Bài 2: Vì đâu nên nỗi?
Bài 1: Nhìn đâu cũng quá tải! |
Chật vật tìm nơi gửi
Quận Hoàn Kiếm có diện tích 5,27km2, trong đó có 4,32km2 đất tự nhiên còn lại là diện tích mặt nước sông Hồng. Tổng số phố trên địa bàn là 166 phố, gồm 79 phố trong khu phố cổ, 78 phố trong khu phố cũ, 9 phố ngoài đê sông Hồng.
Ô tô dừng, đỗ tràn lan trên đường phố vì thiếu bãi đỗ xe. (Ảnh chụp tại phố Phố Hoàng Đạo Thuý, lúc 17h ngày 12/4/2021) |
Thời gian qua, Thành phố đã quan tâm đầu tư xây dựng nhiều bãi đỗ xe ngầm, bãi đỗ xe cao tầng qua đó đã đáp ứng một phần nhu cầu bức thiết về đỗ, gửi xe của người dân. Tuy nhiên, hiện nay trên địa bàn nhất là quận Hoàn Kiếm, diện tích đất dành cho giao thông tĩnh mới chỉ đáp ứng được khoảng 8-10% nhu cầu đỗ xe trên tổng số phương tiện hiện có, còn lại số phương tiện có nhu cầu đỗ hiện nay đang đỗ tại các điểm đỗ xe của chung cư, khu đô thị, sân cơ quan, công sở, lòng đường, hè phố, ngõ cụt, sân trường, bệnh viện, tại các khu đất trống của dự án.
Qua thống kê của Công an quận Hoàn Kiếm, tổng số phương tiện có đăng ký trên địa bàn là 71.430 xe máy và 6.691 xe ô tô, còn theo thống kê của Ủy ban nhân dân 18 phường thì hiện nay trên địa bàn quận có khoảng 178.575 xe máy và 16.727 xe ô tô. Theo quy chuẩn xây dựng Việt Nam, một điểm đỗ xe ô tô là 25m2/xe, một điểm đỗ xe máy là 3m2/xe, như vậy để đáp ứng số lượng phương tiện này, cần bố trí 954.440m2 để đỗ xe, một con số quá khác biệt so với thực tế. Chính vì điều đó đã khiến người dân vô cùng vất vả mỗi khi tìm một chỗ gửi xe. Đặc biệt, từ khi Nghị định 100/2019/NĐ-CP về Quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt được thực hiện quyết liệt, những vi phạm về dừng, đỗ xe sai quy định bị xử lý nặng khiến người trong cuộc luôn khóc dở mếu dở bởi đi đâu hỏi cũng hết chỗ gửi xe, trong khi để xe dưới lòng đường thì bị phạt.
Tương tự, quận Ba Đình, trung tâm Hành chính, Chính trị quốc gia, nơi tập trung các cơ quan lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ và trụ sở của nhiều tổ chức quốc tế, Đại sứ quán các nước; nơi thường xuyên diễn ra các hoạt động đối ngoại, các sự kiện chính trị quan trọng của Đảng và Nhà nước. Tuy nhiên, trên toàn địa bàn quận cũng chỉ có 19 bãi đỗ xe ô tô chính thức được cấp phép và 2 bãi đỗ xe ô tô có sức chứa 300 xe được thực hiện theo dự án đầu tư và của cơ quan Chính phủ.
Ông Bùi Thanh Bình, Trưởng phòng Quản lý đô thị quận Ba Đình cho biết, theo văn bản số 796/UBND-GT ngày 06/02/2012 của Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội về các tuyến phố cấm tổ chức trông giữ phương tiện xe đạp, xe máy, xe mô tô, ô tô trên vỉa hè, lòng đường, trên địa bàn quận Ba Đình có 52/95 tuyến không được trông giữ ô tô dưới lòng đường; 27 tuyến phố không được trông giữ phương tiện tên hè phố, nhất là khu vực có nhu cầu lớn cho việc trông giữ ô tô cho các cơ quan và người dân trong khu vực như: Trung tâm Chính trị Ba Đình phố Lê Hồng Phong, Hùng Vương, Hoàng Diệu, Phan Đình Phùng, Nguyễn Tri Phương, Chu Văn An, Trần Phú,...
Nói như vậy để thấy quỹ đất dành cho giao thông tĩnh trong khu vực nội thành hiện đã hết. Điểm đỗ thiếu, nhưng nhu cầu của người dân lại ngày một tăng nên những người có ô tô đành mạnh ai nấy lo chỗ đỗ xe. Mọi ngõ ngách, thậm chí cả sân trường, cơ quan đều có thể biến thành bãi đỗ xe nếu đủ khoảng trống đưa xe vào. Có cầu ắt có cung, hàng loạt bãi trông giữ xe tự phát mọc lên, thu phí tùy tiện. Nhiều người còn chấp nhận đỗ bừa trên vỉa hè, hoặc ở những tuyến phố cấm đỗ xe, nếu bị lực lượng chức năng như công an, thanh tra giao thông kiểm tra, xử lý thì chỉ còn cách… nộp phạt.
Cần giải quyết vấn đề mấu chốt?
Từ năm 2003, Ðồ án quy hoạch mạng lưới các điểm đỗ xe và bãi đỗ xe công cộng trên địa bàn Hà Nội đến năm 2020 đã được Uỷ ban nhân dân thành phố phê duyệt tại Quyết định số 165/2003/QÐ-UBND, song mới chỉ dừng lại ở mức độ xác định chỉ tiêu và dự báo tổng nhu cầu quỹ đất dự kiến dành cho điểm đỗ xe. Các chuyên gia giao thông đánh giá, Ðồ án chưa có quy hoạch chi tiết, nên muốn kêu gọi đầu tư sẽ mất nhiều thời gian khi phải lập quy hoạch, thỏa thuận quy hoạch tổng thể hoặc quy hoạch chi tiết... Thêm nữa, năm 2008 mở rộng địa giới hành chính Thủ đô. Tiếp đó, quy hoạch chung xây dựng Thủ đô được phê duyệt vào năm 2011 và chức năng một số vị trí đã được chuyển đổi và từ đó không tính đến xây dựng bãi đỗ xe.
Cho đến cuối năm 2018, Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội thông qua Nghị quyết về Quy hoạch bến xe, bãi đỗ xe, trung tâm tiếp vận và trạm dừng nghỉ trên địa bàn thành phố Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Theo đó, về quy hoạch mạng lưới bãi đỗ xe trong phạm vi đô thị trung tâm, quy hoạch 1.480 vị trí bãi đỗ xe với tổng diện tích 1.197,8 héc-ta. Trong đó có 74 vị trí xây dựng bãi đỗ xe ngầm, 450 bãi đỗ xe cao tầng, còn lại là các bãi đỗ xe mặt đất.
Điều đáng nói, các quy hoạch vẫn chủ yếu nằm trên giấy. Ngay trong bốn quận trung tâm Thủ đô, thì Hoàn Kiếm chỉ có 72 héc-ta, quận Hai Bà Trưng 72 héc-ta, Ðống Ða 9 héc-ta, Ba Ðình 12 héc-ta, nhưng đó cũng chỉ là trên quy hoạch, trong thực tế không đạt được con số đó.
Ðể tháo gỡ khó khăn, theo Sở Quy hoạch Kiến trúc Hà Nội, cần phải chỉnh sửa hệ thống văn bản pháp quy liên quan đầu tư, xây dựng. Trải qua nhiều thời gian, có nhiều thay đổi dẫn đến kéo dài thời gian lập, phê duyệt và triển khai các dự án vốn đầu tư dự án lớn, thu hồi chậm, do đó cần có cơ chế hỗ trợ nhà đầu tư xây dựng các dự án bãi đỗ xe ngầm và tự động cao tầng.
Được biết để thu hút đầu xây dựng bãi đỗ xe, Uỷ ban nhân dân Thành phố đã trình và được Hội đồng nhân dân Thành phố thông qua một số chính sách như: hỗ trợ 100% tiền thuế nhập khẩu thiết bị, dây chuyền công nghệ phục vụ trực tiếp cho dự án; Hỗ trợ 100% tiền thuê đất bãi đỗ xe trong 10 năm đầu, nhà đầu tư được sử dụng tối đa 30% diện tích sàn xây dựng ngầm của dự án để khai thác thương mại... Ngoài ra, các cơ quan chức năng đang tiếp tục kiến nghị thu hút nhà đầu tư bằng cách cho phép được bán một số vị trí đỗ xe ngầm, xây dựng cơ chế giá trông giữ xe được xã hội hóa nhằm tạo điều kiện cho nhà đầu tư thu hồi vốn nhanh hơn.
Ở một khía cạnh khác, theo ông Nguyễn Đức Toàn, Phó Trưởng phòng Quản lý kết cấu hạ tầng giao thông Sở Giao thông Vận tải Hà Nội, nhằm giải quyết nhu cầu cấp bách về trông giữ xe cho người dân, Sở Giao thông Vận tải Hà Nội đã báo cáo, đề xuất Uỷ ban nhân dân Thành phố cho phép tổ chức triển khai trông giữ xe tại các khu đất xen kẹt, đất dự án nhưng chậm triển khai để đáp ứng nhu cầu đỗ xe của người dân và giao cho Uỷ ban nhân dân các quận, huyện quản lý nhưng phải đảm bảo an toàn phòng cháy, chữa cháy, có quy trình trông giữ, thực hiện nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước.
Sở Giao thông Vận tải Hà Nội yêu cầu các điểm trông giữ phải đảm bảo các vị trí ra, vào bãi trông giữ xe tiếp giáp với đường, phố phải được gia cố nhằm đảm bảo êm thuận, an toàn giao thông, bố trí nhân viên hướng dẫn phương tiện ra vào. Ngoài ra, đối với khu vực lòng đường, vỉa hè chiều rộng đảm bảo theo quy định, ngoài các văn bản nêu trên, Sở Giao thông Vận tải Hà Nội đã báo cáo đề xuất Uỷ ban nhân dân Thành phố phê duyệt danh mục các tuyến đường, phố đủ điều kiện trông giữ xe để làm căn cứ tổ chức lựa chọn các đơn vị trông giữ có năng lực trông giữ xe trên vỉa hè, dưới lòng đường trên địa bàn thành phố và hiện tại, Uỷ ban nhân Thành phố đang lấy ý kiến của Bộ Giao thông Vận tải trước khi phê duyệt./
(Còn nữa)
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Tỷ giá USD hôm nay (22/11): Đồng USD tăng mạnh trên thị trường tự do
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 22/11: Gió Đông Bắc cấp 2 -3, đêm và sáng trời rét
Giá vàng hôm nay (22/11): Vàng trong nước và thế giới vẫn tiếp tục "leo thang"
Phát huy vai trò giám sát, phản biện xã hội của Công đoàn
Cô giáo mầm non với nỗ lực giữ gìn nét đẹp dòng tranh dân gian Hàng Trống
Nam bệnh nhân mất 1/2 lượng máu trong cơ thể vì sốt xuất huyết
Đề xuất, khuyến nghị Chính phủ phương án lương tối thiểu vùng phù hợp
Tin khác
Điều chỉnh cục bộ quy hoạch chung tỷ lệ 1/10.000 thành phố Biên Hòa, Đồng Nai
Trật tự đô thị 20/11/2024 11:18
Quyết liệt dẹp “điểm đen” về trật tự an toàn giao thông tại phố cổ
Trật tự đô thị 19/11/2024 10:33
Rà soát cây xanh bị nghiêng, gãy đổ chưa được khắc phục
Trật tự đô thị 18/11/2024 16:35
Quyết liệt xử lý tình trạng họp chợ, lấn chiếm lòng đường
Trật tự đô thị 18/11/2024 14:32
Cần làm rõ “trường hợp cần thiết” áp dụng ngừng cung cấp dịch vụ điện, nước
Trật tự đô thị 17/11/2024 20:36
Hà Nội: Xử lý 2.397 trường hợp vi phạm trật tự an toàn giao thông qua phản ánh từ Zalo
Trật tự đô thị 09/11/2024 17:36
Hà Nội có thêm 14 dự án đủ điều kiện đưa vào kinh doanh
Trật tự đô thị 04/11/2024 15:34
Hà Nội quyết liệt xử lý tình trạng nhà “siêu mỏng, siêu méo”
Trật tự đô thị 01/11/2024 17:22
TP.HCM: Mục tiêu giảm trên 75% công trình vi phạm trật tự xây dựng
Trật tự đô thị 30/10/2024 16:26
Thanh Trì: Chú trọng công tác hỗ trợ, tái định cư các dự án trọng điểm
Trật tự đô thị 30/10/2024 14:04