Bài học sau cơn bão Haiyan: Thảm họa từ biến đổi khí hậu

Chính phủ tại các quốc gia như Banglades, Việt Nam, Indonesia, Pakistan và Philippines cần đầu tư nhiều hơn cho việc nâng cao năng lực bảo vệ người dân, trong bối cảnh đây là khu vực đặc biệt dễ bị tổn thương trước các tác động của biến đổi khí hậu. Đó là lời cảnh báo của Tổ chức Nhân đạo và phát triển quốc tế Oxfam đưa ra trong một báo cáo mang tên “Không thể chờ đợi” vào thời điểm một năm sau thảm họa siêu bão Haiyan tàn phá Philippines.

Một năm kể từ ngày cơn bão Haiyan đổ bộ, bất chấp những nỗ lực cứu trợ nhân đạo mà chính phủ và người dân Philippines đã nhận được, các gia đình nơi đây vẫn đang chật vật trong việc khôi phục sinh kế và thậm chí đứng trước nguy cơ bị rơi xuống đáy sự cùng cực. Hơn một triệu hộ gia đình nông dân trồng dừa và 200.000 hộ ngư dân đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Từ tháng 11/2013 đến nay, tổ chức Oxfam đã triển khai hoạt động cứu trợ tại hơn 32 địa bàn chịu ảnh hưởng, đầu tư hỗ trợ 23 triệu đô la Mỹ (trong một kế hoạch ba năm trị giá 60 triệu); cung cấp nước sạch, nhà vệ sinh công cộng, máy bơm nước và phiếu đổi hàng cho hơn 868.960 người dân; trợ giúp họ sửa chữa nhà cửa, thay thế và đóng lại tàu đánh cá, dọn sạch các cây dừa bị gãy đổ, và xây dựng các xưởng mộc để chế biến những mảnh gỗ dừa thành nguyên liệu xây lại nhà cửa.

Hiện nay, hai phần ba số dân toàn thế giới không được đảm bảo an ninh lương thực sống tại châu Á. Đây lại là khu vực tập trung đông các hộ sản xuất lương thực quy mô nhỏ (nông dân và ngư dân). Nước biển dâng cao, xâm nhập mặn và lũ lụt là những mối đe dọa thường trực đối với những người dân sinh sống dọc theo hàng nghìn dặm đường bờ biển. Các hậu quả tiêu cực tác động lên việc sản xuất lương thực sẽ thay đổi một loạt các mặt hàng trên thị trường, cũng như làm nặng thêm trách nhiệm của chính phủ.

Theo Chiến lược quốc tế giảm nhẹ thảm họa của Liên hợp quốc (UNISDR), châu Á là khu vực hứng chịu nhiều thảm họa nhất thế giới. Năm 2013, 78% số người chết do thảm họa trên toàn thế giới đến từ châu Á, so với 60% các thiên tai, thảm họa xảy ra. Theo ước tính trong 20 năm qua, châu lục này đã phải gánh chịu gần một nửa thiệt hại gây ra do các thảm họa trên toàn thế giới, thiệt hại tương đương 53 tỷ USD mỗi năm. Mức thiệt hại này vượt xa mức tăng GDP của cả khu vực. Tại Đông Nam Á, riêng thiệt hại do mất mùa, mất đất canh tác gây ra cũng đã lên đến 1 tỷ USD.

Theo Oxfam, nếu không hành động, các quốc gia – Indonesia, Philippines, Thái Lan đến năm 2100 có thể sẽ bị mất đến 6,7% GDP hàng năm, gần gấp đôi thiệt hại trung bình của toàn thế giới (số liệu của Ngân hàng Phát triển châu Á ADB). Điều này sẽ đẩy lùi bước tiến của nhiều nền kinh tế châu Á hiện đang có mức tăng trưởng GDP bình quân 6% mỗi năm kể từ năm 2012.

Bên cạnh đó, theo các phân tích của Oxfam về các chính sách giảm nhẹ rủi ro thảm họa và ứng phó với biến đổi khí hậu của 10 quốc gia thành viên ASEAN và bốn quốc gia khu vực Nam Á, nhiều chính phủ châu Á đang đầu tư quá ít vào các kế hoạch phát triển nông nghiệp để tăng khả năng ứng phó của người dân trước biến đổi khí hậu.

Vì thế, trước những dự đoán về tình trạng khí hậu ngày càng trở nên khắc nghiệt, các quốc gia tại châu Á và các nhà tài trợ quốc tế cần có trách nhiệm bảo vệ người dân bằng việc thực hiện các cam kết và mở rộng quy mô các chương trình hiện tại nhằm đảm bảo người dân có thể phục hồi trước những rủi ro liên quan đến khí hậu.

Kim Thoa

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Sẽ công khai danh sách các cá nhân nhận hỗ trợ để nhân dân cùng giám sát

Sẽ công khai danh sách các cá nhân nhận hỗ trợ để nhân dân cùng giám sát

(LĐTĐ) Tính đến ngày 26/9, Ban Vận động cứu trợ Trung ương đã tiếp nhận tổng số tiền 1.823 tỷ đồng ủng hộ đồng bào các địa phương bị ảnh hưởng bởi bão, lũ.
Hội chợ xúc tiến thương mại gắn kết quảng bá du lịch, văn hóa quận Bắc Từ Liêm

Hội chợ xúc tiến thương mại gắn kết quảng bá du lịch, văn hóa quận Bắc Từ Liêm

(LĐTĐ) Tối ngày 26/9, tại Công viên Hòa Bình (quận Bắc Từ Liêm), Hội chợ xúc tiến thương mại gắn kết quảng bá du lịch, văn hóa địa phương đã được khai mạc, đông đảo người dân, du khách đã đến tham quan, mua sắm.
Infographic: Biểu dương 100 “Sáng kiến, sáng tạo trong CNVCLĐ Thủ đô”, 10 doanh nghiệp tiêu biểu vì người lao động

Infographic: Biểu dương 100 “Sáng kiến, sáng tạo trong CNVCLĐ Thủ đô”, 10 doanh nghiệp tiêu biểu vì người lao động

(LĐTĐ) Ngày 2/10 tới đây, tại Trung tâm Hội nghị quốc tế, Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị biểu dương 100 “Sáng kiến, sáng tạo trong công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) Thủ đô” và tôn vinh 10 doanh nghiệp tiêu biểu vì người lao động năm 2024.
Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội thăm, tặng quà gia đình người có công

Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội thăm, tặng quà gia đình người có công

(LĐTĐ) Chiều 26/9, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến đã thăm, tặng quà Bà mẹ Việt Nam anh hùng; cựu quân nhân; cựu chiến binh; gia đình chính sách tiêu biểu nhân kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024).
Quỹ Cứu trợ thành phố Hà Nội đã tiếp nhận hơn 200 tỷ đồng ủng hộ đồng bào bị ảnh hưởng bão lũ

Quỹ Cứu trợ thành phố Hà Nội đã tiếp nhận hơn 200 tỷ đồng ủng hộ đồng bào bị ảnh hưởng bão lũ

(LĐTĐ) Tính đến 17h ngày 26/9 tổng số tiền các tập thể, cá nhân trong và ngoài nước đã chuyển về Quỹ Cứu trợ thành phố Hà Nội là 200 tỷ 401 triệu đồng.
LĐLĐ tỉnh Gia Lai: Tham gia phản biện để thực hiện dân chủ ở cơ sở

LĐLĐ tỉnh Gia Lai: Tham gia phản biện để thực hiện dân chủ ở cơ sở

(LĐTĐ) Ngày 25/9, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh Gia Lai tổ chức Hội nghị phản biện xã hội đối với Dự thảo “Nghị quyết Hội đồng nhân dân tỉnh quyết định các biện pháp bảo đảm thực hiện dân chủ ở cơ sở trên địa bàn tỉnh Gia Lai”.
Quận Bắc Từ Liêm gặp mặt hơn 100 doanh nghiệp, doanh nhân

Quận Bắc Từ Liêm gặp mặt hơn 100 doanh nghiệp, doanh nhân

(LĐTĐ) Chiều ngày 26/9, quận Bắc Từ Liêm tổ chức gặp mặt hơn 100 doanh nghiệp (DN), doanh nhân, nhân kỷ niệm 20 năm Ngày Doanh nhân Việt Nam (13/10).

Tin khác

Nhà ở riêng lẻ tại TP.HCM được phép xây dựng tối đa 1 tầng hầm

Nhà ở riêng lẻ tại TP.HCM được phép xây dựng tối đa 1 tầng hầm

(LĐTĐ) Sau thời gian dài, vướng mắc về cấp phép xây dựng, công trình có tầng hầm trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) cũng đã được tháo gỡ.
Chung cư và “phép thử” trong cơn bão

Chung cư và “phép thử” trong cơn bão

(LĐTĐ) Căn hộ chung cư là một phần không thể thiếu của các khu đô thị lớn, tuy nhiên đi đôi với sự bùng nổ của loại hình nhà ở này là câu chuyện về kiểm soát chất lượng. Những hình ảnh được chia sẻ rộng rãi sau cơn bão số 3 vừa qua cho thấy rõ việc thi công không đảm bảo quy trình, làm việc thiếu trách nhiệm của chủ đầu tư một số dự án trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Gỡ vướng cấp phép xây dựng phần hầm tại TP.HCM

Gỡ vướng cấp phép xây dựng phần hầm tại TP.HCM

(LĐTĐ) Trong quá trình lập quy hoạch chung Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2060, đã xuất hiện nhiều bất cập, khó khăn, vướng mắc về không gian ngầm và việc cấp giấy phép xây dựng đối với công trình có tầng hầm trên địa bàn Thành phố.
Hà Nội: Tập trung giải tỏa ngay cây gãy, đổ do bão số 3

Hà Nội: Tập trung giải tỏa ngay cây gãy, đổ do bão số 3

(LĐTĐ) Sở Xây dựng Hà Nội vừa có văn bản về việc phối hợp triển khai các biện pháp khắc phục, giải toả cây xanh gãy, đổ sau bão số 3 trên địa bàn Thành phố.
Toàn hệ thống chính trị huyện Thanh Trì chung sức khắc phục hậu quả bão số 3

Toàn hệ thống chính trị huyện Thanh Trì chung sức khắc phục hậu quả bão số 3

(LĐTĐ) Do có sự chỉ đạo và triển khai bài bản về ứng phó với cơn bão số 3 từ Ban Chỉ đạo Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) huyện Thanh Trì, cả hệ thống chính trị của huyện đã vào cuộc; các xã, thị trấn, đoàn thể, các lực lượng chủ chốt trực 24/24 giờ để ứng phó bão. Đến nay, công tác khắc phục sau cơn bão đã đạt được nhiều kết quả tích cực.
Quận Hà Đông chủ động khắc phục hậu quả của cơn bão số 3

Quận Hà Đông chủ động khắc phục hậu quả của cơn bão số 3

(LĐTĐ) Ngay sau khi bão số 3 đi qua, quận Hà Đông đã chỉ đạo các cơ quan chức năng, địa phương, tổ dân phố tập trung lực lượng ứng trực và hỗ trợ người dân kịp thời khắc phục các hậu quả sau bão.
Hà Nội: Khẩn trương khắc phục 14.660 cây đổ và cành gãy trên toàn địa bàn

Hà Nội: Khẩn trương khắc phục 14.660 cây đổ và cành gãy trên toàn địa bàn

(LĐTĐ) Bão số 3 với hình thái thời tiết và thiên tai bất lợi đã gây nhiều hư hại đến hệ thống cây xanh của Thành phố, ngay sau khi bão tan, trong sáng ngày 8/9, lực lượng chức năng các địa phương đã khẩn trương xử lý tình trạng cây xanh gãy đổ, đảm bảo an toàn giao thông.
Đã giải quyết hơn 4,5 triệu hồ sơ dịch vụ công trực tuyến

Đã giải quyết hơn 4,5 triệu hồ sơ dịch vụ công trực tuyến

(LĐTĐ) Từ đầu năm đến nay, ngành Công an đã giải quyết hơn 4,5 triệu hồ sơ dịch vụ công trực tuyến, trong đó 8 tháng năm 2024 đã giải quyết 476.993 hồ sơ dịch vụ công trực tuyến, đạt tỷ lệ 99,01%.
Hà Nội: Khắc phục tình trạng cây xanh gãy đổ, ứng trực sớm tại các điểm ngập úng trước khi bão số 3 đổ bộ

Hà Nội: Khắc phục tình trạng cây xanh gãy đổ, ứng trực sớm tại các điểm ngập úng trước khi bão số 3 đổ bộ

(LĐTĐ) Tính đến trưa 7/9, các sự cố cây gãy đổ do bão số 3 gây ra đã được địa phương của Hà Nội xử lý kịp thời, không gây ảnh hưởng đến an ninh trật tự, trật tự, an toàn giao thông trên địa bàn. Các xí nghiệp thoát nước cũng đã triển khai lực lượng ứng trực tại các điểm tiềm ẩn úng ngập trên địa bàn.
Xử lý nhiều trường hợp trông xe trái phép khu vực phố đi bộ hồ Hoàn Kiếm

Xử lý nhiều trường hợp trông xe trái phép khu vực phố đi bộ hồ Hoàn Kiếm

(LĐTĐ) Trong 3 ngày đầu tiên của kỳ nghỉ lễ Quốc khánh, từ 31/8 đến 2/9, Đội Cảnh sát giao thông, trật tự - Công an quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) đã phát hiện và xử lý 94 trường hợp vi phạm trật tự an toàn giao thông. Trong đó có 15 trường hợp lấn chiếm vỉa hè để kinh doanh buôn bán, 12 trường hợp chiếm dụng vỉa hè trông giữ xe trái phép...
Xem thêm
Phiên bản di động