5 trẻ đuối nước, 4 ca nguy kịch do sơ cấp cứu sai cách

(LĐTĐ) Tuần vừa qua, Khoa Điều trị tích cực Nội khoa (Bệnh viện Nhi Trung ương) đã tiếp nhận 5 trường hợp đuối nước nghiêm trọng, trong đó chỉ có 1 trẻ được sơ cấp cứu ban đầu đúng cách nên đã hồi phục tốt, 4 trẻ còn lại do không được thổi ngạt, ép tim ngay mà bị bế dốc chạy nên vẫn trong tình trạng nguy kịch.
Tăng cường thực hiện công tác phòng chống đuối nước, tai nạn thương tích Long Biên phát động xây dựng cộng đồng an toàn Chú trọng công tác phòng, chống đuối nước cho trẻ em trên địa bàn Thủ đô

Tổn thương thần kinh do dốc ngược trẻ chạy

Dù đã được các cơ quan chuyên môn và truyền thông cảnh báo rất nhiều, nhưng tình trạng sơ cấp cứu ban đầu sai cách bằng cách dốc ngược nạn nhân đuối nước chạy vẫn xảy ra. Dốc ngược trẻ chạy có thể khiến trẻ nguy kịch, tổn thương thần kinh nặng, thậm chí tử vong.

5 trẻ đuối nước, 4 ca nguy kịch do sơ cấp cứu sai cách
Trẻ đuối nước được điều trị tại Bệnh viện Nhi Trung ương.

Cụ thể, như trường hợp bé trai 3 tuổi (ở Thái Nguyên) đuối nước tại bể bơi. Theo đó, ngày 10/8, bé trai đi bơi cùng anh trai 14 tuổi tại bể bơi. Sau đó, trẻ được phát hiện chìm trong bể bơi người lớn trong tình trạng môi tím, da trắng nhợt, không cử động. Trẻ được nhân viên tại bể bơi ép tim và thổi ngạt khoảng 2 phút, sắc da hồng trở lại.

Tuy nhiên, trẻ lại được vác chạy trong 5 phút, nhận thấy tình trạng trẻ không cải thiện, mới chuyển đến trạm y tế gần nhất và bệnh viện huyện. Tại đây, trẻ được thở oxy, có nhịp tim trở lại, nhưng tiểu tiện không tự chủ, có cơn co cứng nên chuyển bệnh viện tỉnh. Trẻ tiếp tục được các bác sĩ đặt nội khí quản và chuyển đến Bệnh viện Nhi Trung ương.

Thời điểm nhập viện, bệnh nhi hôn mê, suy hô hấp, suy tuần hoàn, suy đa tạng, được điều trị thở máy, ổn định huyết động, lọc máu, kháng sinh và sử dụng biện pháp hạ thân nhiệt chủ động để bảo vệ não. Tuy nhiên, sau 3 ngày, tình trạng của trẻ vẫn nặng nề, nguy cơ tử vong cao do suy đa cơ quan, thời gian thiếu oxy não kéo dài vì không được sơ cấp cứu ban đầu đúng cách.

Hay trường hợp bé trai 12 tuổi (ở Nam Định), đuối nước ở sông gần nhà. Khi vớt trẻ lên, người cấp cứu không rõ trẻ có ngừng thở, ngừng tim hay không mà chỉ biết trẻ tím tái và vác ngược chạy khoảng 10 phút, mặc dù trẻ có cân nặng khá lớn (50kg). Khi thấy không hiệu quả, trẻ mới được ép tim và đưa đi cấp cứu tại bệnh viện huyện, trẻ có nhịp tim trở lại sau 15 phút cấp cứu.

Tuy nhiên, do thời gian ngừng tim trước đó kéo dài trên 30 phút, nên mặc dù được áp dụng các biện pháp hồi sức tích cực tại Bệnh viện Nhi Trung ương, trẻ vẫn hôn mê sâu, suy hô hấp, tiên lượng di chứng thần kinh nặng nề.

May mắn hơn là trường hợp bé gái 4 tuổi (ở Hà Nội) bị đuối nước khi đi tập bơi - may mắn hồi phục tốt do sơ cấp cứu ban đầu đúng cách. Mẹ của bé gái cho biết, trước khi vào viện trẻ được bố mẹ cho đi học bơi tại bể bơi gần nhà, trong quá trình bơi trẻ gần như đã biết bơi và được cho sang bể của người lớn tập bơi dưới sự giám sát của bố và cô giáo dạy bơi.

Tuy nhiên, khi sang bể người lớn trẻ không thích bơi, không hợp tác nên sau khoảng 5 phút có dấu hiệu bị đuối nước. Khi phát hiện trẻ tím tái, cô giáo và bố vớt trẻ lên và tiến hành sơ cứu ép tim, thổi ngạt liên tục. Sau cấp cứu khoảng 1 phút, trẻ có nhịp thở lại và được chuyển tới tới cơ sở y tế. Mặc dù khi trẻ vào Bệnh viện Nhi Trung ương trong tình trạng nặng, nhưng chỉ sau 3 ngày, trẻ đã cai được máy thở. Hiện tại, trẻ hoàn toàn tỉnh táo và chuẩn bị được xuất viện.

Hồi sức tim phổi ngay để cứu sống trẻ đuối nước

Thạc sĩ, bác sĩ Hoàng Ngọc Cảnh, Khoa Điều trị tích cực Nội khoa (Bệnh viện Nhi Trung ương) cho biết: Việc sơ cấp cứu ban đầu cho trẻ đuối nước rất quan trọng vì nguyên nhân chính gây tử vong ở trẻ đuối nước là tổn thương não do thiếu oxy. Thời gian chịu đựng thiếu oxy của não tối đa chỉ khoảng từ 4 - 5 phút, nếu quá thời gian này sẽ dẫn tới tổn thương não không hồi phục, gây tử vong hoặc di chứng thần kinh. Vì thế, khi thấy một trẻ bị đuối nước không tỉnh, không thở, ngừng tim thì cần phải hồi sức tim phổi (thổi ngạt, ép tim) ngay.

Việc nhiều người có thói quen dốc ngược trẻ lên vai rồi chạy sẽ làm cho các dịch ở dạ dày trào ngược hít vào đường thở và làm chậm trễ hồi sức tim phổi (ép tim/thổi ngạt), làm mất thời gian vàng để cấp cứu trẻ, thậm chí gây thêm các tổn thương cho trẻ.

Các bước cấp cứu đuối nước đúng cách được Hội Nhi khoa Việt Nam và Bệnh viện Nhi Trung ương khuyến cáo áp dụng:

5 trẻ đuối nước, 4 ca nguy kịch do sơ cấp cứu sai cách
Cách ép tim ngoài lồng ngực cấp cứu trẻ khi bị đuối nước.

Bước 1. Gọi trợ giúp: Cần nhanh chóng tìm sự trợ giúp của những người xung quanh khi thấy trẻ bị đuối nước bằng cách gọi to, gọi cấp cứu 115.

Bước 2. Nhanh chóng đưa trẻ ra khỏi nước bằng mọi cách: Đây là bước rất quan trọng, có hai phương pháp là cứu đuối gián tiếp và cứu đuối trực tiếp.

- Cứu đuối gián tiếp: Là sử dụng các dụng cụ cứu đuối sẵn có (phao, dây, gậy, quần áo, các vật có thể nổi trên nước,…) để cứu người trẻ đuối nước khi vẫn còn đang tỉnh. Tùy theo tình hình và tính chất của mỗi trường hợp cụ thể mà người cứu đuối lựa chọn phương án cứu để phù hợp, an toàn và hiệu quả.

- Cứu đuối trực tiếp: Là xuống nước, bơi đến cứu nạn nhân; cứu đuối trực tiếp nên dành cho đối tượng cứu hộ chuyên nghiệp, được đào tạo có đủ sức khỏe và năng lực ở thời điểm thực hiện hoặc đối tượng không chuyên có kỹ năng bơi và cứu đuối.

Bước 3. Kiểm tra xem trẻ có thở không và có tỉnh không: Khi trẻ được đưa lên bờ, ngay lập tức xem trẻ có thở không bằng cách: Nhìn lồng ngực của trẻ có di động không. Đặt tai của bạn gần miệng và mũi trẻ có cảm thấy không khí thở ra của trẻ ở trên má của bạn không? (thở ngáp được xem là không thở). Trong khi kiểm tra hơi thở, bạn cũng có thể lay gọi trẻ để xem đứa trẻ có phản ứng không.

Bước 4. Nếu trẻ không thở, hãy bắt đầu hồi sức tim phổi ngay: Cẩn thận đặt trẻ nằm ngửa trên nền cứng. Nếu nghi ngờ chấn thương cổ hãy di chuyển trẻ trẻ bằng cách di chuyển toàn bộ cơ thể (đầu, cổ, cột sống và hông) với nhau, giữ cho tất cả chúng thẳng hàng; không ngửa đầu nâng cằm, chỉ cần ấn góc hàm. Nếu không nghi ngờ chấn thương cổ: Giữ đầu trẻ ngửa ra sau và nâng cằm để thông đường thở (kỹ thuật ngửa đầu – nâng cằm).

Tiến hành hồi sức tim – phổi cho trẻ bằng cách:

- Thổi ngạt: Với trẻ nhỏ, đặt miệng của bạn trên cả mũi và miệng của trẻ để thổi ngạt một cách kín. Với trẻ lớn hơn, một tay ép cánh mũi và đưa miệng của bạn thổi vào miệng của trẻ. Thổi chậm, đều trong 1 - 2 giây và ngực của trẻ sẽ phồng lên, thổi ngạt 5 nhịp thở đầu tiên.

- Ép tim ngoài lồng ngực: Ngay sau thổi ngạt 5 nhịp đầu tiên, tiến hành ép tim ngoài lồng ngực. Sử dụng một tay đặt vuông góc với lồng ngực, (trẻ lớn/người lớn có thể dùng hai tay). Vị trí ép tim 1/2 dưới xương ức, ấn xuống ngực sâu khoảng 1/3 - 1/2 lồng ngực theo đường kính trước sau. Tốc độ ép tim 100 -120 lần/phút. Những lần tiếp theo tiếp tục thực hiện theo chu kỳ 30 lần ép tim/2 lần thổi ngạt. Tiếp tục ép tim và thổi ngạt liên tục (cả trong quá trình vận chuyển cấp cứu) cho tới khi trẻ tự thở lại được, hồng hào trở lại.

Bước 5: Sau khi nạn nhân tỉnh, cần đặt nạn nhân ở tư thế an toàn: Nằm nghiêng, kê cao gối hai bên vai, nới rộng quần áo để phòng tránh nguy cơ trẻ bị ngạt thở trở lại. Lau khô người, thay quần áo và ủ ấm bé sau đó nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất. Trên đường đi người nhà cần chú ý theo dõi hô hấp, tuần hoàn của trẻ. Tốt nhất là có sự trợ giúp vận chuyển của nhân viên y tế.

Một số chú ý khi cấp cứu trẻ đuối nước và những sai lầm cần tuyệt đối tránh:

- Không được dốc ngược trẻ lên vai rồi chạy làm cho các dịch ở dạ dày trào ngược hít vào đường thở và làm chậm trễ hồi sức tim phổi (ép tim/thổi ngạt), làm mất thời gian vàng để cấp cứu trẻ.

- Không được ngừng hồi sức tim phổi nếu trẻ chưa có nhịp thở.

- Khi ép tim ngoài lồng ngực, không ấn ngực quá mạnh sẽ gây gãy xương sườn, đụng dập phổi.

- Cần đưa tất cả trẻ bị đuối nước đến các cơ sở y tế để tiếp tục kiểm tra và theo dõi các biến chứng sau đuối nước.

Minh Khuê

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Quyết liệt hơn nữa trong giai đoạn nước rút dự án đường dây 500kV mạch 3

Quyết liệt hơn nữa trong giai đoạn nước rút dự án đường dây 500kV mạch 3

(LĐTĐ) Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị các cơ quan, đơn vị, địa phương, lực lượng liên quan quyết tâm cao hơn nữa thực hiện dự án đường dây 500kV mạch 3 với mục tiêu khánh thành toàn dự án vào dịp kỷ niệm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9 năm nay.
Tiếp tục giải quyết vướng mắc, phát sinh của doanh nghiệp

Tiếp tục giải quyết vướng mắc, phát sinh của doanh nghiệp

(LĐTĐ) Chủ trì phiên họp về tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư, dự án đầu tư trên địa bàn Hà Nội, Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh yêu cầu thực hiện cắt giảm, đơn giản hóa trong giải quyết các thủ tục về đầu tư dự án, triển khai thực hiện các cơ chế, chính sách…
Huyện Phú Xuyên tổ chức cưỡng chế thu hồi đất thi công tuyến đường trục phía Nam

Huyện Phú Xuyên tổ chức cưỡng chế thu hồi đất thi công tuyến đường trục phía Nam

(LĐTĐ) Từ 8h ngày 13/8, Ủy ban nhân dân (UBND) huyện Phú Xuyên, Hà Nội đã tiến hành cưỡng chế thu hồi đất của 15 hộ dân thôn Phù Bật, xã Hồng Minh với tổng diện tích 1.930m2 để triển khai thi công xây dựng dự án đường trục phía Nam.
Quận Hà Đông: Tưng bừng Ngày hội toàn dân bảo vệ An ninh tổ quốc

Quận Hà Đông: Tưng bừng Ngày hội toàn dân bảo vệ An ninh tổ quốc

(LĐTĐ) Chào mừng kỷ niệm 19 năm “Ngày hội toàn dân bảo vệ An ninh tổ quốc” và 30 năm thành lập phường Phúc La (quận Hà Đông); mới đây, phường Phúc La vinh dự được Ủy ban nhân dân (UBND) quận Hà Đông lựa chọn là đơn vị tổ chức điểm Ngày hội toàn dân bảo vệ An ninh tổ quốc (ANTQ) năm 2024.
Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội thăm, chúc mừng Báo Lao động

Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội thăm, chúc mừng Báo Lao động

(LĐTĐ) Ngày 13/8, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến đã đến thăm, chúc mừng Báo Lao động nhân kỷ niệm 95 năm Ngày Báo Lao động xuất bản số đầu tiên (14/8/1929 - 14/8/2024).
Chuyện về thầy giáo khiếm thị luôn nỗ lực tạo ra giá trị của bản thân

Chuyện về thầy giáo khiếm thị luôn nỗ lực tạo ra giá trị của bản thân

(LĐTĐ) Thầy giáo khiếm thị Bùi Ngọc Song - hiện đang công tác tại Trung tâm đào tạo cán bộ phục hồi chức năng cho người mù luôn nỗ lực vượt qua khó khăn, vươn lên trong cuộc sống, công tác tốt và xây dựng gia đình hạnh phúc, văn minh.
Cho thôi làm nhiệm vụ đại biểu Quốc hội với ông Đặng Quốc Khánh và ông Chẩu Văn Lâm

Cho thôi làm nhiệm vụ đại biểu Quốc hội với ông Đặng Quốc Khánh và ông Chẩu Văn Lâm

(LĐTĐ) Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường vừa có văn bản số 4127/TTKQH-TT thông báo về việc cho thôi làm nhiệm vụ đại biểu Quốc hội khóa XV đối với ông Đặng Quốc Khánh và ông Chẩu Văn Lâm.

Tin khác

Xuất hiện 4 ca bệnh vi khuẩn ăn thịt người diễn biến cấp tính

Xuất hiện 4 ca bệnh vi khuẩn ăn thịt người diễn biến cấp tính

Bệnh viện Bãi Cháy (Quảng Ninh) cho biết đang tiếp nhận điều trị 4 trường hợp mắc bệnh Whitmore (còn gọi là bệnh vi khuẩn ăn thịt người) với biểu hiện lâm sàng rất đa dạng, diễn biến bán cấp tính gây tổn thương đa dạng nhiều cơ quan, làm suy yếu hệ miễn dịch (nhiễm khuẩn huyết, áp xe gan, áp xe cẳng chân, viêm màng não...).
Chính sách giá và thuế - giải pháp hữu hiệu để kiểm soát tiêu dùng thuốc lá

Chính sách giá và thuế - giải pháp hữu hiệu để kiểm soát tiêu dùng thuốc lá

(LĐTĐ) Sáng 13/8, Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Tổ chức Healthbridge Canada tại Việt Nam tổ chức Hội thảo cung cấp thông tin cho cơ quan báo, chí về tác hại của thuốc lá và vai trò của chính sách thuế trong phòng, chống tác hại của thuốc lá.
Gia tăng trẻ nhập viện vì bệnh ho gà

Gia tăng trẻ nhập viện vì bệnh ho gà

(LĐTĐ) Thời gian qua, nhiều bệnh viện trên địa bàn Hà Nội đã tiếp nhận và điều trị cho nhiều bệnh nhân mắc bệnh ho gà, đặc biệt là trẻ em. Ho gà là bệnh lây truyền qua đường hô hấp. Bệnh có thể gây biến chứng nguy hiểm, thậm chí tử vong nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời.
Gia tăng ca mắc sốt xuất huyết trên địa bàn thành phố

Gia tăng ca mắc sốt xuất huyết trên địa bàn thành phố

(LĐTĐ) Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố (CDC) Hà Nội, trong tuần qua (từ ngày 2/8 đến ngày 8/8), toàn thành phố ghi nhận 188 ca mắc sốt xuất huyết. Bệnh nhân phân bố tại 26 quận, huyện.
Nhiễm giun đũa chó mèo từ vật nuôi trong nhà

Nhiễm giun đũa chó mèo từ vật nuôi trong nhà

(LĐTĐ) Nuôi 8 con chó, mèo, bệnh nhân phải nhập viện trong tình trạng sẩn ngứa khắp cơ thể. Kết quả chẩn đoán, bệnh nhân bị nhiễm giun đũa chó mèo.
Những lưu ý khi dùng mật ong

Những lưu ý khi dùng mật ong

(LĐTĐ) Mật ong được biết đến là thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao và tốt cho sức khỏe, nhưng nếu sử dụng mật ong sai cách có thể gây hại với sức khỏe.
Thêm bệnh nhân nhiễm ký sinh trùng do ăn thịt chua nhiều năm

Thêm bệnh nhân nhiễm ký sinh trùng do ăn thịt chua nhiều năm

(LĐTĐ) Nữ bệnh nhân Bùi Thị H (58 tuổi, ở Hòa Bình) tới Phòng khám Đa khoa Medlatec Cầu Giấy khám trong tình trạng ngứa kèm ban mày đay nổi khắp toàn thân. Sau khi kiểm tra sức khỏe bất ngờ phát hiện bệnh nhân nhiễm ấu trùng giun đũa chó mèo. Nguyên nhân nhiễm được xác định là thói quen ăn thịt chua - món ăn chế biến từ thịt lợn chưa được nấu chín.
Quận Hà Đông đẩy mạnh hoạt động nâng cao chất lượng dân số

Quận Hà Đông đẩy mạnh hoạt động nâng cao chất lượng dân số

(LĐTĐ) Xác định tầm quan trọng của công tác dân số và phát triển, ngay từ đầu năm, Trung tâm Y tế quận Hà Đông đã ban hành các kế hoạch, đề ra các giải pháp nâng cao chất lượng dân số; đồng thời tham mưu cho Ủy ban nhân dân quận ban hành công văn chỉ đạo các phường trong thực hiện công tác dân số và phát triển.
Quận Hai Bà Trưng chủ động phòng, chống sốt xuất huyết

Quận Hai Bà Trưng chủ động phòng, chống sốt xuất huyết

(LĐTĐ) Từ đầu năm 2024 đến nay, toàn quận Hai Bà Trưng có 72 ca mắc sốt xuất huyết và 1 ổ dịch, hiện đang xếp thứ 7/30 quận, huyện trên địa bàn Thành phố về số ca mắc.
Không chủ quan khi trong gia đình có người mắc ung thư đại tràng

Không chủ quan khi trong gia đình có người mắc ung thư đại tràng

(LĐTĐ) Ung thư đại tràng là một trong những bệnh ung thư phổ biến trên thế giới, do nhiều nguyên nhân gây nên, trong đó có yếu tố di truyền. Bệnh viện Đa khoa Medlatec vừa tiếp nhận ca bệnh đến khám do 3 đời của gia đình đều có người mắc ung thư đại tràng, đi khám hoàn toàn khỏe mạnh, nhưng bệnh nhân lại bất ngờ phát hiện yếu tố tiền ung thư.
Xem thêm
Phiên bản di động