Bài cuối: Cần những đột phá trong quy hoạch bãi đỗ xe
Bài 2: Vì đâu nên nỗi? Bài 1: Nhìn đâu cũng quá tải! |
Tháo gỡ những bất cập
Có một thực tế không thể phủ nhận tại khu vực nội đô là càng ở những khu nhà cao tầng lại càng khó khăn trong việc bố trí chỗ để xe. Nhu cầu cao, các bãi trông giữ được cấp phép không đủ đáp ứng đã khiến nhiều bãi trông giữ trái phép hoạt động. Có những bãi trông xe trái phép tái vi phạm nhiều lần, các cơ quan chức năng xử lý xong bãi này thì bãi mới lại mọc, khó xử lý được triệt để.
Bãi đỗ xe giàn thép có cảm biến thông minh tại phố Nguyễn Công Hoan (Ba Đình, Hà Nội). Ảnh: Luyện Đinh |
Tại các quận nội thành, hạn chế về diện tích giao thông tĩnh quanh các cơ sở y tế, trường học, công sở lớn, chung cư… luôn là vấn đề gây “đau đầu” với chủ phương tiện và cả ngành chức năng. Phường Thành Công (quận Ba Đình) là ví dụ. Theo Trung tá Vũ Hữu Thái, Phó Trưởng Công an phường, đặc thù nơi đây nằm giữa các khu nhà tập thể, vỉa hè trên tuyến phố chiều rộng không đồng đều, trung bình chỉ khoảng 2m, có nhiều địa điểm thậm chí còn không có vỉa hè. Trong khi đó, nhà tập thể nằm trên phố Thành Công mật độ dân cư đông… hệ lụy là chỗ để xe cho những người dân trong khu vực luôn trong cảnh thiếu thốn.
Từ câu chuyện ở phường Thành Công có thể phần nào thấy việc quy hoạch, xây dựng các bãi đỗ, quy hoạch vùng trên địa bàn Hà Nội được thực hiện chưa kịp thời, chưa “bắt nhịp” được với nhịp đô thị hóa nội đô. Do thiếu chỗ đỗ, ở các quận Hoàn Kiếm, Ba Ðình, Ðống Ða, Hoàng Mai... liên tục xảy ra tình trạng đỗ xe trái phép, hình thành các điểm trông giữ phương tiện tự phát chưa được cơ quan có thẩm quyền cấp phép.
Nghịch lý ở chỗ, từ năm 2003, Ðồ án quy hoạch mạng lưới các điểm đỗ xe và bãi đỗ xe công cộng trên địa bàn Hà Nội đến năm 2020 đã được Ủy ban nhân dân Thành phố phê duyệt tại Quyết định số 165/2003/QÐ-UBND, song mới chỉ dừng lại ở mức độ xác định chỉ tiêu và dự báo tổng nhu cầu quỹ đất dự kiến dành cho điểm đỗ xe. Các chuyên gia giao thông đánh giá, Ðồ án chưa có quy hoạch chi tiết, nên muốn kêu gọi đầu tư sẽ mất nhiều thời gian khi phải lập quy hoạch, thỏa thuận quy hoạch tổng thể hoặc quy hoạch chi tiết... Thêm nữa, năm 2008 mở rộng địa giới hành chính Thủ đô Đồ án dần không còn phù hợp thực tiễn. Tiếp đó, quy hoạch chung xây dựng Thủ đô được phê duyệt vào năm 2011 và chức năng một số vị trí đã được chuyển đổi và từ đó không nhắc đến xây dựng bãi đỗ xe.
Phải mãi cho đến cuối năm 2018, Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội thông qua Nghị quyết về Quy hoạch bến xe, bãi đỗ xe, trung tâm tiếp vận và trạm dừng nghỉ trên địa bàn thành phố Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 câu chuyện này mới phần nào rõ ràng hơn. Theo đó, về quy hoạch đã cụ thể hóa mạng lưới bãi đỗ xe trong phạm vi đô thị trung tâm, quy hoạch 1.480 vị trí bãi đỗ xe. Trong đó có các vị trí xây dựng bãi đỗ xe ngầm, bãi đỗ xe cao tầng, bãi đỗ xe mặt đất… Tuy nhiên, trước sức ép từ đô thị hóa và gia tăng phương tiện cá nhân, những hoạch định này vẫn chưa được triển khai nhiều trong thực tế.
Thêm tầm nhìn dài hạn
Theo tìm hiểu, để thu hút đầu xây dựng bãi đỗ xe, Thành phố đã trình và được Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội thông qua một số chính sách như: Hỗ trợ 100% tiền thuế nhập khẩu thiết bị, dây chuyền công nghệ phục vụ trực tiếp cho dự án; hỗ trợ 100% tiền thuê đất bãi đỗ xe trong 10 năm đầu; nhà đầu tư được sử dụng tối đa 30% diện tích sàn xây dựng ngầm của dự án để khai thác thương mại... Ngoài ra, các cơ quan chức năng đang tiếp tục kiến nghị thu hút nhà đầu tư bằng cách cho phép được bán một số vị trí đỗ xe ngầm, xây dựng cơ chế giá trông giữ xe được xã hội hóa nhằm tạo điều kiện cho nhà đầu tư thu hồi vốn nhanh hơn. Đây là những nỗ lực không thể phủ nhận của Hà Nội trong lĩnh vực này.
Theo các nhà chuyên môn, khi suất đầu tư bãi đỗ xe lên tới hàng tỷ đồng thì chỉ vài chục nghìn đồng tiền sơn là có ngay một “bãi đỗ xe” được tận dụng trên lòng đường, vỉa hè. Đây là câu chuyện bất đối xứng. Khi không giải quyết được nút thắt này, dễ dẫn đến việc tận dụng tài sản công để kiếm lợi, trong khi đó các nhà đầu tư khó khăn khi tham gia lĩnh vực này, những bãi đỗ mới sẽ không được xây dựng. Dần dà, câu chuyện sẽ mãi chìm trong vòng lẩn quẩn. |
Trên góc độ xử lý vi phạm liên quan, các đơn vị chức năng của Hà Nội cũng tích cực xử lý các hành vi vi phạm. Chẳng hạn, tại phường Thành Công, để khắc phục, chấn chỉnh các hành vi vi phạm trật tự đô thị, thời gian qua, Công an phường Thành Công thường xuyên bố trí lực lượng tăng cường tuần tra, kiểm soát, nhắc nhở, xử lý các vi phạm lấn chiếm vỉa hè, lòng đường làm nơi để xe, buôn bán.
Hay như kết quả kiểm tra, xử lý các bãi trông giữ xe trên địa bàn Thành phố trong các tháng đầu năm 2021 (quý I) của Thanh tra Sở Giao thông vận tải Hà Nội cho thấy, đơn vị đã phát hiện 121 trường hợp bãi trông ô tô, xe máy vi phạm. Trong đó, lỗi chiếm dụng trái phép là 37 trường hợp; lỗi chiếm chiếm dụng trái phép hè phố để trông giữ phương tiện là 55 trường hợp; lỗi tổ chức hoạt động trông giữ phương tiện trái phép là 29 trường hợp. Tổng số phạt tiền nộp kho bạc nhà nước trên 600 triệu đồng; đồng thời đóng cửa các bãi xe không có phép.
Phải khẳng định, nhu cầu về điểm đỗ đã, đang và sẽ còn "nóng" nếu chúng ta chưa giải được bài toán về giao thông tĩnh. Trong bối cảnh khó khăn bộn bề, thiếu vốn đầu tư, thiếu quỹ đất như hiện nay, Hà Nội ngày càng khó khăn hơn trong việc đáp ứng nhu cầu giao thông tĩnh.
Trước những nút thắt này, nhiều ý kiến cho rằng nhu cầu đỗ xe cá nhân trong đô thị là chính đáng. Để giải quyết vấn đề này cần phải có sự điều chỉnh tư duy quản lý. Nói cách khác, nhu cầu đỗ xe cá nhân thì cá nhân phải có trách nhiệm chi trả đúng giá trị. Thay vì các đơn vị chức năng lo toan, đáp ứng phúc lợi đỗ xe thì có thể coi đây là ngành kinh tế dịch vụ tiềm năng, sử dụng công cụ tài chính để điều tiết cung cầu.
Nhìn từ góc độ vận hành đô thị, Kiến trúc sư Trần Huy Ánh chia sẻ, phải nhìn nhận vấn đề ở khía cạnh phúc lợi xã hội phải cung cấp hay dịch vụ theo cung cầu thị trường. Nói nôm na, nếu là trông giữ phúc lợi, ngoài việc mỗi người có diện tích ở thì phải đảm bảo có thêm ít nhất 10m2 đỗ phương tiện là xe máy, 1 ô tô có diện tích đỗ là 25m2… nếu tính như vậy rất khó đảm bảo nhu cầu bãi đỗ. Nếu trông giữ phương tiện là cung cấp một loại hình dịch vụ, thì thị trường cung cầu sẽ tự điều tiết. /.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết
Tin khác
Xây mới, cải tạo chợ trên địa bàn Hà Nội: Công khai, minh bạch để người dân biết và giám sát
Trật tự đô thị 20/12/2024 20:45
Công an Thanh Trì ra quân trấn áp tội phạm, đảm bảo an ninh trật tự dịp Tết Nguyên đán
Trật tự đô thị 18/12/2024 12:17
Công an thành phố Hà Nội đảm bảo an ninh trật tự dịp cuối năm
Trật tự đô thị 16/12/2024 10:33
TP.HCM: Kiểm tra, xử lý các trường hợp xây dựng sân thể thao ngoài trời sai quy định
Trật tự đô thị 15/12/2024 11:56
Vẫn khó việc quản lý con người và bố trí địa điểm kinh doanh
Trật tự đô thị 08/12/2024 19:26
Hà Nội khảo sát, nghiên cứu cho thuê vỉa hè tại 123 tuyến phố
Trật tự đô thị 04/12/2024 22:40
Bảo đảm trật tự đô thị dịp cuối năm
Trật tự đô thị 03/12/2024 07:08
Phát triển không gian xanh tại các đô thị
Trật tự đô thị 29/11/2024 16:30
Bình Dương: Sẽ bố trí hơn 34.500 tỷ đồng cho 236 dự án trọng điểm
Trật tự đô thị 29/11/2024 15:08
8 loại công trình vi phạm sẽ bį cắt điện, nước từ 1/1/2025
Trật tự đô thị 26/11/2024 08:01