Ban hành Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngoại ngữ 1 Tiếng Nga, Nhật, Pháp, Trung Quốc
Chủ động lựa chọn sách giáo khoa lớp 2, lớp 6 Thí điểm dạy Tiếng Hàn và Tiếng Đức từ lớp 3 đến lớp 12 Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt danh mục sách giáo khoa lớp 2 và lớp 6 |
Chương trình được thực hiện theo lộ trình đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông. Các môn học này được tổ chức giảng dạy từ lớp 3 đến lớp 12. Mỗi môn có thời lượng 1.155 tiết. Trong đó, cấp Tiểu học có 420 tiết (4 tiết/tuần), cấp Trung học cơ sở có 420 tiết (3 tiết/tuần), cấp Trung học phổ thông có 315 tiết (3 tiết/tuần).
Việc ban hành Chương trình giáo dục phổ thông các môn Tiếng Nga, Tiếng Nhật, Tiếng Pháp, Tiếng Trung Quốc cũng là cơ sở để triển khai biên soạn, lựa chọn bộ sách giáo khoa tương ứng và các tài liệu tham khảo đi kèm.
Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành Thông tư số 19/2021/TT-BGDĐT ban hành Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngoại ngữ 1 Tiếng Nga, Tiếng Nhật, Tiếng Pháp và Tiếng Trung Quốc. (Ảnh minh họa, chụp thời điểm trước khi dịch Covid-19 diễn biến phức tạp) |
Theo Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể, học sinh phổ thông bắt buộc phải học một Ngoại ngữ (gọi là Ngoại ngữ 1) và được tự chọn thêm ít nhất một Ngoại ngữ khác (gọi là Ngoại ngữ 2) theo nguyện vọng của mình và khả năng đáp ứng của cơ sở giáo dục. Ngoại ngữ 1 là môn học bắt buộc từ lớp 3 đến lớp 12. Cơ sở giáo dục có thể tổ chức học Ngoại ngữ 1 bắt đầu từ lớp 1, nếu học sinh có nhu cầu và cơ sở giáo dục có khả năng đáp ứng. Ngoại ngữ 2 là môn học tự chọn, có thể tổ chức dạy học bắt đầu từ lớp 6 và kết thúc ở bất kỳ lớp nào, tùy theo nhu cầu của học sinh và khả năng đáp ứng của cơ sở giáo dục.
Thông tư có hiệu lực thi hành từ ngày 16/8/2021 và thay thế Quyết định số 16/2006/QĐ-BGDĐT ngày 5/5/2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Chương trình giáo dục phổ thông.
Chương trình Tiếng Nhật ban hành tại Quyết định số 2051/QĐ-BGDĐT ngày 18/5/2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo được áp dụng cho đến khi Chương trình giáo dục phổ thông môn Tiếng Nhật tại Thông tư số 19/2021/TT-BGDĐT được thực hiện.
Đối với các lớp cấp Trung học cơ sở, Trung học phổ thông chưa thực hiện được môn Tiếng Nhật theo lộ trình quy định tại Thông tư này thì tiếp tục thực hiện Quyết định số 2051/QĐ-BGDĐT cho đến hết lớp 12.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Đặc sắc chương trình nghệ thuật “Tây Hồ toả sáng”
Thanh Trì: Triển khai cho vay ưu đãi gần 700 triệu đồng tháng 12
Lần đầu tiên ngành Thuế thu đạt 1,7 triệu tỷ đồng
Luật Thủ đô 2024: Cơ hội để Hà Nội phát triển thương mại văn hóa
Triển lãm “Thiên Quang”: Tôn vinh nghề thủ công truyền thống
Ăn thử xúc xích Cocktail của TH true FOOD: Tên nghe “wow”, còn hương vị thì sao?
Cập nhật giá vàng, tỷ giá sáng 23/12: Vàng nhẫn diễn biến lạ, tỷ giá USD tăng "nóng"
Tin khác
Trường THPT Quang Trung: Điểm sáng trong công tác đào tạo, bồi dưỡng học sinh giỏi
Giáo dục 22/12/2024 20:16
Hà Nội: Gặp mặt, động viên đội tuyển tham dự kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia THPT năm học 2024 - 2025
Giáo dục 20/12/2024 18:30
Gắn biển công trình trường học cấp Thành phố kỷ niệm 80 năm thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam
Giáo dục 20/12/2024 13:48
Giáo dục truyền thống yêu nước cho thế hệ trẻ
Giáo dục 20/12/2024 08:34
Thấp thỏm chờ phương án tuyển sinh vào lớp 10
Giáo dục 19/12/2024 17:41
PGS.TS Nguyễn Văn Hùng được bổ nhiệm làm Hiệu trưởng Trường Đại học Giao thông vận tải
Giáo dục 19/12/2024 06:31
Trường THCS Lạc Viên: Hành trình rực rỡ trong năm học 2023 -2024
Giáo dục 18/12/2024 15:31
Ngành Giáo dục Hà Nội: Nhiều kết quả trong thực hiện Chương trình số 06-CTr/TU
Giáo dục 17/12/2024 19:22
Học sinh cuối cấp, giải pháp nào vượt qua áp lực?
Giáo dục 17/12/2024 17:12
Học sinh cuối cấp chuẩn bị tốt nhất tâm lý vượt qua “phép thử” để trưởng thành
Giáo dục 15/12/2024 16:48