Vun đắp trí tuệ, tạo dựng chất lượng
Tuyên dương nhà giáo Thủ đô mẫu mực tiêu biểu năm 2019 | |
Chung khảo Hội diễn “Tiếng hát cán bộ quản lý và giáo viên Thủ đô” năm 2019 |
Những mốc son lịch sử
Theo Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội Chử Xuân Dũng, cách đây hơn 65 năm trước, vào những ngày đầu tháng 10/1954 lịch sử, trong niềm hân hoan của nhân dân Hà Nội trong công cuộc xây dựng cuộc sống mới, những người làm công tác giáo dục của Thủ đô nhận thức rõ vinh dự và trách nhiệm khi tiếp quản một mạng lưới giáo dục còn chưa phát triển.
Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Ngô Thị Thanh Hằng trao Huân chương Lao động của Chủ tịch nước cho các tập thể và cá nhân xuất sắc. |
Cả Hà Nội khi ấy chỉ có 3 trường Mầm non, 96 trường Tiểu học, 4 trường Trung học và 1 trường kỹ nghệ thực hành với tổng số chưa đầy một vạn học sinh. Dù bộn bề khó khăn, nhưng chỉ 10 ngày sau khi tiếp quản Thủ đô, các trường học của Hà Nội đã khai giảng năm học đầu tiên sau hòa bình (các trường tiểu học khai giảng ngày 15/10, các trường Trung học 18/10 ).
Có thể nói 10 năm đầu tiên sau Giải phóng (1954 - 1965) là một giai đoạn hết sức có ý nghĩa, trong đó ngành GDĐT Thủ đô vừa phải hàn gắn những vết thương chiến tranh, phục hồi nền kinh tế bị chiến tranh tàn phá, vừa phải thực hiện những mục tiêu nhằm đẩy nhanh sự phát triển của GDĐT, góp phần vào sự phát triển chung của Thủ đô.
Cũng theo Giám đốc Sở GDĐT Hà Nội Chử Xuân Dũng, giai đoạn (1965 - 1975), nền giáo dục Thủ đô hòa vào dòng chảy chung của dân tộc trong sự nghiệp đấu tranh cách mạng, lại đứng trước những thử thách cam go: Vừa dốc sức chi viện cho tiền tuyến lớn Miền Nam, vừa trực tiếp đương đầu và chiến đấu chống cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân của Đế quốc Mỹ trên Miền Bắc, lại vừa phải đảm bảo sự nghiệp giáo dục tiếp tục ổn định và phát triển. Trường, lớp, thầy trò phải sơ tán về các vùng nông thôn xa xôi để học tập.
Nhưng điều quan trọng là các nhà giáo - những người chiến sĩ trên mặt trận văn hóa, giáo dục đã vượt qua tất cả để lao động không mệt mỏi vì học sinh thân yêu của mình, vì sự vinh quang mà Đảng và nhân dân giao phó. Số lượng trường, lớp, học sinh không ngừng tăng lên, chất lượng giáo dục toàn diện luôn được chú trọng và đảm bảo đáp ứng yêu cầu chung.
Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng (năm 1975), đất nước thống nhất, nhiệm vụ của ngành càng trở nên nặng nề hơn. Song song với nhiệm vụ khôi phục và xây dựng đất nước sau chiến tranh, thực hiện công nghiệp hóa - hiện đại hóa, ngành GDĐT Thủ đô luôn chú trọng nâng cao chất lượng giáo dục theo hướng quán triệt mục tiêu: “Coi trọng giáo dục toàn diện, quan tâm đúng mức đến giáo dục lao động, đến hướng nghiệp dạy nghề cho học sinh…”.
Nhiều năm liền Hà Nội là địa phương dẫn đầu cả nước về chất lượng GDĐT. |
Giai đoạn từ năm 1986 đến năm 2007, đứng trước yêu cầu của sự nghiệp đổi mới đất nước, GDĐT Hà Nội đã vươn lên mạnh mẽ, thực hiện đổi mới cả nội dung và phương pháp đào tạo. Trong giai đoạn này, ngành GDĐT Thủ đô đã trở thành một địa phương có phong trào phát triển giáo dục xuất sắc. Hà Nội là đơn vị đầu tiên trong cả nước hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học năm 1990, trung học cơ sở năm 1999; các ngành, bậc học phát triển đa dạng (công lập, bán công, dân lập, tư thục...) và đã có bước phát triển vượt bậc cả về quy mô, chất lượng và hiệu quả, xứng tầm là một trung tâm giáo dục lớn của cả nước.
Đặc biệt, từ năm 2008 đến nay, thực hiện Nghị quyết số 15 của Quốc hội, Hà Nội được mở rộng cả về quy mô, diện tích. Quy mô giáo dục tăng gấp đôi, trở thành địa phương dẫn đầu cả nước về số lượng trường học cũng như số lượng giáo viên và học sinh. Tính đến đầu năm học 2019 - 2020, Hà Nội có 2.746 trường (2.744 trường Mầm non, phổ thông và 2 trường Trung cấp chuyên nghiệp trực thuộc Sở) với 60.291 nhóm lớp và hơn 2 triệu học sinh. Trong đó có nhiều mô hình, loại hình trường đáp ứng nhu cầu học tập ngày càng đa dạng của con em Thủ đô.
Tiếp nối truyền thống
Tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện Tới dự và phát biểu tại buổi lễ, đồng chí Ngô Thị Thanh Hằng, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội đề nghị ngành Giáo dục Hà Nội tập trung triển khai sâu rộng các nhiệm vụ của ngành theo tinh thần Nghị quyết số 29-NQ/TƯ về “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”; hoàn thành việc rà soát bổ sung quy hoạch mạng lưới trường học đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030; xây dựng các đề án, chương trình nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành và phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý; đổi mới chương trình giáo dục phổ thông và phương pháp dạy học trong nhà trường, chú trọng dạy ngoại ngữ, nhất là tiếng Anh. Đồng thời, tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, coi trọng giáo dục nhân cách, đạo đức, lối sống, tăng cường giáo dục cho học sinh; tăng cường giáo dục pháp luật về an toàn giao thông, giáo dục văn hóa giao thông cho học sinh; quan tâm hơn nữa tới giáo dục thể chất cho học sinh để có một thế hệ thanh, thiếu niên khỏe mạnh, phát triển toàn diện; chú trọng việc bồi dưỡng học sinh giỏi quốc gia và quốc tế, song song với việc nâng cao chất lượng đại trà; thực hiện tốt công tác phân luồng và hướng nghiệp cho học sinh phổ thông; tăng cường mở rộng hợp tác quốc tế... Cùng với đó, Ngành Giáo dục Hà Nội cần đặc biệt quan tâm xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục. Bởi đây chính là nhân tố quan trọng, vừa là mục tiêu, vừa là động lực để đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục; xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo mẫu mực, tâm huyết, trách nhiệm, thực sự là tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo. |
Trải qua 65 năm xây dựng và phát triển, ngành GDĐT Hà Nội đã không ngừng lớn mạnh cả về số lượng và chất lượng, đóng góp một lực lượng tri thức không nhỏ cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Chất lượng giáo dục toàn diện được nâng cao, chất lượng giáo dục mũi nhọn có chuyển biến mạnh mẽ và rõ nét.
Đội ngũ cán bộ giáo viên, nhân viên được tăng cường, đảm bảo chất lượng chuyên môn và năng lực sư phạm. Công tác quản lý, kiểm tra đánh giá không ngừng được đổi mới; nền nếp và kỷ cương được duy trì. Các hoạt động phong trào thi đua trong nhà trường được tổ chức sôi nổi, thiết thực, có ý nghĩa. Việc xây dựng xã hội học tập, khuyến học, khuyến tài được triển khai sâu rộng.
Tiếp nối truyền thống 65 năm tự hào của GDĐT Thủ đô, năm học 2018 - 2019, Hà Nội tiếp tục khẳng định vị trí dẫn đầu cả nước, giành thành tích cao trong các kỳ thi học sinh giỏi quốc gia, quốc tế với 239 giải và huy chương quốc tế, 155 giải quốc gia năm 2019.
Đặc biệt trong các kỳ thi Olympic năm 2019, đã có 1 học sinh Hà Nội là học sinh Việt Nam lần đầu tiên đạt điểm tuyệt đối phần thi thực hành Olympic Hóa học, 1 học sinh đạt điểm cao nhất trong kỳ thi Olympic Thiên văn học và Vật lý thiên văn. Trong kỳ thi trung học phổ thông quốc gia năm 2019 , Hà Nội là đơn vị có số bài thi đạt điểm 10 cao nhất cả nước với 166 bài . Tỷ lệ tốt nghiệp chung toàn Thành phố là 96, 8%.
Với những đóng góp cho sự phát triển của Thủ đô và đất nước, ngành GDĐT Hà Nội đã vinh dự được nhận nhiều danh hiệu cao quý của Đảng và Nhà nước. Các cơ sở giáo dục, đội ngũ cán bộ giáo viên, học sinh cũng được đón nhận nhiều phần thưởng cao quý.
Thời gian tới đây, để hoàn thành tốt nhiệm vụ năm học 2019 - 2020, đồng thời tích cực chuẩn bị triển khai thực hiện Chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông mới từ năm 2020 - 2021, theo Giám đốc Sở GDĐT Hà Nội Chử Xuân Dũng, toàn ngành GDĐT Hà Nội quyết tâm thực hiện tốt các nội dung, kế hoạch trọng tâm của Ngành và của Thành phố; luôn coi trọng chất lượng dạy, học và chú trọng đổi mới trong công tác quản lý.
P.T - L.H
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Bắt giữ đối tượng "ngáo đá" cướp ô tô, dùng xẻng đánh người
Từ 25/12: Phụ huynh bắt buộc quản lý hoạt động mạng xã hội của trẻ em dưới 16 tuổi
Từ 1/1/2025, ứng dụng ngân hàng không được ghi nhớ mật khẩu đăng nhập
Bắt đầu chiến dịch kiểm tra vận tải hành khách cuối năm
Tỷ giá USD hôm nay 23/11: Giá USD trên thị trường tự do giảm sâu
Giá xăng dầu hôm nay (23/11): Giá dầu thế giới tăng cao nhất trong hai tuần
Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn đồng loạt tăng cao
Tin khác
Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Giáo dục 22/11/2024 19:28
Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024
Giáo dục 22/11/2024 19:01
Cô giáo mầm non với nỗ lực giữ gìn nét đẹp dòng tranh dân gian Hàng Trống
Giáo dục 22/11/2024 06:05
Chung tay nâng cao chất lượng giáo dục Thủ đô
Giáo dục 21/11/2024 07:42
Nền tảng góp phần nâng cao chất lượng giáo dục
Giáo dục 20/11/2024 16:21
Lớp học tiếng Anh miễn phí dành cho các học viên khiếm thị
Xã hội 20/11/2024 14:20
Hà Nội: Biểu dương nhiều nhà giáo lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp
Giáo dục 19/11/2024 22:02
Ba Đình: Tuyên dương điển hình tiên tiến, nhà giáo tiêu biểu năm 2024
Giáo dục 19/11/2024 18:50
“Người lái đò” tận tâm và nhân hậu
Giáo dục 19/11/2024 16:40
Tôn vinh các Nhà giáo Nhân dân, Nhà giáo Ưu tú, Nhà giáo tiêu biểu
Xã hội 17/11/2024 12:04