Chủ động lựa chọn sách giáo khoa lớp 2, lớp 6

Bắt đầu từ năm học 2021-2022, học sinh lớp 2 và lớp 6 trên cả nước sẽ thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018 với sách giáo khoa mới. Cùng với việc khẩn trương chuẩn bị về cơ sở vật chất, trang thiết bị và đội ngũ giáo viên thì việc lựa chọn sách giáo khoa để giảng dạy trong các nhà trường là khâu rất quan trọng.
Tổ chức cho giáo viên góp ý bản mẫu sách giáo khoa lớp 2, lớp 6

Chuẩn bị các điều kiện cần thiết

Tháng 2/2021, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ đã ký quyết định phê duyệt danh mục sách giáo khoa lớp 2 và lớp 6 sử dụng trong cơ sở giáo dục phổ thông. Danh mục này gồm 32 sách giáo khoa lớp 2 của đầy đủ 8 môn học và hoạt động giáo dục bắt buộc cùng sách giáo khoa môn tự chọn Tiếng Anh; 40 sách giáo khoa lớp 6 của 12 môn học và hoạt động giáo dục bắt buộc.

Chủ động lựa chọn sách giáo khoa lớp 2, lớp 6
Năm học 2021 - 2022, học sinh lớp 2 và lớp 6 trên cả nước sẽ thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018 với sách giáo khoa mới. Ảnh minh họa: P.T

Đối với lớp 2, mỗi môn Tiếng Việt, Toán, Đạo đức, Tự nhiên và Xã hội, Giáo dục thể chất, Âm nhạc, Mĩ thuật, Hoạt động trải nghiệm có 3 sách giáo khoa; môn tự chọn Tiếng Anh có 8 sách giáo khoa được phê duyệt. Đối với lớp 6, mỗi môn Ngữ văn, Toán, Giáo dục công dân, Khoa học tự nhiên, Lịch sử và Địa lí, Công nghệ, Âm nhạc, Mĩ thuật, Giáo dục thể chất, Hoạt động trải nghiệm và Hướng nghiệp có 3 sách giáo khoa; môn Tin học có 2 sách và môn Tiếng Anh có 8 sách giáo khoa được phê duyệt.

Thời gian qua, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chủ động chuẩn bị các điều kiện cần thiết, làm căn cứ để các địa phương triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018 đối với học sinh lớp 2 và lớp 6 từ năm học 2021-2022.Tại Hà Nội, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội đã thông báo tới các Phòng Giáo dục và Đào tạo về danh mục sách giáo khoa; xây dựng kế hoạch lựa chọn sách; phối hợp với các nhà xuất bản tổ chức hội nghị giới thiệu sách giáo khoa lớp 2 và lớp 6 theo hình thức trực tuyến nhằm tạo cầu nối để cán bộ quản lý, giáo viên các trường học trên địa bàn có cơ hội hiểu rõ hơn về các bộ sách.

Theo Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo quận Tây Hồ Lê Hồng Vũ, việc tổ chức giới thiệu sách giáo khoa theo hình thức trực tuyến vừa bảo đảm an toàn phòng, chống dịch Covid-19, vừa tạo điều kiện để tất cả giáo viên dạy lớp 2, 6 tiếp cận với sách mới. Trực tiếp nghe các chủ biên, tác giả sách giáo khoa giới thiệu về tính ưu việt của từng cuốn sách, những điểm mới trong nội dung, phương pháp tiếp cận...giáo viên có thêm căn cứ lựa chọn sách giáo khoa phù hợp.

Đảm bảo minh bạch, chất lượng

Nếu như năm học 2020-2021, các nhà trường tự quyết định lựa chọn sách giáo khoa để giảng dạy, thì theo Thông tư số 25/2020/TT-BGDĐT ngày 26/8/2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định việc lựa chọn sách giáo khoa trong cơ sở giáo dục phổ thông, từ năm học 2021-2022, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thành lập Hội đồng lựa chọn sách giáo khoa dựa trên căn cứ đề xuất của các nhà trường để lựa chọn sách giáo khoa lớp 2 và lớp 6 theo đúng quy trình, minh bạch, tạo nền tảng nâng cao chất lượng giáo dục.

Được biết, ngày 10/3, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội đã có Quyết định số 1157/QĐ-UBND ban hành quy định tiêu chí lựa chọn sách giáo khoa trong cơ sở giáo dục phổ thông trên địa bàn thành phố Hà Nội. Theo Quyết định, có hai tiêu chí lựa chọn sách giáo khoa trong cơ sở giáo dục phổ thông gồm: Phù hợp với đặc điểm kinh tế - xã hội của địa phương; phù hợp với điều kiện tổ chức dạy và học tại cơ sở giáo dục phổ thông.

Theo ghi nhận của phóng viên, hiện tại, các trường Tiểu học, Trung học trên cơ sở trên địa bàn Hà Nội đang tổ chức cho giáo viên nghiên cứu, đề xuất lựa chọn sách giáo khoa lớp 2, lớp 6.Hiệu trưởng Trường Tiểu học Tây Sơn (quận Hai Bà Trưng) Nguyễn Phương Hoa cho biết, nhà trường đã rà soát, lập danh sách giáo viên đảm nhận dạy các lớp 2, trong đó có cả số lượng giáo viên dự phòng. Các giáo viên đang tập trung nghiên cứu sách thông qua mạng Internet từ các địa chỉ được Bộ Giáo dục và Đào tạo cung cấp; tổ chức thảo luận để xác định rõ hơn các ưu điểm, tính phù hợp của từng cuốn sách.

Tại Trường Tiểu học Đa Tốn (huyện Gia Lâm), nhà trường tổ chức cho giáo viên nghiên cứu các bộ sách giáo khoa theo nhiều hình thức khác nhau: Nghiên cứu sách lớp 1 theo Chương trình mới để tiếp cận với phương pháp và kế hoạch triển khai lớp 2; cập nhật các thông tin trên mạng Internet và sách báo; trao đổi với nhau trong các giờ sinh hoạt chuyên môn, họp chuyên môn…

Qua tiếp cận với các bộ sách giáo khoa lớp 2 mới, cô giáo Đặng Hoàng Hà (giáo viên dạy lớp 2, Trường Tiểu học Giáp Bát, quận Hoàng Mai) nhận thấy các bộ sách đều rất hay, nội dung phong phú, hòa nhập với xu thế giáo dục hiện đại lấy học sinh làm trung tâm, phát huy năng lực của học sinh và tăng cường khả năng thực hành. Đặc biệt hơn, có những bộ sách còn đưa các nhân vật hoạt hình thân thiện, dễ gần vào để đồng hành cùng học sinh trong suốt quá trình học; đồng nhất trong các môn học và luồng kiến thức, cho học sinh những tư duy hình ảnh cố định về nhân vật dẫn dắt. “Tôi thấy sách thật sự là cầu nối,là kho học liệu, cung cấp nhiều ý tưởng đổi mới sáng tạo để giáo viên, kể cả những giáo viên có tuổi cũng có thể tiếp cận với những đổi mới, sáng tạo. Các tác giả không chỉ trình bày nội dung học tập mà còn cố gắng tối đa thể hiện cách học của học sinh trên từng trang sách, tích hợp giao tiếp, tích cực hoá hoạt động và kích thích được hứng thú của học sinh” - cô giáo Đặng Hoàng Hà chia sẻ.

Cũng theo cô giáo Đặng Hoàng Hà, để lựa chọn được sách giáo khoa, bản thân giáo viên phải là người hiểu, yêu thích và sẵn sàng đón nhận chương trình sách giáo khoa mới; hiểu được nhu cầu đổi mới sách giáo khoa là cấp thiết, bám sát vào nội dung và đi sâu vào phương pháp dạy học của từng đối tượng dựa theo đặc trưng của từng địa phương; lấy tiêu chuẩn gần và dễ thích ứng nhất với đối tượng chính là học sinh để lựa chọn cho học sinh cầu nối gần nhất để đến với tri thức.

Tại Trường Trung học cơ sở thị trấn Trâu Quỳ (huyện Gia Lâm), nhà trường yêu cầu giáo viên đọc kỹ Thông tư số 25/2020/TT-BGDĐT ngày 26/8/2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định việc lựa chọn sách giáo khoa trong cơ sở giáo dục phổ thông để nắm rõ nguyên tắc lựa chọn sách giáo khoa. Nhằm bảo đảm quy trình chọn sách minh bạch, chất lượng, các tổ chuyên môn tổ chức cho giáo viên nghiên cứu, thảo luận, đánh giá các sách giáo khoa. Giáo viên sẽ bỏ phiếu kín chọn ít nhất một sách giáo khoa cho môn học mà mình dạy.

Theo Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội Phạm Xuân Tiến, quy trình tổ chức lựa chọn sách giáo khoa lớp 2, lớp 6 được thực hiện theo các bước quy định tại Thông tư số 25/2020/TT-BGDĐT. Để danh mục sách giáo khoa đưa vào sử dụng thực sự chất lượng, các nhà trường cần quan tâm, tạo điều kiện để giáo viên nghiên cứu sách bằng nhiều hình thức. Khi đề xuất lựa chọn sách, ngoài các nội dung chuyên môn, giáo viên cần lưu ý về sự phù hợp của sách đối với điều kiện dạy học tại địa phương và học sinh.

Dự kiến chậm nhất vào đầu tháng 4/2021, thành phố Hà Nội sẽ phê duyệt danh mục sách giáo khoa để sử dụng trong các nhà trường.

Phạm Thảo

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Nhiều kết quả nổi bật trong hoạt động của Công đoàn thị trấn Phú Minh

Nhiều kết quả nổi bật trong hoạt động của Công đoàn thị trấn Phú Minh

Những năm gần đây, hoạt động của Công đoàn thị trấn Phú Minh (huyện Phú Xuyên) luôn hiệu quả, thiết thực. Ban Chấp hành Công đoàn thị trấn và đoàn viên công đoàn luôn nhiệt tình, trách nhiệm trước mỗi công việc, tập trung thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội địa phương, thực hiện tốt mọi nhiệm vụ của cơ quan trên các mặt công tác đề ra.
Nhóm "quái xế" tông tử vong cô gái dừng chờ đèn đỏ lĩnh án

Nhóm "quái xế" tông tử vong cô gái dừng chờ đèn đỏ lĩnh án

Ngày 22/4, Tòa án nhân dân quận Hoàn Kiếm (thành phố Hà Nội) mở phiên tòa xét xử 24 bị cáo trong vụ án gây tai nạn giao thông, khiến một cô gái tử vong khi dừng đèn đỏ ở đường Trần Hưng Đạo. Các bị cáo bị đưa ra xét xử về tội danh "Vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ" và "Gây rối trật tự công cộng".
LĐLĐ huyện Phú Xuyên: Giám sát việc thực hiện chế độ, chính sách đối với người lao động

LĐLĐ huyện Phú Xuyên: Giám sát việc thực hiện chế độ, chính sách đối với người lao động

Trong thời gian qua, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Phú Xuyên, Hà Nội, đã làm tốt công tác chăm lo bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của công nhân, viên chức, lao động. Trong đó, thường xuyên giám sát việc thực hiện chế độ, chính sách đối với người lao động.
Thanh Trì đạt tỷ lệ đồng thuận cao về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã

Thanh Trì đạt tỷ lệ đồng thuận cao về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã

Thực hiện chỉ đạo của thành phố Hà Nội về công tác sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy thuộc hệ thống chính trị, huyện Thanh Trì đã chủ động tổ chức lấy ý kiến cử tri về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã và dự kiến tên gọi các đơn vị hành chính mới sau sáp nhập. Việc lấy ý kiến được triển khai dân chủ, công khai, đúng quy định, qua đó nhận được sự đồng thuận cao từ các tầng lớp nhân dân trên địa bàn.
Sơn Tây: Đa dạng hóa tuyên truyền, lan tỏa ý thức an toàn vệ sinh lao động

Sơn Tây: Đa dạng hóa tuyên truyền, lan tỏa ý thức an toàn vệ sinh lao động

Làm việc an toàn, về nhà bình an - đó không chỉ là mong muốn của người lao động, mà còn là mục tiêu mà Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thị xã Sơn Tây luôn hướng tới trong công tác chăm lo, bảo vệ người lao động. Không dừng lại ở những khẩu hiệu hay các buổi tuyên truyền khô cứng, thời gian qua, LĐLĐ thị xã đã chủ động đổi mới hình thức tuyên truyền, mang thông điệp về an toàn, vệ sinh lao động đến gần hơn với từng công nhân, từng phân xưởng, từng mái nhà.
LĐLĐ huyện Mỹ Đức: Chú trọng chăm lo cho lao động nữ

LĐLĐ huyện Mỹ Đức: Chú trọng chăm lo cho lao động nữ

Thời gian qua, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Mỹ Đức, Hà Nội, luôn chú trọng quan tâm chăm lo cho lao động nữ, qua đó góp phần giúp chị em hăng say trong công việc, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Thủ tướng chỉ thị ổn định thị trường vàng, tiền tệ, ngoại hối

Thủ tướng chỉ thị ổn định thị trường vàng, tiền tệ, ngoại hối

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu giữ vững ổn định thị trường vàng, tiền tệ, ngoại hối; đẩy mạnh cho vay ngắn hạn hỗ trợ doanh nghiệp bị ảnh hưởng do chính sách thuế của Mỹ.

Tin khác

500.000 sản phẩm Vinamilk từ quỹ sữa vươn cao Việt Nam đến với trẻ em đúng dịp 50 năm đất nước thống nhất

500.000 sản phẩm Vinamilk từ quỹ sữa vươn cao Việt Nam đến với trẻ em đúng dịp 50 năm đất nước thống nhất

Hòa cùng không khí cả nước hướng về dịp kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Vinamilk và Quỹ sữa Vươn cao Việt Nam đã trao tặng 500.000 hộp sữa đến 11.000 trẻ em khó khăn. Quỹ sữa năm thứ 18 đã được khởi động tại TP.HCM ngay trước thềm sự kiện lớn của đất nước.
Đại lễ Phật đản Liên Hợp Quốc 2025 sẽ diễn ra từ 6 - 8/5 tại Thành phố Hồ Chí Minh

Đại lễ Phật đản Liên Hợp Quốc 2025 sẽ diễn ra từ 6 - 8/5 tại Thành phố Hồ Chí Minh

Đại lễ Phật đản Liên Hợp Quốc diễn ra từ 6 - 8/5 tại Học viện Phật giáo Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh. Dự kiến có khoảng 1.250 đại biểu đến từ 85 quốc gia và vùng lãnh thổ tham dự kỳ Vesak năm nay.
Hưng Yên sẽ thành một trong những trung tâm đào tạo nguồn nhân lực lớn của cả nước

Hưng Yên sẽ thành một trong những trung tâm đào tạo nguồn nhân lực lớn của cả nước

Với việc các doanh nghiệp Hoa Kỳ cũng như một số trường đại học lớn của Việt Nam mong muốn tỉnh Hưng Yên dành quỹ đất để phát triển hệ thống giáo dục - đào tạo, tương lai không xa sẽ biến tỉnh này thành một trong những trung tâm đào tạo lớn của cả nước.
Người lính gần 80 tuổi lái xe máy đến Thành phố Hồ Chí Minh để chứng kiến lễ diễu binh

Người lính gần 80 tuổi lái xe máy đến Thành phố Hồ Chí Minh để chứng kiến lễ diễu binh

Những ngày gần đây, mạng xã hội lan truyền hình ảnh gây xúc động mạnh. Đó là hình ảnh một cụ ông gần 80 tuổi tự mình điều khiển xe máy, vượt chặng đường hơn 1.500 km từ thành phố Vinh (Nghệ An) vào Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) để mong muốn tận mắt chứng kiến lễ diễu binh kỷ niệm 50 năm ngày thống nhất đất nước.
Ngẩn ngơ một thoáng hoa trôm

Ngẩn ngơ một thoáng hoa trôm

Nhiều lần đi dạo hồ Gươm tôi thường tự hỏi loài cây gì mà tán cao, quả to trông như cái mõ ở gần cây lộc vừng chín gốc? Cho đến một ngày, những bông hoa đỏ thẫm nhỏ xinh nơi công viên Bách Thảo dẫn lối tôi ngước nhìn lên và bắt gặp chiếc biển tên trên thân cây, tôi mới biết đó là cây trôm.
Gần 286.000 thí sinh đã đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT

Gần 286.000 thí sinh đã đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT

Tính đến 17h ngày 21/4, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) ghi nhận có 285.631 thí sinh đã đăng ký dự thi kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) năm 2025.
Siết chặt quản lý nghệ sĩ quảng cáo trên không gian mạng

Siết chặt quản lý nghệ sĩ quảng cáo trên không gian mạng

Thời gian tới, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch sẽ chú trọng tăng cường công tác quản lý hoạt động của nghệ sĩ và người nổi tiếng trên không gian mạng.
Học hỏi từ di sản của hai vị vua nhà Trần

Học hỏi từ di sản của hai vị vua nhà Trần

Trong một buổi trò chuyện văn hóa mang tên “Lắng nghe Bụt bước giữa đời” diễn ra tại Hà Nội, đông đảo bạn trẻ đã tham dự để tìm hiểu về cuộc đời và tư tưởng của hai vị vua thiền sư nhà Trần. Đây không chỉ là một cuộc gặp gỡ văn hóa, mà còn là hành trình trở về cội nguồn, nơi giá trị lịch sử và tâm linh của dân tộc được soi chiếu qua lăng kính trẻ trung và đầy khát vọng học hỏi.
Tiếp lửa hành trình “tìm con” cho các cặp vợ chồng hiếm muộn

Tiếp lửa hành trình “tìm con” cho các cặp vợ chồng hiếm muộn

Thiên chức làm cha, làm mẹ luôn là đích đến, là khát khao cháy bỏng của các cặp vợ chồng trong hôn nhân. Với nhiều người, đó là việc tưởng chừng đơn giản. Nhưng với các cặp vợ chồng hiếm muộn, khát khao ấy là một hành trình dài phải trải qua nhiều cung bậc cảm xúc, trở ngại tâm lý và cả những lo lắng về tài chính.
Danh sách 16 loại thuốc giả chưa được cấp đăng ký lưu hành

Danh sách 16 loại thuốc giả chưa được cấp đăng ký lưu hành

Sau vụ phát hiện 21 loại thuốc giả, Cục Quản lý dược (Bộ Y tế) yêu cầu rà soát lại quy trình mua thuốc, cung ứng thuốc, tình hình cung ứng thuốc trong thời gian qua tại các cơ sở khám, chữa bệnh.
Xem thêm
Phiên bản di động