Quản lý và phát triển bền vững hệ thống cây xanh đô thị

(LĐTĐ) Những thiệt hại mà cơn bão số 3 mang đến cho hệ thống cây xanh đô thị của Hà Nội là rất lớn, việc khắc phục và trồng mới thay thế các cây bị gãy đổ, hư hỏng là chắc chắn sẽ được làm. Tuy nhiên, công tác khắc phục, trồng mới sẽ không phát huy được hiệu quả tối đa nếu những vướng mắc chưa được giải quyết.
Bảo vệ không gian xanh đô thị Đảm bảo an toàn hệ thống cây xanh Cần có quy chuẩn về trồng, bảo vệ cây xanh đô thị

Cây xanh đô thị chịu nhiều thiệt hại

Theo ông Nguyễn Đức Hưng, Giám đốc Trung tâm Quản lý hạ tầng kỹ thuật thành phố Hà Nội, trên các tuyến đường phố thuộc địa bàn 12 quận nội thành và 17 huyện, thị xã Sơn Tây có khoảng 194.000 cây bóng mát, 510.000 cây keo, tràm, bạch đàn trên 644 tuyến đường phố của 12 quận, 107 tuyến đường cao tốc, quốc lộ, vành đai, đường tỉnh, các đường trên địa bàn các huyện, thị xã Sơn Tây. Ngoài ra, theo số liệu thống kê chưa đầy đủ, hiện còn khoảng 460.900 cây tại các địa bàn còn lại do UBND cấp quận, huyện quản lý.

Quản lý và phát triển bền vững hệ thống cây xanh đô thị
Để có được mạng lưới cây xanh hoàn chỉnh phát huy được tác dụng, cần có quy hoạch tổng thể hệ thống cây xanh.

Nhìn chung, hệ thống cây xanh bóng mát tại Hà Nội hiện rất phong phú và đa dạng về chủng loài với 175 loài thuộc 55 họ thực vật. Trong đó, có những loài được coi là đặc trưng của Hà Nội với lượng cây lớn như: Xà cừ khoảng 10.400 cây; phượng vĩ khoảng 16.000 cây; bằng lăng khoảng 17.500 cây; hoa sữa khoảng 14.400 cây; muồng khoảng 12.500 cây; sấu khoảng 26.400cây; sao đen khoảng 1.800 cây… làm nên đặc trưng cho từng tuyến phố. Ngoài ra, tại địa bàn 12 quận còn có hơn 8.000 cổ thụ có độ tuổi tối thiểu 50 năm hoặc có đường kính từ 50cm trở lên tại chiều cao 1,5m của cây… Tuy nhiên, đây là những số liệu được tổng hợp trước thời điểm tháng 9/2024, bởi cơn bão số 3 đã gây nhiều thiệt hại cho hệ thống cây xanh Hà Nội.

Số liệu thống kê chưa đầy đủ của Sở Xây dựng Hà Nội cho thấy, tính đến 6 giờ ngày 13/9, trên địa bàn Thành phố có trên 40.000 cây đổ và cành gãy. Con số này sẽ còn tăng lên vì các quận, huyện gồm: Phú Xuyên, Mỹ Đức, Thường Tín, Long Biên, Chương Mỹ, Bắc Từ Liêm, Phúc Thọ chưa có báo cáo. Qua công tác rà soát, phân loại, lực lượng chức năng xác định có khoảng 3.082 cây có khả năng trồng lại, trong đó có hơn 100 cây quý hiếm.

Về công tác quản lý cây xanh đô thị, theo Phó Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội Nguyễn Thế Công, việc trồng cây xanh đã được UBND thành phố Hà Nội quy định tại Quyết định 34/2020/QĐ-UBND ngày 8/12/2020 về quy trình, định mức kinh tế kỹ thuật duy trì công viên, cây xanh và chăn nuôi động vật trưng bày trên địa bàn thành phố Hà Nội, trong đó yêu cầu rất kỹ về kỹ thuật.

“Thực hiện chỉ đạo của Thành phố, Sở Xây dựng Hà Nội đã yêu cầu các đơn vị chức năng chuẩn hóa số liệu thống kê thiệt hại về cây xanh, phân loại rõ những cây có thể trồng lại, cây phải mang đi ươm trồng… Từ nay đến ngày 30/9, Sở Xây dựng và các đơn vị quản lý, duy trì cây xanh sẽ thống nhất với UBND các quận, huyện, thị xã vị trí trồng lại và thay thế, bổ sung cây xanh trên vỉa hè để bảo đảm cảnh quan đô thị”, ông Nguyễn Thế Công cho biết.

Phó Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội cũng thừa nhận, có thể trong quá trình trồng cây, tại một số vị trí hay của một số chủ đầu tư là quận, huyện hoặc cá nhân, tổ chức khác chưa thực hiện đúng quy định, chưa thực hiện tháo bỏ vỏ bầu trước khi trồng. Trách nhiệm trong việc này thuộc về các chủ đầu tư. Sở Xây dựng tiếp thu ý kiến trên và sẽ đôn đốc, nhắc nhở, giám sát chủ đầu tư để không xảy ra trường hợp tương tự như phản ánh, nếu chủ đầu tư không thực hiện nghiêm thì yêu cầu trồng lại hoặc không nghiệm thu.

Cần sớm có quy chuẩn cụ thể

Theo TS.KTS Phạm Anh Tuấn, Trưởng bộ môn Kiến trúc Cảnh quan, khoa Kiến trúc và Quy hoạch, trường Đại học Xây dựng Hà Nội, Chủ tịch Chi hội Kiến trúc sư cảnh quan Việt Nam, cây xanh đô thị có vai trò quan trọng trong đời sống của con người, nó không những làm đẹp Thành phố làm phong phú cuộc sống văn hóa dân cư đô thị mà còn có ý nghĩa kinh tế và tác dụng phòng hộ, điều tiết cải thiện khí hậu. Tuy nhiên, TS.KTS Phạm Anh Tuấn cũng cho rằng việc trồng cây xanh trên các tuyến đường phố tại Hà Nội chưa đảm bảo đủ tiêu chuẩn, việc này thể hiện rõ từ kích thước hố trồng, chỉ số về tiêu chuẩn đất cây xanh còn thấp lại dùng chung với hệ thống hạ tầng kỹ thuật trên vỉa hè… Đây không phải là môi trường sống lý tưởng cho cây xanh.

“Cây đô thị sau khi được trồng chỉ phát triển bộ rễ luẩn quẩn trong không gian chật hẹp của hố trồng, chưa kể bộ rễ còn bị “xâm hại” khi thi công vỉa hè cùng hệ thống công trình ngầm”, TS.KTS Phạm Anh Tuấn nhấn mạnh.

Đáng nói hơn, đến thời điểm hiện tại, thành phố Hà Nội vẫn chưa có danh sách chính thức quy định về các loại cây bóng mát trồng, hạn chế trồng và cấm trồng trong khu đô thị. Điều này đã khiến công tác quản lý gặp rất nhiều khó khăn trong việc kiểm soát hoạt động trồng, thiếu cơ sở cho việc xử lý các trường hợp vi phạm trong công tác trồng cây đô thị.

Rõ ràng, từ kinh nghiệm của nhiều đô thị lớn trên Thế giới, để có được mạng lưới cây xanh hoàn chỉnh phát huy được tác dụng, các đơn vị chức năng cần quy hoạch tổng thể hệ thống cây xanh trên địa bàn thành phố cũng như các quy định về quản lý cây xanh đô thị, danh mục cây khuyến khích trồng, cây hạn chế trồng và cây cấm trồng trong đô thị để làm cơ sở phục vụ công tác quản lý, phát triển hệ thống cây xanh một cách bền vững.

Anh Tuấn

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Cụm thi đua số 3 LĐLĐ thành phố Hà Nội tổ chức thành công Sơ khảo Hội thi “Công đoàn Hà Nội - Hành trình xây dựng và phát triển”

Cụm thi đua số 3 LĐLĐ thành phố Hà Nội tổ chức thành công Sơ khảo Hội thi “Công đoàn Hà Nội - Hành trình xây dựng và phát triển”

(LĐTĐ) Ngày 26/9, Cụm thi đua số 3 Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội đã tổ chức thành công Sơ khảo Hội thi “Công đoàn Hà Nội - Hành trình xây dựng và phát triển”.
Bệnh viện thứ hai của Hà Nội ghi tên vào bản đồ ghép tạng

Bệnh viện thứ hai của Hà Nội ghi tên vào bản đồ ghép tạng

(LĐTĐ) Bệnh viện Đa khoa Đức Giang vừa thông tin về việc thực hiện thành công kỹ thuật ghép thận cùng huyết thống cho người bệnh suy thận mạn giai đoạn cuối.
Giá vàng thế giới tiếp tục tăng, tiến gần tới đỉnh cao 2.700 USD/ounce

Giá vàng thế giới tiếp tục tăng, tiến gần tới đỉnh cao 2.700 USD/ounce

(LĐTĐ) Giá vàng thế giới hôm nay (27/9) đang được niêm yết trên Kitco ở ngưỡng 2.685 USD/ounce, tăng 17 USD/ounce so với đầu giờ sáng qua.
Triển lãm Thang máy quốc tế Việt Nam 2024 sẽ diễn ra từ 14 - 16/11/2024

Triển lãm Thang máy quốc tế Việt Nam 2024 sẽ diễn ra từ 14 - 16/11/2024

(LĐTĐ) Với mong muốn tạo cầu nối để các doanh nghiệp, đơn vị đón đầu xu hướng công nghệ mới nhất trong ngành thang máy, đồng thời, hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường… từ ngày 14 - 16/11/2024, Triển lãm Thang máy quốc tế Việt Nam 2024 do Tạp chí Thương hiệu và Sản phẩm phối hợp cùng Công ty TNHH Quốc tế Spex tổ chức tại Trung tâm triển lãm Quốc tế (I.C.E Hanoi), với sự tham gia của gần 100 doanh nghiệp trong và ngoài nước.
Hà Nội sẽ hỗ trợ sách giáo khoa cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn

Hà Nội sẽ hỗ trợ sách giáo khoa cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn

(LĐTĐ) Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội yêu cầu các cơ quan liên quan hỗ trợ sách giáo khoa và học bổng cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn. Đồng thời, đầu tư cơ sở vật chất, giải quyết tình trạng nơi thừa, nơi thiếu giáo viên.
Tổ chức Công đoàn thống nhất phương án nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ liên tục 9 ngày

Tổ chức Công đoàn thống nhất phương án nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ liên tục 9 ngày

(LĐTĐ) Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam thống nhất với chủ trương nghỉ Tết Nguyên đán 9 ngày, từ ngày 25/1/2025 (tức 26 tháng Chạp năm Giáp Thìn) đến hết ngày 2/2/2025 (mùng 5 tháng Giêng năm Ất Tỵ).
Việt Nam lần đầu đăng cai cuộc thi Hoa hậu Đa văn hóa thế giới năm 2025

Việt Nam lần đầu đăng cai cuộc thi Hoa hậu Đa văn hóa thế giới năm 2025

(LĐTĐ) Ngày 26/9, tại Hà Nội, đã diễn ra họp báo công bố khởi động cuộc thi Hoa hậu Đa văn hóa thế giới 2025 (Miss Multicultural World 2025). Đây là một sự kiện quốc tế quy mô lớn, dự kiến sẽ diễn ra vào tháng 6/2025 tại Thủ đô Hà Nội.

Tin khác

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 27/9: Sáng sớm có sương mù, trưa chiều nắng nhẹ

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 27/9: Sáng sớm có sương mù, trưa chiều nắng nhẹ

(LĐTĐ) Dự báo ngày 27/9, khu vực Hà Nội sáng sớm có sương mù trưa chiều giảm mây trời nắng, nhiệt độ từ 24 độ C đến 34 độ C.
Sở Tài nguyên và môi trường TP.HCM được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu theo Luật Đất đai 2024

Sở Tài nguyên và môi trường TP.HCM được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu theo Luật Đất đai 2024

(LĐTĐ) Sở Tài nguyên và Môi trường (TNMT) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất (gọi tắt là Giấy chứng nhận) lần đầu đối với trường hợp quy định tại các khoản 1, 2, 5, 6 và 7 Điều 4 Luật Đất đai 2024.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 26/9/2024: Nắng nhẹ, trời mát mẻ

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 26/9/2024: Nắng nhẹ, trời mát mẻ

(LĐTĐ) Dự báo ngày 26/9, khu vực Hà Nội nhiều mây, không mưa, trưa chiều giảm mây, trời nắng.
Dự báo thời tiết ngày 25/9: Hà Nội ngày nắng, gió nhẹ

Dự báo thời tiết ngày 25/9: Hà Nội ngày nắng, gió nhẹ

(LĐTĐ) Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia dự báo thời tiết Hà Nội ngày 25/9, ngày nắng, trời nhiều mây, đêm không mưa, gió nhẹ.
Thành phố Hồ Chí Minh: Thu hơn 5.000 tỷ đồng từ tiền sử dụng đất

Thành phố Hồ Chí Minh: Thu hơn 5.000 tỷ đồng từ tiền sử dụng đất

(LĐTĐ) Chỉ tính riêng tiền sử dụng đất, trong 8 tháng đầu năm 2024, Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đã thu về 5.120,5 tỷ đồng; chưa kể hàng chục nghìn tỷ đồng tiền thuê đất, thuê mặt nước và nghĩa vụ tài chính về đất mà các dự án sẽ phải đóng trong năm 2024.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 24/9: Trưa chiều giảm mây, trời nắng

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 24/9: Trưa chiều giảm mây, trời nắng

(LĐTĐ) Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 24/9 trời nhiều mây, có mưa vài nơi, trưa chiều giảm mây trời nắng.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 23/9: Sáng sớm có lúc có mưa, sau không mưa

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 23/9: Sáng sớm có lúc có mưa, sau không mưa

(LĐTĐ) Dự báo ngày 23/9, khu vực Hà Nội trời nhiều mây, sáng sớm có lúc có mưa, sau không mưa.
Thủy điện Hòa Bình mở 3 cửa xả đáy, mực nước các sông Hà Nội lên nhanh

Thủy điện Hòa Bình mở 3 cửa xả đáy, mực nước các sông Hà Nội lên nhanh

(LĐTĐ) Miền Bắc mưa lớn, hồ thủy điện Hòa Bình mở 3 cửa xả đáy. Mực nước sông Hà Nội lên nhanh, ngập lụt ở ngoại thành trong nhiều ngày tới.
Ảnh hưởng của không khí lạnh, thời tiết Hà Nội mát mẻ tuy có mưa

Ảnh hưởng của không khí lạnh, thời tiết Hà Nội mát mẻ tuy có mưa

(LĐTĐ) Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, hiện nay (22/9), không khí lạnh đã ảnh hưởng đến một số nơi ở phía Đông Bắc Bộ. Trong đợt không khí lạnh này nhiệt độ thấp nhất ở Bắc Bộ và Thanh Hoá phổ biến từ 20-23 độ C, vùng núi có nơi dưới 19 độ C.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 22/9: Mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 22/9: Mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to

(LĐTĐ) Dự báo ngày 22/9 khu vực Hà Nội nhiều mây, có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to và rải rác có dông.
Xem thêm
Phiên bản di động