Tuyên truyền tốt, xử phạt nghiêm để nâng cao ý thức về an toàn giao thông
Giao thông Thủ đô ngày đầu nghỉ lễ Quốc khánh 2/9: Ùn tắc trên một số tuyến đường Hà Nội: Giao thông nhiều tuyến đường ùn tắc vì mưa lớn |
Tại Phiên họp thứ 37, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã xem xét báo cáo và biểu quyết thông qua về mặt nguyên tắc đối với dự thảo Nghị quyết giám sát chuyên đề về “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông từ năm 2009 đến hết năm 2023”.
Kết quả kiềm chế và làm giảm tai nạn giao thông chưa vững chắc
Báo cáo tại Phiên họp, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh Lê Tấn Tới - Phó Trưởng đoàn Thường trực Đoàn giám sát cho biết, trong những năm qua hệ thống chính sách, pháp luật về đảm bảo trật tự an toàn giao thông (TTATGT) ngày càng hoàn thiện nhất là lĩnh vực giao thông đường bộ; công tác bảo đảm TTATGT tiếp tục nhận được sự quan tâm, vào cuộc của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội.
Tình hình TTATGT đường bộ có những chuyển biến tích cực, nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật về TTATGT đường bộ của người tham gia giao thông được nâng cao; qua đó, số vụ, số người chết và số người bị thương do tai nạn giao thông tiếp tục giảm, nhất là số vụ tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng liên quan đến xe khách, xe tải được kiềm chế.
Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh Lê Tấn Tới - Phó Trưởng đoàn Thường trực Đoàn giám sát trình bày báo cáo. Ảnh: Quốc hội. |
Mạng lưới giao thông đường bộ trên phạm vi cả nước ngày càng phát triển, thông suốt, nhiều tuyến đường trọng điểm được đầu tư xây dựng, cải tạo, nâng cấp... tạo điều kiện thúc đẩy phát triển kinh tế, đảm bảo quốc phòng, an ninh.
Công tác tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm TTATGT đường bộ của lực lượng chức năng đạt kết quả cao, đã tập trung ra quân xử lý kiên quyết các hành vi vi phạm, trọng tâm là vi phạm “nồng độ cồn”, quá tải trọng, xe “cơi nới” thành thùng, nhất là vi phạm xe quá khổ, quá tải lưu thông trên các tuyến đường...
Công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật an toàn giao thông đã cơ bản được triển khai thực hiện tốt, duy trì thường xuyên liên tục, đa dạng về hình thức, nội dung phù hợp với từng đối tượng khác nhau; đã xây dựng và nhân rộng nhiều mô hình mới, cách làm hay, tạo sự lan tỏa tuyên truyền, giáo dục ý thức chấp hành pháp luật an toàn giao thông trong cộng đồng.
Tuy nhiên, bên cạnh đó, Đoàn giám sát đánh giá, công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, chính sách, chiến lược, quy hoạch giao thông, phát triển kết cấu hạ tầng giao thông vẫn còn hạn chế; một số quy định của pháp luật về bảo đảm TTATGT ban hành còn chậm so với thời hạn quy định, tính ổn định chưa cao do chưa bắt kịp với tốc độ phát triển của thị trường vận tải thực tế, chậm được sửa đổi, bổ sung; công tác xây dựng chính sách, chiến lược, quy hoạch chưa sát với yêu cầu thực tiễn, áp dụng trong thời gian ngắn đã phải điều chỉnh hoặc thay thế.
Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về TTATGT còn có phần hạn chế. Kết quả kiềm chế và làm giảm tai nạn giao thông chưa vững chắc, số người chết và bị thương do tai nạn giao thông đường bộ vẫn còn ở mức cao.
Việc áp dụng các chính sách ưu đãi, hỗ trợ trong đầu tư, phát triển hạ tầng giao thông ở một số loại hình, địa bàn chưa đáp ứng yêu cầu; thiếu cơ chế chính sách mang tính đột phá để huy động nguồn lực cho đầu tư, khai thác kết cấu hạ tầng giao thông...
Trên cơ sở phân tích nguyên nhân, rút ra bài học kinh nghiệm, Đoàn giám kiến nghị cần tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về bảo đảm TTATGT.
Một góc Thủ đô Hà Nội nhìn từ trên cao. Ảnh: Phương Ngân. |
Phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và toàn dân tạo chuyển biến mạnh mẽ, tích cực trong bảo đảm TTATGT; xác định đây là một trong những động lực quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Đồng thời, tiếp tục rà soát, hoàn thiện các quy định của pháp luật về bảo đảm TTATGT; quy định rõ trách nhiệm quản lý Nhà nước đối với công tác này, khuyến khích sự tham gia của khu vực tư nhân vào lĩnh vực bảo đảm TTATGT...
Xác định rõ trách nhiệm cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan
Phát biểu chỉ đạo tại phiên họp, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đánh giá chuyên đề được Ủy ban Thường vụ Quốc hội chọn để giám sát trong năm 2024 là rất đúng và trúng theo yêu cầu đặt ra hiện nay.
Bên cạnh đó, Chủ tịch Quốc hội đề nghị đánh giá kỹ lưỡng hơn công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về an toàn giao thông. “Số vụ tai nạn giao thông tuy đã giảm trong một vài năm trở lại đây nhưng ý thức chấp hành luật pháp về giao thông của người dân thì như thế nào? Kỷ cương pháp luật có thực hiện nghiêm hay không? Cả hệ thống chính trị đã vào cuộc quyết liệt, quyết tâm hay chưa? Bên cạnh đó, ý thức trong nội bộ và người dân xung quanh việc chấp hành trật tự an toàn giao thông cũng cần được đánh giá kỹ lưỡng, sâu sát hơn nữa”, Chủ tịch Quốc hội yêu cầu.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã biểu quyết tán thành thông qua về nguyên tắc dự thảo Nghị quyết giám sát. Ảnh: Quốc hội |
Chủ tịch Quốc hội cũng lưu ý công tác thông tin tuyên truyền trong thời gian tới rất quan trọng và đề nghị các cơ quan báo chí thông qua chuyên đề giám sát, tiếp tục tuyên truyền về bảo đảm trật tự an toàn giao thông, trong đó nhấn mạnh an toàn giao thông đường bộ, nhất là tuyên truyền về Luật Đường bộ và Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ mới ban hành...
Theo Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà, cần tiếp tục rà soát, hoàn thiện các quy định của pháp luật về bảo đảm TTATGT; quy định rõ trách nhiệm quản lý Nhà nước đối với công tác bảo đảm TTATGT; ưu tiên phân bổ nguồn lực hợp lý... Đồng thời, tập trung giải quyết các vấn đề còn tồn đọng liên quan tới ùn tắc giao thông; hạ tầng giao thông; vấn đề ô nhiễm môi trường do giao thông...
Kết luận phiên họp, Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương cho biết, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cơ bản nhất trí với nội dung của báo cáo, đồng thời đề nghị rà soát số liệu đảm bảo đầy đủ, chính xác, xác định rõ trách nhiệm cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan, gắn trách nhiệm của từng chủ thể theo quy định của pháp luật và bảo đảm tính khả thi...
Tại phiên họp, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã biểu quyết tán thành thông qua về nguyên tắc dự thảo Nghị quyết giám sát chuyên đề việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo đảm TTATGT từ năm 2009 đến hết năm 2023.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Sun Group 5 năm liên tiếp đạt giải “Top 100 Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam”
Dấu hiệu “lõi vượng khí” khiến bất động sản Thủy Nguyên hút sóng đầu tư
Đại nhạc hội Hoa tháng Năm - Nơi những phép màu tỏa sáng
“Chúng tôi đánh giá cao tinh thần học hỏi của đội ngũ FPT Long Châu!”
Chiến lược đào tạo giúp đội ngũ Long Châu tự tin chăm sóc sức khỏe hơn 20 triệu khách hàng
Hơn 80 đại lý hùng mạnh quy tụ, CaraWorld tạo tiếng vang lớn trên thị trường bất động sản nghỉ dưỡng
Ngày 21/11 diễn ra Phiên giao dịch việc làm tuyển dụng lao động là người khuyết tật
Tin khác
Chủ tịch nước Lương Cường tiếp Chủ tịch Quốc hội Armenia
Tin mới 20/11/2024 20:22
Tổng Bí thư Tô Lâm: Tinh gọn tổ chức bộ máy phải thực hiện với quyết tâm cao nhất
Tin mới 19/11/2024 19:35
Điều kiện để được trao danh hiệu Công dân danh dự Thủ đô
Tin mới 19/11/2024 14:31
Bà Rịa - Vũng Tàu: Khẩn trương sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã
Tin mới 19/11/2024 14:25
Hà Nội chi thêm hơn 37 tỷ đồng hỗ trợ khôi phục sản xuất sau bão số 3
Tin mới 19/11/2024 11:50
Thông cáo báo chí Kỳ họp thứ 51 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương
Tin mới 18/11/2024 17:42
Bí thư Thành ủy Hải Phòng chung vui Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc với nhân dân xã Hữu Bằng
Tin mới 17/11/2024 22:51
Việt Nam cùng ASEAN đổi mới để bay cao, sáng tạo để vươn xa, hội nhập để phát triển
Tin mới 17/11/2024 20:55
Việt Nam sẽ tiếp tục đóng góp tích cực và triển khai hiệu quả các định hướng hợp tác APEC
Tin mới 17/11/2024 07:28
Nguyên vẹn giá trị, tạo nền tảng cho quản trị biển và đại dương
Tin mới 16/11/2024 14:36