Nếp nhà người Hà Nội: Vẫn còn đó những giá trị tốt đẹp

Bài 2: Nếp nhà của gia tộc 22 đời ở Hà Nội

(LĐTĐ) Hiện nay, gia đình tứ đại đồng đường gốc Hà Nội vẫn sinh sống cùng nhau không còn nhiều, có lẽ chỉ đếm trên đầu ngón tay. Trong loạt bài “Nếp nhà người Hà Nội: Vẫn còn đó những giá trị tốt đẹp”, báo Lao động Thủ đô xin giới thiệu về một gia đình tiêu biểu mà ở đó những giá trị văn hóa, giá trị tinh thần của một quan niệm sống, một lối sống đã hình thành qua nhiều thế hệ.
nep nha cua gia toc 22 doi o ha noi Xây dựng người Hà Nội thanh lịch văn minh góp phần quảng bá hình ảnh Thủ đô
nep nha cua gia toc 22 doi o ha noi Lại nhớ chút Tết xưa Hà Nội
nep nha cua gia toc 22 doi o ha noi Lan tỏa truyền thống "Uống nước nhớ nguồn"

Đến phố Nguyễn Khuyến (Hà Nội) hỏi về gia đình cụ Lê Thị Quỳ ai cũng biết. Bởi đó là gia đình nổi tiếng về truyền thống văn hoá gia đình, luôn sống đầm ấm, hạnh phúc với nhau. Đằng sau cánh cổng gỗ in hằn thời gian là những câu chuyện về đại gia đình có 22 đời sinh sống tại Hà Nội.

nep nha cua gia toc 22 doi o ha noi
Một góc bếp trong căn nhà cổ thời Pháp vẫn giữ được những nét truyền thống.

Ấn tượng đầu tiên khi tôi gặp cụ Quỳ là một cụ bà đã 91 tuổi, tóc bạc phơ như một bà tiên với nụ cười vô cùng hiền hậu. Cụ Quỳ có tất cả 6 người con, 5 trai, 1 gái. Tất cả đều đã trưởng thành, lập gia đình và có địa vị nhất định trong xã hội. Bao năm nay, gần 20 thành viên trong gia đình cụ Quỳ, sinh sống êm đềm, hạnh phúc trong một ngôi nhà cổ hơn 100 năm tuổi, rộng 200m2 được xây dựng từ thời Pháp.

nep nha cua gia toc 22 doi o ha noi
Chân dung cụ Lê Thị Quỳ, nay đã 91 tuổi.

Được biết, con trai cả của cụ năm nay đã hơn 70 tuổi và nguyên là bác sĩ Quân y viện 103. Con trai thứ hai nhà cụ nguyên là cán bộ nghiên cứu Viện nghiên cứu Đông Nam Á và từng là Phó Tổng biên tập Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á. Cô con gái duy nhất của cụ nguyên là cán bộ Hội nhà Báo Việt Nam. Con trai thứ tư của cụ năm nguyên là cán bộ trường Đại học Xây dựng Hà Nội. Con trai thứ 5 của cụ là doanh nhân. Còn con trai thứ 6 của cụ hiện kinh doanh ngoài.

nep nha cua gia toc 22 doi o ha noi
Cụ Quỳ và con trai thứ của mình.

Theo nếp nhà, các cháu cụ Quỳ cũng rất tự giác học tập và học giỏi. Hiện các cháu của cụ đều có công việc ổn định như kỹ sư, cán bộ nghiên cứu khoa học…

Đã bước qua tuổi cổ thập lai hy, dù vẫn còn minh mẫn nhưng sức khoẻ cụ Quỳ cũng hạn chế hơn xưa. Tiếp chuyện tôi là ông Nguyễn Hào Hùng - con trai thứ hai của cụ.

Ông Hùng kể, xưa kia, vốn ngoan ngoãn hiền lành nên cụ Lê Thị Qùy được nhiều bậc cha mẹ nhắm làm dâu. Vạn sự tùy duyên, rồi bà được gả cho ông Nguyễn Đình Kỷ, xuất thân trong gia đình trí thức.

nep nha cua gia toc 22 doi o ha noi
Con cháu cụ Quỳ luôn tự hào về dòng họ truyền thống có 22 đời ở Hà Nội của mình.

Vì cụ ông là con trưởng của dòng họ nên một năm gia đình 4 thế hệ này có 7 cái giỗ chính phụ khác nhau. Mỗi lần nhà có công việc hay tụ tập, là gia đình này lại đông đúc như một cái chợ nhỏ. Đặc biệt, ngày Tết Nguyên Đán, họ vẫn duy trì sum họp gia đình 30 Tết và đi lễ mùng 1 Tết. Các thế hệ trong gia đình luôn biết trân trọng, tự hào về nếp nhà và gia phả dòng tộc Nguyễn Đông Tác của mình.

Năm 2000, do tuổi cao sức yếu nên ông Kỷ qua đời. Từ ngày chồng mất, cụ Quỳ là người cốt cán giữ nếp nhà xưa. 4 thế hệ sống cùng nhau trên một mảnh đất, dù có nhiều gia đình nhỏ chung sống, nhiều nghề nghiệp khác nhau, nhưng chưa bao giờ gia đình này có mâu thuẫn lớn. Ngược lại, được sự cầm "trịch" của cụ Quỳ, họ vẫn giữ yêu thương và trân trọng nhau.

"Có lần tranh cãi về việc tổ chức lễ Tết, giỗ chạp… anh em không thống nhất được ý kiến, chúng tôi đứng ra thu thập ý kiến của từng nhà, sau đó trình bày với mẹ, mẹ là người đứng ra hòa giải, đưa ra hướng giải quyết. Chúng tôi ít khi làm trái lời cụ, truyền thống kính già nhường trẻ được chúng tôi duy trì" - ông Hùng cho biết.

Mặc dù hồi xưa được giáo dục nghiêm khắc là vậy nhưng đến thời mình dạy con, cụ không dùng roi vọt, quát mắng, hà khắc. Ông Hùng tâm sự: "Mấy mươi năm nuôi dạy, mẹ tôi chưa bao giờ quát mắng, đánh đập mà thường dạy bảo con cái thông qua các câu ca dao, tục ngữ, qua những câu truyện cổ tích. Niềm vui đơn giản của chúng tôi là tối tối nằm xung quanh mẹ và nghe mẹ kể một câu chuyện cổ tích Việt Nam. Những câu chuyện tuổi thơ mẹ kể cũng giúp chúng tôi cảm thấy gần gũi hơn với truyền thống, văn hóa của dân tộc, của gia đình. Ký ức thời thơ ấu theo chúng tôi lớn dần theo năm tháng, khôn lớn trưởng thành".

Để động viên con cháu học tập, dòng họ Nguyễn từ xưa tới nay có quỹ khuyến học riêng. Mỗi khi con cháu có thành tích nổi bật trong học tập đều có bằng khen, quà động viên thể hiện sự ghi nhận của gia đình.

Dù xã hội thay đổi, nhiều trật tự đã đảo lộn nhưng gia đình ông vẫn giữ nếp nhà xưa. Dẫu biết rằng việc giữ nếp của gia đình tứ đại đồng đường không hề dễ dàng. Dù đi đâu, các thành viên vẫn coi gia đình là bến đỗ yên bình nhất. Mỗi thành viên có ý thức tiếp thu văn hóa mới tiên tiến, duy trì văn hóa truyền thống để xây dựng nếp nhà văn minh hơn.

Nếp nhà đã được các cụ lưu truyền bao đời nay, các con, các cháu làm gì thì làm nhưng không được làm hỏng thanh danh ông bà giữ gìn. Đó là những điều con cháu trong gia đình cụ Quỳ luôn khắc cốt ghi tâm.

Phương Bùi

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Khai trương Trung tâm Báo chí Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Khai trương Trung tâm Báo chí Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

(LĐTĐ) Chiều 5/5, tại thành phố Điện Biên Phủ (tỉnh Điện Biên), Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức khai trương Trung tâm Báo chí Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.
Cầu truyền hình "Dưới lá cờ Quyết Thắng": Tiếp bước cha anh với tinh thần Điện Biên Phủ bất diệt

Cầu truyền hình "Dưới lá cờ Quyết Thắng": Tiếp bước cha anh với tinh thần Điện Biên Phủ bất diệt

(LĐTĐ) Tối 5/5, Cầu truyền hình "Dưới lá cờ Quyết Thắng" do Ban Tuyên giáo Trung ương chỉ đạo, Đài Truyền hình Việt Nam thực hiện, đã được truyền hình trực tiếp từ 5 điểm cầu Điện Biên, Hà Nội, Thanh Hóa, Kon Tum và Thành phố Hồ Chí Minh trên VTV1 nhằm kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.
Tổng kết Cuộc đua xe đạp về Điện Biên Phủ - 2024

Tổng kết Cuộc đua xe đạp về Điện Biên Phủ - 2024

(LĐTĐ) Sau 5 ngày diễn ra kịch tính, sôi nổi, Cuộc đua xe đạp “Về Điện Biên Phủ - 2024, Cúp Báo Quân đội nhân dân” đã hoàn thành các chặng và tổng kết, trao giải vào chiều ngày 5/5.
“Điện Biên Phủ - Những khoảnh khắc từ lịch sử”

“Điện Biên Phủ - Những khoảnh khắc từ lịch sử”

(LĐTĐ) Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật xuất bản cuốn sách ảnh “Điện Biên Phủ - Những khoảnh khắc từ lịch sử” bằng 3 ngôn ngữ.
Hình ảnh ấn tượng tại chặng 5 Cuộc đua xe đạp “Về Điện Biên Phủ - 2024”

Hình ảnh ấn tượng tại chặng 5 Cuộc đua xe đạp “Về Điện Biên Phủ - 2024”

(LĐTĐ) Chiều 5/5, tại thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên đã diễn ra Cuộc đua xe đạp chặng thứ 5 - chặng cuối cùng của cuộc đua xe “Về Điện Biên Phủ - 2024, Cúp Báo Quân đội nhân dân”. Trong chặng đua này diễn ra nhiều pha ganh đua bứt tốc nghẹt thở giữa các cua-rơ.
Nghĩa trang liệt sĩ A1 Điện Biên Phủ lung linh ánh nến

Nghĩa trang liệt sĩ A1 Điện Biên Phủ lung linh ánh nến

(LĐTĐ) Nghĩa trang liệt sĩ quốc gia A1 lung linh trong sắc nến, khi thế hệ trẻ Điện Biên đến dâng hương, dâng hoa tri ân các anh hùng, liệt sĩ.
Người dân không nên hoang mang về tác dụng phụ của vắc xin AstraZeneca

Người dân không nên hoang mang về tác dụng phụ của vắc xin AstraZeneca

(LĐTĐ) Trước thông tin vắc xin AstraZeneca phòng Covid-19 đang bị cáo buộc gây ra tác dụng hiếm gặp có khả năng dẫn đến đông máu, các chuyên gia y tế khuyến cáo, người dân cần hiểu rõ thông tin để tránh tâm lý hoang mang không cần thiết.

Tin khác

Sơn Tây: Phát động cuộc thi tìm hiểu Ngày giải phóng Thủ đô

Sơn Tây: Phát động cuộc thi tìm hiểu Ngày giải phóng Thủ đô

(LĐTĐ) Ngày 26/4, Thị ủy Sơn Tây tổ chức Lễ phát động Cuộc thi tìm hiểu "Thị xã Sơn Tây - Lịch sử hình thành và phát triển”; sưu tầm, trao tặng hiện vật, xây dựng Phòng Truyền thống thị xã và hưởng ứng Cuộc thi tìm hiểu chủ đề 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024).
Mê mẩn ngắm Hà Nội mùa cây xanh lá

Mê mẩn ngắm Hà Nội mùa cây xanh lá

(LĐTĐ) Những ngày này, đi qua các tuyến phố của Hà Nội không khó để bắt gặp hình ảnh những hàng cây đã thay lá và bật chồi xanh non. Màu xanh mơn mởn của cây khiến đường phố Hà Nội trở nên đẹp lạ kỳ và tràn đầy sức sống.
Vùng đất bãi "lột xác" nhờ gắn nông nghiệp với du lịch cộng đồng

Vùng đất bãi "lột xác" nhờ gắn nông nghiệp với du lịch cộng đồng

(LĐTĐ) Nhắc đến vùng bãi Giang Biên, quận Long Biên (Hà Nội) là nói tới vùng đất ven đô nổi tiếng với nghề trồng rau, bện thừng và đan võng. Tuy nhiên, đến Giang Biên thời điểm này, kinh tế của vùng đất bãi đã có nhiều sự đổi thay. Nơi đây, nhiều hộ nông dân đã biết cũng nhau xây dựng các sản phẩm, mô hình du lịch nông nghiệp xanh, mang đến trải nghiệm hấp dẫn cho du khách.
Đặc sắc Lễ hội chùa Tây Phương

Đặc sắc Lễ hội chùa Tây Phương

(LĐTĐ) Chùa Tây Phương (huyện Thạch Thất, Hà Nội) là một trong những di tích có kiến trúc đẹp nhất của xứ Đoài. Đặc biệt, từ xưa đến nay, Lễ hội chùa Tây Phương là một nét đẹp văn hóa truyền thống, một sinh hoạt tín ngưỡng tôn giáo có ý nghĩa hết sức quan trọng trong đời sống tinh thần của người Thạch Thất và du khách, phật tử thập phương.
Công an quận Hoàn Kiếm giúp du khách nước ngoài đi lạc tìm về nơi lưu trú

Công an quận Hoàn Kiếm giúp du khách nước ngoài đi lạc tìm về nơi lưu trú

(LĐTĐ) Chiều 13/4, Chỉ huy Công an phường Hàng Trống, quận Hoàn Kiếm cho biết, đơn vị vừa giúp một nam du khách nước ngoài bị lạc, không nhớ khách sạn đang lưu trú. Nam du khách này tỏ cảm kích khi được Công an Việt Nam nói chung và Công an quận Hoàn Kiếm, phường Hàng Trống nói riêng tận tình giúp đỡ.
Đình Nhật Tảo - ngôi đình cổ hơn 600 tuổi tại đất kinh kỳ

Đình Nhật Tảo - ngôi đình cổ hơn 600 tuổi tại đất kinh kỳ

(LĐTĐ) Nằm nép mình ngay dưới chân cầu Thăng Long, ven đê sông Hồng, đình làng Nhật Tảo - ngôi đình cổ hơn 600 năm tuổi là nhân chứng lịch sử của nhiều sự kiện trọng đại nơi mảnh đất Thăng Long Hà Nội. Ngoài ra đây còn là công trình kiến trúc tôn giáo tín ngưỡng có giá trị nhiều mặt trong kho tàng di sản văn hoá nước nhà.
Công an phường Hàng Trống trao trả tài sản bị thất lạc cho du khách nước ngoài

Công an phường Hàng Trống trao trả tài sản bị thất lạc cho du khách nước ngoài

(LĐTĐ) Ngay sau khi tiếp nhận thông tin du khách nước ngoài bị mất tài sản trên địa bàn, Công an phường Hàng Trống, quận Hoàn Kiếm, đã khẩn trương xác minh, tìm được chiếc điện thoại và trao trả cho du khách.
Xây dựng Tây Hồ thành trung tâm văn hóa, du lịch của Thủ đô

Xây dựng Tây Hồ thành trung tâm văn hóa, du lịch của Thủ đô

(LĐTĐ) Tây Hồ là một trong những trung tâm văn hóa của Thủ đô Hà Nội, dù nhịp độ đô thị hóa mạnh mẽ nhưng tại đây vẫn còn in đậm các dấu ấn của kinh thành Thăng Long xưa. Lấy trục trung tâm là Hồ Tây thì Tây Hồ là nơi lắng đọng nhiều trầm tích văn hóa với hàng loạt di tích lịch sử nổi tiếng, lễ hội đặc sắc và làng nghề truyền thống. Từ những lợi thế này, việc khơi thông nguồn lực về văn hóa, coi văn hóa là động lực phát triển là định hướng nền tảng đúng đắn để “đánh thức” các tiềm năng, giá trị của mảnh đất văn hiến.
Phát động cuộc thi viết kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô: “Ký ức tự hào”

Phát động cuộc thi viết kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô: “Ký ức tự hào”

(LĐTĐ) Chiều 28/3, Báo Hànộimới chính thức phát động cuộc thi viết Kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô: “Ký ức tự hào” trên báo điện tử Hànộimới và ấn phẩm Hànộmới Cuối tuần.
Linh Thiêng đình Vẽ

Linh Thiêng đình Vẽ

(LĐTĐ) Hằng năm, cứ đến ngày 9 và 10/2 Âm lịch, những người con làng Kẻ Vẽ trên mọi miền Tổ quốc lại trở về phường Đông Ngạc (quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) tham dự lễ hội đình Vẽ để tưởng nhớ, tri ân các vị thần. Đây cũng là nét văn hóa tín ngưỡng truyền thống được người làng Kẻ Vẽ lưu giữ hàng trăm năm qua.
Xem thêm
Phiên bản di động