Bác sỹ nói gì về những người "ăn cho sướng miệng"

(LĐTĐ) Ăn uống mất kiểm soát dịp Tết Nguyên đán là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến chứng rối loạn tiêu hóa ở nhiều người, nhất là các trường hợp đã có sẵn bệnh lý liên quan đến hệ tiêu hóa.
Điều gì xảy ra khi bạn ăn chuối và uống sữa cùng nhau? Đề phòng cảm lạnh kèm rối loạn tiêu hóa Trẻ em ăn Tết thế nào để không hại sức khỏe

Ăn uống mất kiểm soát dịp Tết

Với tâm lý “một năm mới Tết một lần”, ăn ngon trước, dáng ngon tính sau, nhiều người đã vô tình gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ tiêu hóa.

Chị Phạm Thương (sinh năm 1999, quê Hà Tĩnh) thường có thói quen sinh hoạt không lành mạnh, ăn uống không điều độ nên rất hay đau bao tử, trào ngược dạ dày. Dịp Tết này, chị Thương chủ quan không uống thuốc, liên tục uống nước có ga, ăn thực phẩm nhiều dầu mỡ, khó tiêu như bánh chưng, bánh tét, chả ram… làm hệ tiêu hóa của chị Thương bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Tết Nguyên đán 2024: Ăn uống mất kiểm soát, nhiều người bị rối loạn tiêu hóa
Chị Phạm Thương thường xuyên tụ tập ăn uống linh tinh, không đúng bữa gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ tiêu hóa dịp Tết này. (Ảnh: Lâm Ngọc)

Trước Tết đi khám, kết quả siêu âm cho thấy chị Phạm Thương bị loét 2 lỗ trong dạ dày. Mấy ngày Tết, vì không “giữ được miệng” mà chị bị đau liên tục, chị quyết định đi bác sĩ khám lại.

Chị Phạm Thương cho biết, lúc bác sĩ siêu âm nói chị chỉ còn một vết loét trong dạ dày, chị mừng thầm trong lòng.

“Tôi đang định hỏi vì sao còn một lỗ loét nhưng lại đau hơn thì bác sĩ cho biết, hai vết loét của tôi đã nhập thành một, nghĩa là tình trạng viêm loét dạ dày của tôi nặng hơn trước Tết do không uống thuốc và ăn uống không kiêng”, chị Phạm Thương cho hay.

“Tôi giờ chỉ dám ăn các thức ăn dễ tiêu, mềm như cháo và uống thuốc theo bác sĩ để ổn định lại sức khỏe còn đi làm”, chị Phạm Thương nói.

Tương tự chị Phạm Thương, cũng có vấn đề về tiêu hóa, đã từng đi gây mê nội soi bao tử, anh Thành Nguyễn (sinh năm 1985, ngụ TP.HCM) cũng gặp tình trạng rối loạn tiêu hóa dịp Tết này làm anh ăn uống không ngon, tâm trạng cũng không thoải mái, tính cách cũng vì đó mà trở nên khó chịu do đau.

Theo anh Thành Nguyễn, cách đây nửa năm, anh rơi tình trạng đi ngoài không kiểm soát sau mỗi bữa ăn. Sau một tuần chịu đựng và sử dụng các loại thuốc tự mua, anh quyết định đến bệnh viện đề nội soi bao tử. Sau đó là chuỗi ngày anh phải kiêng khem các món ăn ưa thích và phải uống liên tục uống thuốc để ổn định lại dạ dày và kiểm soát đường ruột.

“Tôi là một người đam mê nước ngọt có ga, từ lúc biết bao tử mình không tốt, tôi duy trì uống 2 lon nước ngọt một tuần, có thể chia đều trong tuần hoặc uống cùng một lúc nhưng đảm bảo không uống lon thứ 3 trong một tuần”, anh Thành Nguyễn khẳng định.

Tết Nguyên đán 2024: Ăn uống mất kiểm soát, nhiều người bị rối loạn tiêu hóa
Ăn nhiều đồ dầu mỡ, khó tiêu, uống nước ngọt có ga dễ gây rối loạn tiêu hóa, mất vui ngày Tết. (Ảnh: Lâm Ngọc)

Đợt Tết này, do về quê ăn uống nhiều đồ khó tiêu, bụng anh Thành Nguyễn lúc nào cũng rơi vào tình trạng đầy hơi.

“Không ăn thì đói, ăn xong thì đau, lúc nào bụng cũng chướng và ợ nóng, ợ chua. Tôi nghe mọi người mách uống nước có ga sẽ dễ tiêu nên bữa ăn nào tôi cũng làm một lon nước ngọt có ga. Tình trạng khó tiêu của tôi không giảm mà còn nặng hơn”, anh Thành Nguyễn nói.

Bỏ túi “bí kíp” ngày Tết

BS.CKI Huỳnh Ngọc Phương Thủy, Trưởng khoa Dinh dưỡng Bệnh viện Hùng Vương (TP.HCM), nhận định, Tết là thời gian nghỉ ngơi thoải mái, dịp gia đình, bạn bè họp mặt ăn uống thả ga, rất dễ khiến cân nặng tăng nhanh hoặc bị rối loạn tiêu hóa, ảnh hưởng xấu đến các bệnh mạn tính đang mắc phải như tim mạch, tiểu đường, cao huyết áp.

“Đồ uống có ga như nước ngọt có ga có thể góp phần gây rối loạn tiêu hóa. Một số người thấy rằng nước có ga giúp ích cho quá trình tiêu hóa và giảm chứng khó tiêu. Tuy nhiên, ở một số người, đồ uống có ga có thể gây đầy hơi hoặc chướng bụng. Sử dụng ống hút để uống nước có ga làm tăng khí và đầy hơi. Vì vậy, nên lưu ý trong việc lựa chọn đồ uống có ga”, BS Thủy lưu ý.

Theo BS Thủy, thời gian Tết là thời gian mọi người dành để nghỉ ngơi, thư giãn và thường không chú trọng đến việc ăn uống, có người sẽ bỏ bữa, có người lại ăn quá nhiều. Đặc biệt, dịp Tết đến xuân về, hầu hết thực đơn của các gia đình đều đa dạng, nhiều món ăn và tập trung chủ yếu là các món nhiều đạm, chất béo, nhiều đường như bánh chưng, bánh tét, các loại thịt đông, giò, chả, nem chua…

Tết Nguyên đán 2024: Ăn uống mất kiểm soát, nhiều người bị rối loạn tiêu hóa
BS.CKI Huỳnh Ngọc Phương Thủy, Trưởng khoa Dinh dưỡng Bệnh viện Hùng Vương (TP.HCM).

BS Thủy cho biết thêm, rối loạn tiêu hóa là tổng hợp các triệu chứng bất thường của đường tiêu hóa từ miệng tới ống hậu môn.

“Một số biểu hiện thường gặp của rối loạn tiêu hóa có thể kể đến như buồn nôn, đau bụng, đầy hơi, khó tiêu, thay đổi thói quen đi tiêu như tiêu chảy hoặc táo bón; biểu hiện đau bụng là triệu chứng thường gặp nhất khi xuất hiện rối loạn tiêu hóa”, BS Thủy nói.

Theo BS Thủy, mọi người nên có chế độ ăn cân đối, không cần kiêng hoàn toàn các loại thực phẩm vào dịp Tết nhưng nên giới hạn sử dụng bánh kẹo, mứt, nước ngọt, bánh chưng, bánh tét ở các bữa chính. Đối với những bữa phụ ngày Tết, người dân có thể tăng cường ăn các loại trái cây và nhiều loại hạt như hạt dưa, hạt hướng dương, hạt điều.

Bảo quản thực phẩm đúng cách

BS Dinh dưỡng Nguyễn Thị Hòa, Viện Nghiên cứu và tư vấn dinh dưỡng (TP.HCM) cho biết, bên cạnh đó, một số nguyên nhân gây ra rối loạn tiêu hóa do ăn uống, còn kể đến việc bảo quản thức ăn không đúng cách dẫn đến thực phẩm bị ôi thiu, nhiễm khuẩn chéo từ các loại thực phẩm khác.

Tết Nguyên đán 2024: Ăn uống mất kiểm soát, nhiều người bị rối loạn tiêu hóa
Lựa chọn các loại thực phẩm lên men như sữa chua để cải thiện tình trạng rối loạn tiêu hóa. (Ảnh: Lâm Ngọc)

“Tủ lạnh cũng cần được vệ sinh định kỳ ít nhất một lần/tháng vì đây là nơi chứa nhiều vi khuẩn nhất mà mọi người không nhìn thấy được. Mọi người phải luôn nhớ rằng thực phẩm phải được hâm nóng trước khi ăn, ưu tiên ăn đồ ăn nấu chín; đồ ăn để bên ngoài trên hai tiếng cũng phải hâm lại để tránh ngộ độc thực phẩm; cần phân loại thực phẩm tươi và thực phẩm chín để tránh lây nhiễm chéo khi dự trữ trong tủ lạnh”, BS Hòa thông tin.

“Đa số đau bụng âm ỉ là dấu hiệu của dấu hiệu rối loạn tiêu hóa, tuy nhiên, trước khi sử dụng các loại thuốc hoặc khi có những dấu hiệu đau âm ỉ kéo dài, đau nhiều, đau từng cơn, nôn ói kéo dài, tiêu chảy mất kiểm soát thì mọi người cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để thăm khám để tránh trường hợp có thể bị các vấn đề đau bụng ngoại khoa như đau ruột thừa, đau tụy, đau mật… để các bác sĩ kịp thời thăm khám và điều trị”, BS Hòa nhấn mạnh.

Khi gặp phải tình trạng rối loạn tiêu hóa vào những ngày Tết, nên ăn những thức ăn lỏng, dễ tiêu hóa như cháo, súp; đồng thời bổ sung lợi khuẩn để ổn định hệ tiêu hóa, lựa chọn các loại thực phẩm lên men như sữa chua…

Để bù nước nếu có tình trạng tiêu chảy nhiều, cần uống đủ nước và có thể dùng oresol, uống thêm trà gừng ấm, gừng là vị thuốc dân gian thường được sử dụng rộng rãi để cải thiện tình trạng rối loạn tiêu hóa.

Một số loại thuốc thường được sử dụng để cải thiện tình trạng rối loạn tiêu hóa gồm thuốc giảm đầy hơi, khó tiêu, thuốc chống tiêu chảy, bổ sung men vi sinh, nước chứa điện giải để cải thiện các triệu chứng.

Lâm Ngọc

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động

Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động

(LĐTĐ) Làm việc với các đơn vị trong Cụm Thi đua số 7, lãnh đạo Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội đề nghị, từ nay đến cuối năm, các đơn vị cần nắm chắc tình hình tư tưởng, đời sống, việc làm của người lao động, tập trung chăm lo tốt đời sống vật chất, tinh thần cho đoàn viên, người lao động, nhất là khi Tết Nguyên đán Ất Tỵ đang tới gần.
Đánh giá kỹ tác động khi áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường

Đánh giá kỹ tác động khi áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Quốc hội đã thảo luận tại tổ về dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi). Vấn đề tăng thuế suất tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia, thuốc lá được nhiều đại biểu quan tâm, thảo luận.
Với đồ uống này, stress, áp lực công việc không làm khó được người trẻ

Với đồ uống này, stress, áp lực công việc không làm khó được người trẻ

(LĐTĐ) Những ngày này Gen Z phải đối mặt với đủ combo gây căng thẳng từ chạy deadline, cày KPI, đến chi tiêu, mua sắm, săn sale mùa cuối năm.
Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài

Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Trung tâm Báo chí Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) phối hợp với Hiệp hội Doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài tổ chức tọa đàm phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam sinh sống ở nước ngoài.
Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt

Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Tỉnh ủy tỉnh Bình Dương tổ chức Hội nghị trao các quyết định bổ nhiệm, điều động cán bộ chủ chốt.
Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

(LĐTĐ) Kỳ thi độc lập, đánh giá năng lực (kỳ thi SPT) năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội sẽ diễn ra trong hai ngày 17 - 18/5, thay vì 1 ngày như các năm trước nhằm tăng khả năng chọn môn thi đồng thời giảm áp lực cho thí sinh.
Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024

Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024

(LĐTĐ) Được phát động từ tháng 9/2024, cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024 đã nhận được sự hưởng ứng, tham gia của đông đảo tác giả trên cả nước và nhiều tác phẩm chất lượng.

Tin khác

Kháng thuốc đang đe dọa nghiêm trọng sức khỏe cộng đồng

Kháng thuốc đang đe dọa nghiêm trọng sức khỏe cộng đồng

(LĐTĐ) Sáng 22/11, Bộ Y tế với sự hỗ trợ của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và các đối tác quốc tế cùng phối hợp tổ chức Tuần lễ nâng cao nhận thức về kháng thuốc (AMR) (từ 18-24/11/2024) với chủ đề “Giáo dục, vận động, hành động ngay”, nhằm mục đích đẩy nhanh các nỗ lực nâng cao nhận thức và hành động đối phó với mối đe dọa ngày càng tăng của kháng thuốc.
Nam bệnh nhân mất 1/2 lượng máu trong cơ thể vì sốt xuất huyết

Nam bệnh nhân mất 1/2 lượng máu trong cơ thể vì sốt xuất huyết

(LĐTĐ) Các bác sĩ Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương vừa tiếp nhận và điều trị thành công cho một bệnh nhân sốt xuất huyết nặng. Nam bệnh nhân đã bị mất 1/2 lượng máu trong cơ thể khi bị sốt xuất huyết ở ngày thứ 6.
Thêm giải pháp nâng cao sức khỏe các nhóm yếu thế tại Việt Nam

Thêm giải pháp nâng cao sức khỏe các nhóm yếu thế tại Việt Nam

(LĐTĐ) Sáng 21/11, tại Hà Nội, Bộ Y tế phối hợp với Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) tổ chức Lễ khởi động Dự án: "Ứng dụng y tế từ xa nhằm tăng cường tiếp cận dịch vụ y tế cho các nhóm yếu thế tại Việt Nam".
Báo động xu hướng trẻ hóa đối tượng nhiễm HIV

Báo động xu hướng trẻ hóa đối tượng nhiễm HIV

(LĐTĐ) Dịch HIV/AIDS tại Việt Nam đang có nhiều diễn biến phức tạp với sự thay đổi rõ rệt trong hình thái lây nhiễm. Trong đó, nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới (MSM) vẫn là nguồn lây chính của dịch HIV trong năm 2024. Đáng lo ngại, đối tượng nhiễm HIV mới tại Việt Nam ngày càng trẻ hóa.
“Chúng tôi đánh giá cao tinh thần học hỏi của đội ngũ FPT Long Châu!”

“Chúng tôi đánh giá cao tinh thần học hỏi của đội ngũ FPT Long Châu!”

(LĐTĐ) Với tiêu chí phục vụ chăm sóc sức khỏe cộng đồng theo 4 đúng: "Đúng bệnh, đúng thuốc, đúng liều, đúng giá", đội ngũ FPT Long Châu đã tham gia tích cực các hội nghị chuyên khoa nhằm nâng cao năng lực chuyên môn, phục vụ cộng đồng tốt hơn.
Chiến lược đào tạo giúp đội ngũ Long Châu tự tin chăm sóc sức khỏe hơn 20 triệu khách hàng

Chiến lược đào tạo giúp đội ngũ Long Châu tự tin chăm sóc sức khỏe hơn 20 triệu khách hàng

(LĐTĐ) Kiên định với khát vọng kiến tạo một hệ sinh thái chăm sóc sức khỏe toàn diện Long Châu xem việc đầu tư đào tạo một nguồn nhân lực chất lượng là điều tất yếu. Nhờ đó, đội ngũ y tế Long Châu ngày càng tự tin và chuyên nghiệp, sẵn sàng phục vụ sức khỏe cộng đồng một cách tốt nhất.
Phát hiện sớm, can thiệp kịp thời các vấn đề liên quan đến thính giác ở trẻ em

Phát hiện sớm, can thiệp kịp thời các vấn đề liên quan đến thính giác ở trẻ em

(LĐTĐ) Với mục tiêu phát hiện sớm và can thiệp kịp thời các vấn đề liên quan đến thính giác ở trẻ em, thời gian qua, Trung tâm Y tế các quận, huyện phối hợp với các trường mầm non trên địa bàn Thành phố tổ chức chương trình khám sàng lọc khiếm thính cho trẻ từ 3 - 4 tuổi.
Mỗi ngày phát hiện 70 ca mắc bệnh sởi tại Đồng Nai

Mỗi ngày phát hiện 70 ca mắc bệnh sởi tại Đồng Nai

(LĐTĐ) Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh Đồng Nai, trong tổng số các ca mắc bệnh phần lớn chưa được tiêm đủ 2 mũi vắc xin phòng chống sởi.
Hạnh phúc "nảy mầm" sau 7 năm hiếm muộn

Hạnh phúc "nảy mầm" sau 7 năm hiếm muộn

(LĐTĐ) Gần 7 năm trên hành trình hiếm muộn ròng rã "tìm con", chưa bao giờ chị Bùi Thị Giang (sinh năm 1988, ở Ninh Bình) muốn bỏ cuộc. Gạt đi tất cả những lời gièm pha, những lời nói cay nghiệt "gái độc không con" ngoài xã hội, người phụ nữ ấy vẫn mạnh mẽ đồng hành cùng chồng trên hành trình tìm kiếm con yêu.
Gia tăng tình trạng lây nhiễm HIV ở nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới

Gia tăng tình trạng lây nhiễm HIV ở nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới

(LĐTĐ) Chiều nay (18/11), Cục phòng, chống HIV/AIDS, Bộ Y tế tổ chức gặp mặt báo chí nhân Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS và Ngày thế giới phòng, chống AIDS 1/12.
Xem thêm
Phiên bản di động