Lại nhớ chút Tết xưa Hà Nội
Ký ức về những chiếc bánh chưng | |
Tìm về Tết xưa tại ngôi đình cổ 400 tuổi ở Hà Nội | |
Mong Tết xưa sẽ quay về | |
Nhớ Tết xưa Hà Nội |
Người Hà Nội rất cầu kỳ trong việc chọn đào chơi Tết. Ảnh: M.Phương |
Ngày nay, do cuộc sống bận rộn, con người bị cuốn theo guồng quay của công việc khiến cho ngày lễ Tết đang mất dần đi những ý nghĩa, giá trị truyền thống. Dù không thể so sánh Tết thời nào vui hơn, nhưng có thể thấy Tết xưa tuy thiếu thốn nhưng luôn có gì đó mà Tết nay không có được.
Nói là tết xưa chứ thực ra cũng chỉ mới 20 – 30 năm về trước. Nhắc đến Tết ngày nay, người ta thường nghĩ đến ăn gì, đi đâu, chơi gì chứ ít người còn nhớ người Hà Nội đã từng có những cái Tết rất đầm ấm dù hoàn cảnh khi đó khó khăn hơn bây giờ rất nhiều. Ngày đó, mỗi khi đến những ngày giáp Tết, lúc chuẩn bị cho những ngày Tết mới chính là khoảng thời gian vui nhất, có không khí Tết nhất. Công việc chuẩn bị Tết của người xưa cũng vất vả và cầu kỳ chứ không sẵn có như bây giờ. Dù bận rộn đến mấy, khó khăn đến mấy, Tết đến nhà nào cũng phải cố lo được nồi bánh chưng. Và thú vui của việc gói bánh, luộc bánh và trông bánh…không bao giờ thiếu trong những ngày giáp Tết.
Người Hà Nội không chỉ đón Tết bằng vật chất mà còn đón Tết về mặt tinh thần. Những ngày cuối năm, các thành viên trong gia đình thường cùng nhau dọn dẹp, trang hoàng nhà cửa. Người Việt lấy tín ngưỡng thờ phụng tổ tiên làm gốc nên trong dịp Tết đến, bàn thờ gia tiên phải được lau chùi, chỉnh sửa. Các lễ vật như vàng hương, đồ mã, hoa giấy, và mâm ngũ quả… được trang trọng đặt trên bàn thờ. Ngoài ra, trên bàn thờ bao giờ cũng phải có một cành đào hoặc một lọ hoa để thờ gia tiên.
Đào Nhật Tân luôn là sự lựa chọn của người chơi đào. Ảnh: T.An |
Xưa, Tết đến nhất thiết trong nhà phải có một cành đào, bởi theo quan điểm người Hà Nội thì cành đào tượng trưng cho mùa xuân và đó cũng là loài cây giúp xua đuổi ma quỷ và những điều xấu xa ra khỏi nhà. Ngoài ra, trong nhà, ngày Tết thường có thêm một cây quất. Khi đã chơi quất, thì phải chọn cây quất đầy đủ hoa, quả, nụ và cả lộc non để bày ở phòng khách. Người Hà Nội rất coi trọng việc đi chọn cành đào, cây quất để chơi trong những ngày Tết. Vì quan điểm xưa luôn coi đào để trừ tà, quất vàng mang ý nghĩa sinh khí, lộc làm ăn cho cả gia đình.
Chính vì vậy, từ khoảng ngoài rằm tháng Chạp, người ta đã tập kết rất nhiều cây quất, cây đào về những khu vực chợ hoa. Những gia đình không có thời gian đi thăm vườn đào Nhật Tân, ngắm quất trên Quảng Bá thì có thể đến chợ hoa trên phố Hàng Lược, vườn hoa Hàng Đậu, Âu Cơ, Lạc Long Quân, hoặc đi dọc theo Đường Láng, Ngã Tư Sở… là có thể tìm được những cành đào, cây quất để trưng trong nhà.
Tết cũng là dịp để cả gia đình đoàn tụ, sum họp bên nhau sau một năm vất vả. Đêm giao thừa, cả gia đình ngồi quây quần bên nhau chờ đợi đến khoảnh khắc giao thừa thiêng liêng để cúng lễ, rồi lần lượt chúc tụng nhau những lời tốt đẹp, mong muốn năm mới bình an, may mắn, nhận những tờ tiền lì xì tuy ít nhưng mang đầy ý nghĩa.
Tết xưa là vậy, giờ thì do áp lực công việc nên thời gian chuẩn bị Tết cũng giảm đi nhiều. Các gia đình thường chờ đến sát Tết mới bắt đầu chuẩn bị mọi thứ trong nhà. Thực phẩm đã có các siêu thị lo, chỉ việc mua về là xong chứ không cần phải chế biến. Thức ăn bánh trái, mọi thứ liên quan đến Tết đều có sẵn nên cũng chẳng cần chuẩn bị nhiều. Vì vậy mà không khí Tết trong các gia đình cũng giảm đi nhiều so với trước. Tết giờ cũng sắp đến, nhưng dường như Tết này không còn giống những Tết xưa.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Tin khác
Hoài niệm về Hà Nội xưa qua không gian nghệ thuật ga Long Biên
Tôi yêu Hà Nội 05/12/2024 11:07
Độc đáo di sản cổ tự 2.000 năm tuổi
Tôi yêu Hà Nội 03/12/2024 07:14
Phở - Tinh hoa ẩm thực Hà thành trong kỷ nguyên số
Tôi yêu Hà Nội 03/12/2024 07:06
“Đêm Trúc Bạch” - Trải nghiệm Hà Nội qua lăng kính thời bao cấp
Infographic 28/11/2024 22:32
Báo Lao động Thủ đô giành giải Ba cuộc thi viết về Bảo vệ môi trường Hà Nội năm 2024
Tôi yêu Hà Nội 28/11/2024 10:57
Sông Đáy thuở xưa
Tôi yêu Hà Nội 26/11/2024 08:01
Huyện Thường Tín: Khai thác giá trị văn hóa để phát triển du lịch
Tôi yêu Hà Nội 23/11/2024 21:30
Tổ chức thành công Đại hội Hội Khuyến học quận Bắc Từ Liêm nhiệm kỳ 2024 - 2029
Tôi yêu Hà Nội 22/11/2024 17:29
Lan tỏa những hành động nhân ái từ cộng đồng
Tôi yêu Hà Nội 20/11/2024 16:19
Cầu nối giữa các doanh nghiệp khởi nghiệp với các nhà đầu tư
Tôi yêu Hà Nội 17/11/2024 21:01