Lan tỏa truyền thống "Uống nước nhớ nguồn"
Lễ hội quân đoàn hành trình “Những dấu ấn vinh quang” | |
Tri ân Mẹ Việt Nam Anh hùng, gia đình chính sách tại Thanh Hóa | |
Biểu dương 335 người có công với cách mạng tiêu biểu trong toàn quốc |
Đây là sự kiện thiết thực chào mừng kỷ niệm 71 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 – 27/7/2018) và 85 năm ngày sinh nữ Anh hùng – liệt sĩ Võ Thị Sáu (1933 – 2018).
Chương trình có sự góp mặt của nhiều danh ca thể hiện những ca khúc về cách mạng, ca ngợi Đảng, ca ngợi Bác Hồ, cùng với những ca khúc bất hủ đã đi cùng năm tháng. Cũng tại chương trình này, khán giả còn được gặp gỡ, giao lưu cùng các nhân chứng lịch sử, những người đã chiến đấu, chỉ huy trực tiếp tại chiến trường năm xưa. Mỗi câu chuyện như đưa chúng ta cùng sống lại một thời kỳ vô cùng gian khó mà rất đỗi tự hào của dân tộc.
Giao lưu với các nhân chứng lịch sử |
Cùng với chương trình nghệ thuật đặc biệt này, trong nhiều tháng qua, Ban tổ chức còn thực hiện một chuỗi các hoạt động về nguồn, tri ân các gia đình thương binh, bệnh binh, gia đình chính sách: làm lễ dâng hương tại nghĩa trang Hàng Dương - Côn Đảo và mộ nữ anh hùng – liệt sĩ Võ Thị Sáu; trao quà cho các thương binh, gia đình người có công với cách mạng huyện Côn Đảo, trao sổ tiết kiệm cho cựu tù Côn Đảo năm xưa; thăm hỏi, trao tặng quà cho các Thương binh nặng tại Trung tâm điều dưỡng thương binh Thuận Thành, Bắc Ninh; làm lễ dâng hương tưởng niệm Anh hùng liệt sĩ, tại đài tưởng niệm Bắc Sơn, Hà Nội.
Trong hành trình này Ban tổ chức và các nhà hảo tâm đã trao hơn 200 xuất quà trị giá gần 300 triệu đồng cho các thương binh, bệnh binh, các gia đình chính sách.
Đại diện Ban tổ chức tặng quà lưu niệm cho các cá nhân, tổ chức, các nhà hảo tâm |
Ông Đào Xuân Hưng, Tổng Biên tập báo Người Hà Nội, Trưởng ban tổ chức chương trình chia sẻ: “Ban tổ chức mong muốn chương trình “Khúc quân hành” là sợi dây kết nối những tấm lòng nhân ái, khơi dậy tinh thần chia sẻ của cộng đồng xã hội với các thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ đang gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống; đồng thời góp phần tuyên truyền sâu rộng tới cộng đồng, đặc biệt là thế hệ trẻ về truyền thống cách mạng, tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc, tình yêu thương, nhân ái chia sẻ đã trở thành một nét đẹp văn hóa tinh thần của người Hà Nội, một truyền thống tốt đẹp của nhân dân cả nước”.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Hà Nội thí điểm mô hình thu gom rác trực tiếp
Đặc sắc chương trình nghệ thuật “Tây Hồ toả sáng”
Thanh Trì: Triển khai cho vay ưu đãi gần 700 triệu đồng tháng 12
Lần đầu tiên ngành Thuế thu đạt 1,7 triệu tỷ đồng
Luật Thủ đô 2024: Cơ hội để Hà Nội phát triển thương mại văn hóa
Triển lãm “Thiên Quang”: Tôn vinh nghề thủ công truyền thống
Ăn thử xúc xích Cocktail của TH true FOOD: Tên nghe “wow”, còn hương vị thì sao?
Tin khác
Triển lãm “Thiên Quang”: Tôn vinh nghề thủ công truyền thống
Văn hóa 23/12/2024 11:33
Đám cưới xưa và nay: Kỳ 2: Văn hóa như cái phễu, cần thời gian gạn đục khơi trong
Văn hóa 21/12/2024 13:40
Ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch: Một năm bội thu
Văn hóa 21/12/2024 10:20
"Con đường lịch sử": Bức tranh sử thi về 80 năm Quân đội anh hùng
Văn hóa 20/12/2024 16:54
Hội hoa xuân Ất Tỵ 2025 TP.HCM có chủ đề "Non sông gấm hoa, vui xuân an hòa”
Văn hóa 20/12/2024 15:49
Đám cưới xưa và nay: Kỳ 1: Cốt lõi trong hôn nhân chính là hạnh phúc của con người
Văn hóa 20/12/2024 15:17
Điểm sáng của bức tranh Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thủ đô năm 2024
Văn hóa 18/12/2024 20:42
Dấu ấn ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch năm 2024
Văn hóa 18/12/2024 12:11
Múa rối nước: Giữ hồn dân tộc trong đời sống đương đại
Văn hóa 17/12/2024 20:05
Trưng bày chuyên đề "Gan vàng dạ sắt": Kết nối và truyền cảm hứng cho giới trẻ
Văn hóa 17/12/2024 09:40