai đoạn 2023-2030, tầm nhìn đến năm 2045 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Bộ Y tế đã ban hành Kế hoạch hành động phòng, chống kháng thuốc trong y tế giai đoạn 2024-2025.
Theo ông Trần Văn Thuấn để đạt được các mục tiêu này, ngành Y tế và chính quyền địa phương cần huy động, hỗ trợ tài chính và nguồn lực để triển khai kế hoạch, nâng cao chất lượng đào tạo nhân lực, cung cấp các tài liệu hướng dẫn chi tiết và dễ áp dụng cho các cơ sở y tế. Ngoài ra, sự phối hợp đa ngành giữa y tế, nông nghiệp, môi trường và các cơ quan liên quan, là yếu tố then chốt bảo đảm kế hoạch, chiến lược quốc gia được thực hiện thành công.
Chia sẻ về kế hoạch hành động, Tiến sĩ Hà Anh Đức, Cục trưởng Cụ quản lý khám, chữa bệnh (Bộ Y tế) cho biết kế hoạch này tập trung vào 5 trọng tâm cụ thể. Thứ nhất kháng kháng sinh không phải là câu chuyện đơn thuần của ngành Y tế, do đó cần có sự phối hợp liên ngành giữa y tế, nông nghiệp và các ngành liên quan để thực hiện mục tiêu chung là phòng chống kháng thuốc.
Thứ 2 là tập trung vào truyền thông để nâng cao nhận thức của đội ngũ cán bộ lãnh đạo các cấp, người dân, doanh nghiệp và đến cán bộ y tế. “Bởi vì đây là công việc chung không phải là công việc của đơn lẻ. Đòi hỏi sự vào cuộc cả cả hệ thống chính trị, trách nhiệm của cả cộng đồng, người dân, doanh nghiệp chứ không riêng y tế” - ông Đức nhấn mạnh.
Thứ 3 là tập trung vào việc giám sát để nắm bắt được thực trạng kháng kháng sinh đang diễn ra như thế nào, đang lan tràn ra sao trên phạm vi đất nước của chúng ta. Đây là trách nhiệm chính của các bệnh viện thuộc Bộ Y tế.
Thứ 4 là thông qua hướng dẫn chuyên môn cập nhật kể cả hội nhập với quốc tế để có biện pháp điều trị triệt để các ca bệnh giảm thiểu sự lây lan. Đặc biệt là vi khuẩn.
Thứ 5 tập trung sử dụng thuốc kháng vi sinh vật một cách an toàn hiệu quả và có trách nhiệm.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Cơ hội làm việc tại Australia cho lao động Việt Nam
Trường THPT Quang Trung: Điểm sáng trong công tác đào tạo, bồi dưỡng học sinh giỏi
Cải tạo một loạt chung cư cũ góp phần hạ nhiệt giá nhà
Gắn kết tự nhiên và phát triển bền vững nhờ nông nghiệp sinh thái ở Tây Bắc
Chấn chỉnh lái xe buýt vi phạm Luật Giao thông đường bộ
Doanh nhân Vũ Minh Châu được vinh danh vì sự nghiệp phát triển ngành mỹ nghệ kim hoàn đá quý Việt Nam
Đêm nay, Hà Nội cấm lưu thông trên đường Văn Khê
Tin khác
"Quả ngọt" sau hành trình 11 năm mòn mỏi mong con
Y tế 22/12/2024 06:02
Trang bị kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản cho vị thành niên, thanh niên
Xã hội 20/12/2024 09:58
Hạnh phúc của những cặp vợ chồng quân nhân hiếm muộn
Y tế 19/12/2024 17:38
Tình trạng các nạn nhân vụ cháy trên đường Phạm Văn Đồng đang điều trị tại Bệnh viện E
Y tế 19/12/2024 16:43
Sôi nổi Hội thi Rung chuông vàng tìm hiểu kiến thức về sức khỏe sinh sản vị thành niên
Y tế 17/12/2024 20:52
Thời tiết chuyển lạnh, nhiều người nhập viện vì mắc sởi
Y tế 17/12/2024 08:06
Nhiều người cần tham vấn tâm lý trong điều trị bệnh “khó nói”
Y tế 17/12/2024 06:39
Hà Nội ghi nhận thêm 44 trường hợp mắc sởi
Y tế 17/12/2024 06:38
Duy trì mức sinh thay thế, nâng cao chất lượng dân số
Xã hội 13/12/2024 11:46
Chủ quan không tiêm chủng, nhiều trẻ nhập viện vì mắc sởi
Y tế 12/12/2024 17:09