90 mùa Xuân có Đảng
Tăng cường tuyên truyền về Đại hội Đảng bộ các cấp | |
Chuẩn bị thật tốt khâu nhân sự | |
Quận Hai Bà Trưng cần tiếp tục duy trì trật tự xã hội trước thềm Đại hội Đảng bộ các cấp |
Từ góc nhìn Quốc gia
Cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, nhân dân ta phải sống cùng lúc “một cổ hai tròng” dưới chế độ thực dân, phong kiến hà khắc. Phát huy truyền thống oai hùng của tổ tiên, rút kinh nghiệm từ những bậc tiền bối đi trước như Phan Chu Trinh, Phan Bội Châu, Nguyễn Thái Học.. trong tâm khảm của chàng thanh niên xứ Nghệ - Nguyễn Tất Thành, muốn giải phóng dân tộc trước hết phải có con đường cách mạng đúng đắn.
Với suy nghĩ này, năm 21 tuổi, Nguyễn Tất Thành từ Bến Nhà Rồng ở thành phố Sài Gòn bắt đầu ra đi tìm đường cứu nước. Sau bao năm bôn ba khắp năm châu, bốn biển, cuối cùng Người cũng tiếp cận được với Quốc tế Cộng sản, Chủ nghĩa Mác - Lê nin… Theo Người: “Chỉ có chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản mới giải phóng được các dân tộc bị áp bức và những người lao động trên thế giới khỏi ách nô lệ”.
Vững bước dưới cờ Đảng, cờ Tổ quốc, làm nên những mùa Xuân mới đưa đất nước mạnh, giàu! |
Người đã viết: “Luận cương của Lê-nin làm cho tôi rất cảm động, phấn khởi, sáng tỏ, tin tưởng biết bao! Tôi vui mừng đến phát khóc lên. Ngồi một mình trong buồng mà tôi nói to lên như đang nói trước quần chúng đông đảo: “Hỡi đồng bào bị đọa đầy đau khổ! Đây là cái cần thiết cho chúng ta, đây là con đường giải phóng chúng ta!”. Từ đó tôi hoàn toàn tin theo Lê-nin, tin theo Quốc tế III”.
Chính vì thế, từ năm 1921 đến năm 1930, Nguyễn Ái Quốc (từ năm 1920 Nguyễn Tất Thành đổi tên thành Nguyễn Ái Quốc) ra sức truyền bá Chủ nghĩa Mác-Lênin vào phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam, chuẩn bị về lý luận cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam. Với tác phẩm “Bản án chế độ thực dân Pháp” và “Đường Kách mệnh”, đặc biệt là việc xuất bản tờ báo Thanh niên ra ngày 21/6/1925, Người đã chuẩn bị về đường lối chính trị để tiến tới thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.
Trong thời gian này, Người cũng tập trung cho việc chuẩn bị về tổ chức và cán bộ với việc lập ra Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí Hội (1925), tổ chức nhiều lớp đào tạo cán bộ và gửi đi học ở Liên Xô ... Khi điều kiện thành lập Đảng đã chín muồi, ngày 3/2/1930, dưới sự chủ trì của Nguyễn Ái Quốc tại Hương Cảng (Trung Quốc), Hội nghị hợp nhất 3 tổ chức Cộng sản đã nhất trí thành lập một đảng thống nhất mang tên Đảng Cộng sản Việt Nam.
Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là một sự kiện chính trị đặc biệt quan trọng, chấm dứt giai đoạn không có tổ chức lãnh đạo cách mạng Việt Nam. Với sự ra đời của Đảng do Nguyễn Ái Quốc sáng lập và rèn luyện chỉ 15 năm sau, Đảng đã lãnh đạo nhân dân ta đánh đổ chế độ phong kiến, đánh đuổi chế độ thực dân giành độc lập cho dân tộc. Cách mạng tháng Tám năm 1945 và việc Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Bản Tuyên ngôn độc lập ngày 2/9/1945 khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa, Nhà nước công nông đầu tiên ở Đông Nam Á là tất yếu của hành trình tìm đường cứu nước, giải phóng dân tộc. |
Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là một sự kiện chính trị đặc biệt quan trọng, chấm dứt giai đoạn không có tổ chức lãnh đạo cách mạng Việt Nam. Với sự ra đời của Đảng do Nguyễn Ái Quốc sáng lập và rèn luyện chỉ 15 năm sau, Đảng đã lãnh đạo nhân dân ta đánh đổ chế độ phong kiến, đánh đuổi chế độ thực dân giành độc lập cho dân tộc.
Cách mạng tháng Tám năm 1945 và việc Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Bản Tuyên ngôn độc lập ngày 2/9/1945 khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa, Nhà nước công nông đầu tiên ở Đông Nam Á là tất yếu của hành trình tìm đường cứu nước, giải phóng dân tộc.
Đất nước vừa giành được độc lập, nhưng “niềm vui ngắn chẳng tày gang”, chỉ một năm sau thực dân Pháp quay trở lại. Dưới sự lãnh đạo của Trung ương Đảng, của Chủ tịch Hồ Chí Minh, quân và dân cả nước đã làm nên chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” vào ngày 7/5/1954.
Chiến thắng này buộc Chính phủ Pháp và các bên liên quan phải ngồi lại bàn đàm phán ở Hội nghị Giơ-ne-vơ (Thụy Sĩ) để ký cam kết về thiết lập hoàn toàn nền hòa bình, độc lập cho toàn cõi Đông Dương. Kháng chiến chống Pháp kết thúc, cũng chính tại Hội nghị này, các bên liên quan đã thống nhất lấy vĩ tuyến 17 (sông Bến Hải) làm giới tuyến tạm chia cắt hai miền Nam-Bắc chờ tổng tuyển cử tự do. Song do hoàn cảnh lịch sử, tận đến 25 năm sau, chúng ta mới hoàn thành sứ mệnh giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975).
Nước nhà được thống nhất, dưới sự lãnh đạo của Đảng, cả nước tập trung vào việc tái thiết quốc gia, đồng thời đẩy mạnh công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội. Thời kỳ những năm 1976 đến những năm đầu thập niên 90 của thế kỷ trước, một phần do hoàn cảnh khách quan, một phần do sự kiệt quệ của một đất nước vừa thoát ra khỏi chiến tranh, lại thực hiện cơ chế kinh tế bao cấp và còn phải dồn sức cho hai cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc và Tây Nam lại còn bị chính quyền Mỹ bao vây, cấm vận.. nên nền kinh tế đã rơi vào tình trạng khủng hoảng nghiêm trọng.
Lạm phát tăng phi mã, thiếu lương thực triền miên, nên đất nước đã khó khăn càng thêm chồng chất khó khăn. Song nhờ phát huy bản lĩnh của một dân tộc anh hùng, của Đảng quang vinh, luôn biết vươn lên trong những hoàn cảnh khó khăn, không biết đến khái niệm “tự kiêu cộng sản”, với phương châm “nhìn thẳng vào sự thật” để tìm ra những nguyên nhân khiến đất nước lâm vào tình trạng đói nghèo, Đảng đã vạch ra con đường “đổi mới”. Đại hội VI năm 1986 là đỉnh cao của sự kết tinh trí tuệ Việt Nam, mở cánh cửa để Việt Nam hội nhập với thế giới bên ngoài, “mở” chính sách để phát triển nền kinh tế nhiều thành phần có sự quản lý của Nhà nước.
Kể từ năm 1986 đến nay, sau hơn 30 năm tiến hành công cuộc đổi mới, thế và lực của Việt Nam trên trường quốc tế đã khác rất nhiều. Về chính trị, từ một quốc gia bị bao vây, cấm vận, đến nay Việt Nam đã tham gia hầu hết các tổ chức của quốc tế, là thành viên có trách nhiệm của Liên Hợp quốc và là bạn bè, là đối tác tin cậy của quốc tế. Không những thế, Việt Nam còn thiết lập các mối quan hệ “đối tác chiến lược toàn diện”, “đối tác chiến lược” với hầu hết những nước lớn trên thế giới.
Về kinh tế, từ một quốc gia nghèo, thiếu đói liên miên, đến nay Việt Nam đã vươn lên là nước có mức thu nhập trung bình, có quy mô nền kinh tế lên tới 350 tỷ USD. Về thương mại, từ một quốc gia bế quan, tỏa cảng bị bao vây cấm vận, đến nay Việt Nam đã tham gia hầu như tất cả các tổ chức lớn của thế giới, đồng thời chủ động đưa ra “các luật chơi” thương mại tự do, từ Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) đến các Hiệp định thương mại tự do đa phương, song phương… Kinh tế Việt Nam đã hòa chung vào quỹ đạo kinh tế toàn cầu.
Kinh tế hội nhập, thể chế “kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa” ngày một hoàn thiện. Từ chỗ kinh tế Nhà nước nắm vai trò chủ đạo, dần sau đó Nghị quyết các kỳ Đại hội Đảng XI, XII và các Nghị quyết chuyên đề của Trung ương chỉ rõ: “Khuyến khích, tạo điều kiện cho kinh tế tư nhân phát triển”.
Đồng thời, xác định kinh tế tư nhân là một trong những trụ cột kinh tế đất nước. Với định hướng cụ thể mang tầm chiến lược này, gần 1 thập kỷ qua Việt Nam đã chứng kiến sự thần kỳ của kinh tế tư nhân. Ngoại trừ những phân ngành, lĩnh vực độc quyền Nhà nước như điện, kinh tế tư nhân đã vươn lên làm chủ vận hội của mình, cũng là vận hội của quốc gia. Ở bất kỳ phân ngành nào của nền kinh tế cũng có sự hiện diện của kinh tế tư nhân.
Nhìn lại chặng đường 90 năm qua, có thể khẳng định, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, dân tộc ta đã liên tiếp giành được những thắng lợi ở tất cả các các mặt trận giải phóng dân tộc, bảo vệ toàn vẹn chủ quyền lãnh thổ, phát triển kinh tế và hội nhập với thế giới.
Đến góc nhìn Thủ đô Anh hùng
Hoà vào thắng lợi chung của đất nước, suốt 9 thập niên qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng, với trọng trách là Thủ đô của đất nước, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân thành phố Hà Nội đã đoàn kết một lòng, không ngừng nỗ lực, đoàn kết và thu được nhiều thành tựu quan trọng.
Mừng 90 năm Đảng quang vinh, mừng Xuân mới Canh Tý, toàn thể cán bộ công nhân viên chức, đoàn viên Công đoàn, người lao động của Thủ đô sắt son một lòng đi theo Đảng, ra sức học tập, lao động, trau dồi kiến thức, đoàn kết một lòng cùng toàn Đảng, toàn quân và toàn dân; cùng Đảng bộ, chính quyền Thành phố xây dựng đất nước mạnh giàu, bảo vệ vững chắc chủ quyền lãnh thổ; Tiếp tục đưa Thủ đô phát triển xứng tầm khu vực, xứng đáng là “trái tim của cả nước”… |
Trên bình diện chính trị, quân sự, phát huy hào khí Thăng Long - Hà Nội đã ghi danh vào lịch sử với những cuộc chiến oai hùng của cha ông như Ngọc Hồi - Đống Đa, quân và dân Hà Nội đã anh dũng chiến đấu 12 ngày đêm mùa Đông năm 1946 khiến quân Pháp phải tính đến ý định từ bỏ thiết lập chế độ Pháp thuộc.
Tiếp đó, trong những ngày của tháng 12/1972 lịch sử, quân và dân Hà Nội lại tiếp tục làm nên chiến thắng lịch sử “Điện Biên Phủ” trên bầu trời Thủ đô. Một kỳ tích bắn rơi pháo đài bay B52 của không lực Hoa Kỳ, loại máy bay được cho là tối tân nhất của quân đội mạnh nhất thế giới lúc bấy giờ.
Chiến thắng trên bầu trời Hà Nội năm 1972 được bạn bè quốc tế gọi là “chiến thắng của phẩm giá của lương tri con người”. Thắng lợi của quân và dân Hà Nội trong đánh pháo đài bay B52 mở ra việc ký kết Hiệp định Paris buộc quân đội Mỹ rút quân hoàn toàn khỏi miền Nam, là tiền đề để ngày 30/4/1975 đất nước được hát chung bài ca thống nhất.
Không những thế, từ một Thủ đô chịu chung số phận với đất nước bị bao vây cấm vận, đến nay Hà Nội đã vươn lên trở thành địa chỉ tin cậy, nơi luôn được cộng đồng quốc tế chọn tổ chức các sự kiện, hội nghị quan trọng mang tầm quốc tế.
Trên bình diện kinh tế, Hà Nội cũng đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Những năm sau giải phóng Thủ đô, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ Thành phố, Hà Nội là điểm sáng về kinh tế với việc phát triển hệ thống các nhà máy, xí nghiệp công nghiệp nặng làm hậu phương vững chắc cho miền Nam và cả nước trong công cuộc đấu tranh thống nhất đất nước.
Sau hơn 30 năm tiến hành công cuộc đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo, Đảng bộ và chính quyền Thủ đô đã vận dụng một cách sáng tạo các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của cả nước đưa kinh tế -xã hội Thành phố phát triển vượt bậc. Không chỉ là trung tâm chính trị, văn hóa, hành chính của đất nước, hiện Hà Nội đã vươn lên trở thành một trong hai đầu tàu kinh tế lớn nhất cả nước.
Nếu như trước đây, thu ngân sách của Hà Nội chỉ bằng 20 - 30% thành phố Hồ Chí Minh thì nay khoảng cách đó đã được thu hẹp. Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội là hai địa phương thu ngân sách nhiều nhất của cả nước. Năm 2019 thu ngân sách trên địa bàn Hà Nội ước thực hiện 264.710 tỷ đồng, đạt 100,6% dự toán Hội đồng Nhân dân thành phố giao, tăng 7,4% so với thực hiện năm 2018. Còn thành phố Hồ Chí Minh ước đạt khoảng 410.000 tỷ đồng. Điều này chứng tỏ, tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) của Hà Nội ngày càng tăng trưởng cao.
Không những chỉ số kinh tế đạt mức ấn tượng, thu nhập của người dân ngày một cao, Hà Nội còn là đô thị có hạ tầng giao thông phát triển nhất cả nước. Hệ thống giao thông phát triển theo hướng đồng bộ, hiện đại là điều kiện cần để kinh tế Thủ đô tiếp tục cất cánh bay cao, vươn tầm khu vực và thế giới.
Chỉ còn khoảng 10 tháng nữa là nhiệm kỳ Đại hội Đảng bộ thành phố Hà Nội lần thứ XVI kết thúc, với việc thực hiện thắng lợi 3 khâu đột phá của Nghị quyết gồm: Phát triển đồng bộ, từng bước hiện đại hóa kết cấu hạ tầng đô thị và nông thôn; Tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, tạo bước chuyển biến mạnh về kỷ luật, kỷ cương, ý thức, trách nhiệm, chất lượng phục vụ nhân dân của đội ngũ cán bộ, công chức; cải thiện môi trường đầu tư, thúc đẩy, nâng cao hiệu quả đầu tư và sản xuất kinh doanh trên địa bàn Thủ đô; Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh và phát triển toàn diện, đáp ứng yêu cầu của thời kỳ mới”, chúng ta tin tưởng Đại hội Đảng bộ thành phố Hà Nội lần thứ XVII sẽ tiếp tục mở ra thời kỳ phát triển cho Thủ đô theo hướng: “phát triển nhanh và bền vững”. Những tồn tại, yếu kém do yếu tố khách quan lẫn chủ quan mang lại trong hiện tại sẽ được giải quyết thấu đáo, khoa học trong tương lai.
Mừng 90 năm Đảng quang vinh, mừng Xuân mới Canh Tý, toàn thể cán bộ công nhân viên chức, đoàn viên Công đoàn, người lao động của Thủ đô sắt son một lòng đi theo Đảng, ra sức học tập, lao động, trau dồi kiến thức, đoàn kết một lòng cùng toàn Đảng, toàn quân và toàn dân; cùng Đảng bộ, chính quyền Thành phố xây dựng đất nước mạnh giàu, bảo vệ vững chắc chủ quyền lãnh thổ; tiếp tục đưa Thủ đô phát triển xứng tầm khu vực, xứng đáng là “trái tim của cả nước”…
LĐTĐ
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Giá xăng dầu hôm nay (5/11): Giá dầu thế giới tiếp đà tăng mạnh
Tỷ giá USD hôm nay (5/11): Đồng USD thị trường tự do quay đầu giảm
Giá vàng hôm nay (5/11): Vàng trong nước đồng loạt giảm mạnh
Tuyên truyền Luật Thủ đô năm 2024 đến người lao động ngành Xây dựng Hà Nội
Ngắm nhìn vẻ đẹp của Hà Nội với loạt tranh vẽ bằng bút bi
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 5/11: Sáng sớm có mưa rào, trời chuyển rét
Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch
Tin khác
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu
Sự kiện 04/11/2024 22:07
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10
Sự kiện 04/11/2024 21:44
Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện
Sự kiện 04/11/2024 21:37
Đại biểu Quốc hội: Cần nghiêm trị hành vi phá hoại môi trường dù là nhỏ nhất
Sự kiện 04/11/2024 16:33
Đại biểu đề xuất quan tâm đào tạo nghề, nâng cao chất lượng lao động
Sự kiện 04/11/2024 16:19
Đại biểu Quốc hội: Không tăng lương khu vực công, nhưng phải tăng lương hưu và trợ cấp cho người có công
Sự kiện 04/11/2024 15:06
Đại biểu Quốc hội: Cần cơ chế đặc thù cho các địa phương bị thiệt hại do bão lũ
Sự kiện 04/11/2024 13:25
Đại biểu đề nghị xử lý nghiêm các vụ lừa đảo, đánh cắp thông tin cá nhân trên mạng
Sự kiện 04/11/2024 10:40
37 tỉnh, thành giảm 7 đơn vị hành chính cấp huyện, 373 đơn vị cấp xã sau sắp xếp
Sự kiện 01/11/2024 21:41
Luân chuyển, chỉ định Phó Bí thư Huyện ủy các huyện Yên Thành, Quế Phong
Sự kiện 01/11/2024 21:39