Áp dụng các biện pháp khẩn cấp trong phòng, chống dịch Covid-19 với vận tải đi, đến vùng dịch
Bộ Giao thông vận tải ban hành Công điện số 08/CĐ-BGTVT gửi Tổng cục Đường bộ Việt Nam; Cục Đường sắt Việt Nam; Cục Hàng không Việt Nam; Cục Hàng hải Việt Nam; Cục Đường thủy nội địa Việt Nam; Cục Y tế giao thông vận tải; Sở Giao thông vận tải các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Sở Giao thông vận tải và Xây dựng Lào Cai về việc áp dụng các biện pháp khẩn cấp trong phòng, chống dịch Covid-19 của ngành Giao thông vận tải.
Người dân nâng cao ý thức, tuân thủ sát khuẩn và đeo khẩu trang tại nơi tập trung đông người. Ảnh: Đinh Luyện |
Theo đó, thực hiện Công điện số 914/CĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường các biện pháp bảo đảm an toàn phòng, chống dịch Covid-19 để thực hiện mục tiêu kép, kết luận của Thủ tướng Phạm Minh chính tại cuộc họp trực truyến với thành phố Hồ Chí Minh và 7 tỉnh vùng kinh tế trọng điểm phía Nam về công tác phòng, chống dịch Covid-19, Bộ Giao thông Vận tải yêu cầu các cơ quan, đơn vị liên quan trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị mình thực hiện đúng chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
Đồng thời, tiếp tục thực hiện nghiêm chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch Covid-19, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 Bộ Giao thông Vận tải và các hướng dẫn, quy định về phòng, chống dịch của Bộ Y tế với tinh thần chủ động, quyết liệt, mạnh mẽ, thực chất và hiệu quả nhằm thực hiện thắng lợi mục tiêu kép.
Thực hiện nghiêm các giải pháp ngăn chặn, phát hiện, cách ly, khoanh vùng dập dịch, điều trị tích cực. Đặc biệt lưu ý thực hiện các quy định về giãn cách, khoanh vùng; tránh tình trạng khoanh vùng rộng bên ngoài, lỏng lẻo bên trong; phải tổ chức tốt việc cung cấp lương thực, thực phẩm và nhu yếu phẩm cho người dân trong khu vực phong tỏa, cách ly y tế, giãn cách xã hội.
Đáng chú ý, Bộ Giao thông vận tải yêu cầu áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch bắt buộc đối với tất cả những người đến từ vùng dịch theo quy định.
Cụ thể, tất cả người điều khiển, người phục vụ, hành khách trên phương tiện vận chuyển hành khách, hàng hóa khi từ thành phố Hồ Chí Minh đi các tỉnh/thành phố khác hoặc từ tỉnh/thành phố khác đến thành phố Hồ Chí Minh bắt buộc phải có giấy xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2 còn hiệu lực (theo quy định hiện hành của Bộ Y tế), trừ trường hợp phương tiện vận chuyển người dân đi, đến bệnh viện, trung tâm y tế trong trường hợp cấp thiết nhưng phải được theo dõi, kiểm soát y tế và thực hiện các biện pháp phòng chống dịch.
Các trường hợp vận chuyển lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm cần thiết, nguyên vật liệu sản xuất, xe đưa đón cán bộ, nhà quản lý, chuyên gia, công nhân… làm việc tại các cơ quan, xí nghiệp, nhà máy, khu công nghiệp khi đi lại hàng ngày giữa thành phố Hồ Chí Minh đến các tỉnh lân cận và ngược lại (bao gồm cả người điều khiển, người phục vụ trên phương tiện) được phép hoạt động trên cơ sở tuân thủ đầy đủ các biện pháp phòng, chống dịch bệnh theo quy định của Bộ Y tế, đồng thời phải được sự chấp thuận của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố lân cận; hàng ngày thực hiện khai báo y tế bằng mã QR Code theo đúng quy định của cơ quan có thẩm quyền.
Tuyên truyền cách phòng, chống dịch tại điểm ra vào bến xe. Ảnh: Đinh Luyện |
Về việc quản lý người, phương tiện đi/đến thành phố Hồ Chí Minh và các địa phương liên quan, Bộ Giao thông vận tải giao Tổng cục Đường bộ Việt Nam chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị của Bộ Công an, Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh, các tỉnh Đông Nam Bộ, Tây Nam Bộ và các tỉnh giáp ranh với thành phố Hồ Chí Minh để tổ chức phân luồng giao thông, quy định thời gian cụ thể, rõ ràng cho phương tiện giao thông để không gây ra tình trạng ách tắc, bảo đảm duy trì ổn định vận tải hàng hóa và hành khách, đáp ứng yêu cầu phòng, chống dịch.
Tại Hà Nội, Sở Giao thông vận tải Hà Nội cũng quyết định tạm dừng hoạt động vận tải hành khách công cộng đường bộ, gồm: Xe buýt, taxi, xe hợp đồng, xe du lịch và xe tuyến cố định từ Hà Nội đến 14 tỉnh, thành phố và ngược lại kể từ ngày 8/7.
Cụ thể, 14 tỉnh, thành phố gồm: Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai, Khánh Hòa, Phú Yên, Đắk Lắk, Quảng Ngãi, Quảng Nam, Đà Nẵng, Thừa Thiên - Huế, Hà Tĩnh, Nghệ An, Thanh Hóa, Hà Nam (trừ xe hợp đồng chở chuyên gia, cán bộ, công nhân viên, người lao động của các cơ quan, khu công nghiệp, khu chế xuất). Chỉ cho phép hoạt động trở lại nếu sau 14 ngày liên tiếp không ghi nhận ca bệnh Covid-19 trong cộng đồng (theo công bố của Bộ Y tế) hoặc đến khi có thông báo mới.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024
Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới
Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động
Tin khác
Chia sẻ khó khăn cùng gia đình có người thân bị tai nạn giao thông
Giao thông 22/11/2024 18:44
Tăng cường xử lý xe chở quá tải, cơi nới thành thùng
Giao thông 22/11/2024 12:55
Quyết tâm kiềm chế tai nạn giao thông ở Thủ đô
Giao thông 22/11/2024 12:50
Nỗ lực ngăn chặn tình trạng học sinh vi phạm luật giao thông
Giao thông 22/11/2024 10:41
Giá vé tuyến metro Bến Thành - Suối Tiên từ 7.000 đồng - 20.000 đồng/lượt
Giao thông 21/11/2024 21:02
Lộ trình phát triển hệ thống giao thông thông minh
Đề án Hà Nội 21/11/2024 08:42
Đồng lòng gỡ “nút thắt” giải phóng mặt bằng Quốc lộ 1A
Giao thông 21/11/2024 07:18
Dự án đường sắt tốc độ cao: Cơ hội cho doanh nghiệp Việt “vươn mình”
Giao thông 21/11/2024 07:17
Công an xác minh nhóm học sinh đầu trần đi xe máy cầm cờ trên đường Nguyễn Trãi
Giao thông 20/11/2024 11:22
Xử lý nhiều trường hợp điều khiển xe máy đi vào Vành đai 3 trên cao
Giao thông 20/11/2024 09:34