Việt Nam là điểm sáng về điều trị HIV/AIDS bằng thuốc ARV
Hưởng ứng Tháng hành động Quốc gia phòng chống HIV/AIDS năm 2017 | |
Báo động tỷ lệ người chuyển giới nữ có nguy cơ mắc HIV cao |
Đây là những thông tin được Cục Phòng chống HIV/AIDS chia sẻ với báo chí sáng 21/12 về 10 thành tựu nổi bật trong công tác phòng chống HIV/AIDS năm 2017. Nhân dịp này, Cục Phòng chống HIV/AIDS cũng thông tin kết quả về nghiên cứu “Khi tải lượng virus dưới ngưỡng ức chế - Không lây truyền HIV qua quan hệ tình dục”.
Dự phòng cho 450 nghìn người không nhiễm HIV
Việt Nam hiện có hơn 130 nghìn bệnh nhân đang được điều trị bằng thuốc ARV. Thuốc kháng virus (ARV) không chỉ giúp cho người nhiễm HIV sống khỏe mạnh, giảm nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng cơ hội mà còn giúp giảm lây truyền HIV sang người khác.
TS Kato Masaya, chuyên gia của WHO tại Việt Nam đánh giá, Việt Nam là điểm sáng trong khu vực về điều trị bằng thuốc ARV. Đặc biệt là việc tiên phong trong thực hiện các khuyến cáo của WHO về phác đồ điều trị và tiếp cận phổ cập để người nhiễm HIV dễ dàng tiếp cận thuốc ARV.
Năm 2017, công tác điều trị HIV/AIDS có sự thay đổi lớn trong chiến lược và đạt được nhiều chỉ số đáng khích lệ. Theo đó, tỷ lệ tuân thủ điều trị trên 12 tháng đạt 88%; tỷ lệ tải lượng virus dưới 1.000copies/ml đạt 93,7%; 37 tỉnh, thành phố thực hiện xét nghiệm tải lượng virus thường quy.
PGS.TS Nguyễn Hoàng Long, Cục trưởng Phòng, chống HIV/AIDS cho biết, tỷ lệ bệnh nhân điều trị ARV có thẻ bảo hiểm y tế tăng ngoạn mục, từ 50% vào cuối năm 2016 lên 82% vào cuối năm 2017. Năm 2017, Cục cũng thực hiện được mô hình cung cấp dịch vụ mới, điều trị ARV trong ngày.
Kể từ năm 2015 khi nguồn thuốc viện trợ bị cắt giảm dần, để bảo đảm nguồn thuốc ARV tiếp tục cấp cho bệnh nhân AIDS, Chính phủ đã giao Bộ Y tế mua sắm một phần thuốc ARV từ nguồn ngân sách trong nước để bù đắp khoản thuốc bị cắt giảm.
Cục Phòng, chống HIV/AIDS được sự giúp đỡ của các tổ chức quốc tế cũng như việc thương thảo tốt đã tiến hành đấu thầu mua sắm thuốc trên nguyên tắc lựa chọn mua các thuốc ARV đạt tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), có chất lượng tương đương thuốc viện trợ.
Năm đầu tiên đấu thầu thuốc ARV vào 2016, giá thuốc Việt Nam mua rẻ hơn 16,6%-17,8%. Năm 2017, giá thuốc tiếp tục hạ hơn 15% so với giá mua năm 2016. Việc mua sắm thành công thuốc ARV là một bước tiến quan trọng để Việt Nam chủ động cung ứng thuốc ARV thay thế nguồn viện trợ quốc tế, bảo đảm tính bền vững của chương trình phòng, chống HIV/AIDS.
Ức chế HIV sẽ không có nguy cơ làm lây truyền HIV qua đường tình dục
TS John Blandford, Giám đốc Chương trình HIV, Lao CDC Việt Nam cho biết, khi người bệnh uống thuốc ARV hằng ngày theo chỉ định, đạt được và duy trì tải lượng HIV dưới ngưỡng phát hiện sẽ thật sự không có nguy cơ làm lây truyền HIV sang bạn tình HIV âm tính.
Ở Việt Nam, 91,5% số người điều trị đều có tải lượng HIV dưới ngưỡng phát hiện. Những đối tượng này không có khả năng lây nhiễm sang bạn tình khi quan hệ tình dục không dùng bao cao su hoặc bất cứ biện pháp an toàn nào.
Bà Đỗ Thị Nhàn, Trưởng phòng Điều trị và Chăm sóc HIV cho biết, việc không lây nhiễm sang người khác khi người bệnh tuân thủ điều trị ARV chỉ được nhấn mạnh qua con đường tình dục, tức bạn tình vẫn âm tính sau khi quan hệ. Còn các con đường lây nhiễm khác như tiêm chích, qua máu chưa được khuyến cáo.
Về đường lây từ mẹ sang con, bà Nhàn nhấn mạnh, nếu người mẹ dương tính HIV được bắt đầu điều trị từ sớm, có lượng virus HIV dưới ngưỡng thì sẽ không truyền bệnh sang con.
Do đó, nếu bệnh nhân HIV tuân thủ điều trị đầy đủ, nghiêm túc thì có thể hoàn toàn sống chung với HIV, sinh hoạt, quan hệ tình dục bình thường. Họ có thể sinh con không bị nhiễm bệnh.
Tải lượng HIV dưới ngưỡng phát hiện được hiểu là khi HIV <200 bản sao/ml bằng cách xét nghiệm. Để kiểm soát tải lượng virus, khi điều trị bằng ARV, người bệnh cần xét nghiệm sáu tháng/lần ở năm đầu tiên. Từ năm thứ hai, người bệnh cần xét nghiệm một năm/lần.
Hiện, Việt Nam còn khoảng 40% người mắc HIV chưa được điều trị do khó khăn kinh tế và do e ngại sự kỳ thị của xã hội. Vì thế, công tác phòng chống HIV/AIDS sẽ còn phải tăng cường hơn nữa để phát hiện sớm và điều trị kịp thời, đúng phác đồ cho những người không may bị nhiễm HIV.
PGS.TS Nguyễn Hoàng Long cho biết, năm 2018, Cục sẽ triển khai các phác đồ điều trị ARV mới để giảm lây truyền HIV từ mẹ sang con. Đồng thời, phối hợp với chương trình chống lao để điều trị ARV kịp thời cho các trường hợp đồng nhiễm HIV/lao. Cục cũng sẽ thực hiện mô hình cung cấp dịch vụ dựa trên tình trạng bệnh, mở rộng cấp phát thuốc ARV và quản lý điều trị ARV tại trạm y tế xã/phường.
Theo Thiên Lam/nhandan.com.vn
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10
Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện
Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”
Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô
Tin khác
Y học tái tạo - Xu hướng mới trong điều trị bệnh lý cơ xương khớp
Y tế 04/11/2024 14:06
Đề xuất công nhận Ngày Chiều cao thế giới
Y tế 03/11/2024 22:25
Đồng hành cùng các gia đình hiếm muộn trên hành trình “tìm con”
Y tế 03/11/2024 19:31
Nhân viên y tế trung tâm tiêm chủng cứu sống cụ ông bị nhồi máu cơ tim khi đi trên đường
Y tế 02/11/2024 16:50
Phát động giải chạy vì trẻ sinh non
Y tế 02/11/2024 16:38
Phẫu thuật thành công cho bệnh nhi 7 tuổi gãy xương đùi
Y tế 02/11/2024 12:36
6 giờ phẫu thuật hồi sinh sự sống cho trẻ mắc bệnh tim bẩm sinh nghiêm trọng
Y tế 02/11/2024 06:18
Những điều cần biết để tránh đột quỵ khi chạy bộ
Y tế 31/10/2024 06:40
Phẫu thuật nội soi tuyến giáp qua đường tiền đình miệng
Y tế 30/10/2024 11:44
4 bệnh nhân được hồi sinh sự sống từ mô, tạng của người chết não hiến tặng
Y tế 29/10/2024 15:05