Xu hướng mới trong điều trị bướu cổ
Việt Nam là điểm sáng về điều trị HIV/AIDS bằng thuốc ARV | |
Củ cải đường và khả năng kiểm soát bệnh tật |
Đây là nhưng thông tin được đưa ra tại hội nghị “Cập nhật các thăm dò cận lâm sàng mới trong chẩn đoán và điều trị bệnh”, được Bộ Y tế phối hợp Bệnh viện đa khoa Medlatec tổ chức vừa qua. Tại Hội nghị, Giáo sư, chuyên gia đầu ngành lĩnh vực vi sinh, chẩn đoán hình ảnh trong nước và quốc tế đã chia sẻ các kỹ thuật thăm dò cận lâm sàng mới trong chẩn đoán, điều trị bệnh. Một trong những vấn đề được quan tâm chính là xu hướng mới trong điều trị bướu cổ.
Bà Kate Suh, Quản lý khu vực Đông Nam Á, Australia và NewZealand Tập đoàn Y tế Starmed cho biết, bướu cổ (hay còn gọi là u tuyến giáp lành tính) là bệnh lý thường gặp nhất của tuyến giáp. Theo các nghiên cứu khác nhau trên thế giới cho thấy, tỷ lệ mắc bệnh trong dân cư lên tới khoảng 40 đến 60%, trong đó nam giới chiếm đa số. Bướu cổ có thể gây ra các triệu chứng khó chịu như ho, khó thở, vướng khi nuốt, đau, khối nổi vùng cổ gây mất thẩm mỹ.
PGS. TS Lê Văn Phủng phát biểu tại hội nghị.(Ảnh: Minh Khuê). |
Hiện có nhiều phương pháp điều trị bướu cổ như nội khoa, phẫu thuật. Song các phương pháp này vẫn còn tồn tại những hạn chế như điều trị bằng thuốc cần dùng kéo dài nhiều năm, không loại bỏ nhân mà chỉ ngăn không cho nhân to ra, có thể gây ra những biến chứng tim mạch, loãng xương, bệnh thận. Do không làm giảm kích thước bướu nên ảnh hưởng tới thẩm mỹ của người bệnh.
Vì thế, đốt sóng cao tần u tuyến giáp là phương pháp xâm lấn tối thiểu không để lại sẹo ngang vùng cổ. Tỷ lệ tổn thương dây thần kinh thanh quản quặt ngược rất thấp so với phẫu thuật. Bệnh nhân không phải gây mê, không bị gây tổn thương các cấu trúc quanh tuyến giáp nên hầu như không đau sau can thiệp và không gặp biến chứng của suy giáp.
Theo bà Kate Suh, người bệnh khi được xử lý bằng phương pháp này sẽ bảo tồn được phần tuyến giáp lành tính, có thời gian phục hồi nhanh, ra viện trong ngày. Bệnh nhân tránh nguy cơ phải uống thuốc hoóc môn tuyến giáp hàng ngày nên sẽ không gây suy giáp.
ThS.BS Đỗ Đức Linh, Phó Giám đốc Bệnh viện đa khoa Medlatec cho biết, sau khi làm thủ thuật, bệnh nhân chỉ cần kiểm tra định kỳ gồm siêu âm, có dopple màu, làm các xét nghiệm liên quan. Thể tích khối bướu sẽ giảm khoảng 40-60% sau một tháng. Sau một năm, khối bướu giảm khoảng 90-95% và người bệnh sẽ hết các triệu chứng khó chịu.
Hiện nay, phương pháp đốt sóng cao tần được áp dụng trong nhiều trường hợp như u gan, phổi, thận... Đối với nhân lành tính tuyến giáp, các trường hợp nhân dưới 19mm; nang với phần đặc từ hơn 50%; có triệu chứng lâm sàng vùng cổ, loạn cảm họng, nuốt vướng, khó thở; nhân độc tuyến giáp (AFTN) gây nhiễm độc giáp có thể can thiệp bằng phương pháp này.
Theo các chuyên gia y tế kỹ thuật đốt sóng cao tần an toàn bởi sử dụng dòng điện xoay chiều trong 4-6 phút sẽ đốt hiệu quả các mạch trong nốt. Kỹ thuật được kiểm soát hoàn toàn dưới hướng dẫn siêu âm nên tránh làm tổn thương mạch máu lân cận.
Cũng tại hội nghị, PGS.TS Lê Văn Phủng - Hội đồng cố vấn chuyên môn Bệnh viện Đa khoa Medlatec cho biết, bệnh nhiễm trùng hiện vẫn là loại bệnh có tỷ lệ mắc đứng đầu ở nước ta. Tính bình quân trong năm, tất cả mọi người dân đều bị nhiễm trùng từ một đến nhiều lần ở một hoặc nhiều cơ quan nào đó trong cơ thể. tất cả các cơ quan trong cơ thể đều có thể bị nhiễm trùng như: Nhiễm trùng đường hô hấp, nhiễm trùng đường tiết niệu... Vì vậy, để chẩn đoán bệnh, tất cả các trường hợp nhiễm trùng đều cần làm xét nghiệm vi sinh. Xét nghiệm này đóng vai trò quan trọng trong chẩn đoán, tiên lượng bệnh, từ đó giúp thầy thuốc có hướng xử trí, điều trị hay đưa ra lời khuyên phòng bệnh tốt nhất cho người bệnh. |
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Tin khác
Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết
Y tế 23/12/2024 16:40
"Quả ngọt" sau hành trình 11 năm mòn mỏi mong con
Y tế 22/12/2024 06:02
Hoàn thiện Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức và Bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2 trong năm 2025
Y tế 20/12/2024 20:37
Trang bị kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản cho vị thành niên, thanh niên
Xã hội 20/12/2024 09:58
Hạnh phúc của những cặp vợ chồng quân nhân hiếm muộn
Y tế 19/12/2024 17:38
Tình trạng các nạn nhân vụ cháy trên đường Phạm Văn Đồng đang điều trị tại Bệnh viện E
Y tế 19/12/2024 16:43
Sôi nổi Hội thi Rung chuông vàng tìm hiểu kiến thức về sức khỏe sinh sản vị thành niên
Y tế 17/12/2024 20:52
Thời tiết chuyển lạnh, nhiều người nhập viện vì mắc sởi
Y tế 17/12/2024 08:06
Nhiều người cần tham vấn tâm lý trong điều trị bệnh “khó nói”
Y tế 17/12/2024 06:39
Hà Nội ghi nhận thêm 44 trường hợp mắc sởi
Y tế 17/12/2024 06:38