Về Cổ Loa nghe chuyện xưa, tích cũ

Thành Cổ Loa gắn liền với những truyền thuyết của dân tộc Việt, về việc vua An Dương Vương định đô, xây thành; về mối tình bi thương và cảm động của Mỵ Châu – Trọng Thuỷ… Cứ vậy, từ bao đời nay, ngôi thành cổ này cùng với những nhân vật lịch sử được huyền thoại hoá đã đi vào tiềm thức của người dân Việt Nam.  
ve co loa nghe chuyen xua tich cu Kỳ cuối: Làm sao vừa bảo tồn vừa phát triển
ve co loa nghe chuyen xua tich cu Kỳ 1: Không thể để di sản “ngủ yên”
ve co loa nghe chuyen xua tich cu Cổ Loa: Từ giá trị cốt lõi đến bảo tồn và phát triển

Truyền thuyết trên vùng đất thiêng

Cách trung tâm Thủ đô không xa, tại thành Cổ Loa (Đông Anh, Hà Nội) câu chuyện về loa thành vẫn còn đó sừng sững những giá trị về kiến trúc văn hóa lịch sử của một thời . Cùng đó, câu chuyện về tượng đá hình người không đầu trong am thờ Mỵ Châu lâu nay vẫn là một bí ẩn. Du khách gần xa mỗi lần về thăm thành Cổ Loa khi đến ngôi am nhỏ thờ nàng Mỵ Châu công chúa đều được các bô lão ở đây kể cho nghe một truyền thuyết gắn liền với pho tượng đá kỳ lạ.

ve co loa nghe chuyen xua tich cu
Cổng tam quan vào đình Cổ Loa, đây cũng là nơi diễn ra các hoạt động văn nghệ vào những dịp lễ hội

Tương truyền rằng sau khi thành Cổ Loa thất thủ, Mỵ Châu chết, do có tấm lòng trong sáng nên thân xác đã hóa thành ngọc, thành đá trôi về hầu cha. Nhiều năm sau, trên vùng bến trù phú có tên “vườn thuyền, ao mắm” bên dòng sông Hoàng Giang tấp nập tàu thuyền bỗng xuất hiện một phiến đá lạ. Trẻ con chăn trâu thấy một tảng đá trôi dạt ngược dòng sông, tựa chiếc thuyền có người chèo lái bèn trèo lên tảng đá nô đùa. Khi về nhà, chúng bỗng nhiên trở bệnh khiến người dân vô cùng hoảng sợ. Các bô lão cho rằng chúng đã phạm phải đá thiêng nên ra bờ sông làm lễ cầu khấn và trẻ con khỏe mạnh trở lại. Nhiều người thấy đá lạ, đẹp, muốn khiêng về thì không thể nào lay chuyển được.

Thấy sự lạ, các bô lão làng Cổ Loa liền cử một đám thanh niên lực lưỡng, tắm gội sạch sẽ, khiêng võng đào ra, làm lễ xin được rước tượng đá về thờ. Khi khiêng về đến đền “Ngự triều Di quy” bỗng nhiên tượng tuột xuống, không thể khiêng đi được nữa. Dân làng thấy vậy liền lập am thờ, ngày đêm hương khói và cho rằng tượng đá là hóa thân của công chúa Mỵ Châu trôi ngược sông về đất Cổ Loa để hầu cha như lời nguyện trước khi nàng chết.

ve co loa nghe chuyen xua tich cu
Giếng Ngọc, nơi gắn với truyền thuyết Mỵ Châu - Trọng Thủy

“Người dân thấy vậy đã làm lễ, rồi đem võng đào rước nàng Mỵ Châu về cung. Khi rước tới vị trí đền thờ ngày nay, tượng đá tự nhảy ra ngoài, từ đó, không tài nào nhấc được lên. Cho rằng Mỵ Châu đã chọn nơi này để ngự, các vị chức sắc trong làng cho xây lên Am Mỵ Châu để thờ bà. Ngôi Am thờ này còn tồn tại đến tận ngày nay”, cụ Nguyễn Thị Mến, (84 tuổi, người dân xã Cổ Loa) rành mạch kể từng chi tiết về truyền thuyết tảng đá trôi dạt ngược sông như câu chuyện của ngày hôm qua.

Người dân muôn phương tới chiêm bái

Khi đặt chân lên mảnh đất Cổ Loa, trong tôi vẫn có cảm giác thật sự khác lạ với không gian thoáng đãng, không khí trong lành. Cổ Loa trước mắt như hiện thân cho hình ảnh của một làng quê Bắc bộ, với những bến nước sân đình, cây đa cổ thụ bởi hơi thở của cuộc sống hiện đại với những nét văn hóa “lai căng” dường như chưa xâm lấn vào cuộc sống nơi đây.

Am thờ công chúa Mỵ Châu u tịch nằm dưới gốc đa cổ thụ với 3 gian, gian cuối là phòng công chúa ngự, có cửa khóa, chấn song con tiện bằng gỗ ken đủ để nhìn thấy thấp thoáng hình người to lớn khoác xiêm y màu đỏ ngồi trong tư thế uy nghiêm, tỳ tay lên hai đầu gối. Trên đầu treo mũ công chúa lơ lửng, có đính ngọc trai buông xuống. Trước mặt nơi “bà” ngự là một pho tượng nữ vương công chúa với tư thế tương tự uy nghiêm trên ban thờ. Mùi hương tỏa khắp một gian rộng sân Ngự triều di quy, nơi quan văn, quan võ thuở xưa làm việc.

ve co loa nghe chuyen xua tich cu
Am thờ công chúa Mỵ Châu gắn với những câu chuyện kỳ thú

Trải qua hàng nghìn năm nhưng câu chuyện về tượng đá có khả năng tự lớn vẫn còn lưu truyền trong người dân Cổ Loa. Cụ từ Nguyễn Văn Mịch (người trông coi đền) cho biết: xưa thì công chúa không khoác xiêm như hiện nay, chỉ là khối đá được đặt trong am thờ, khối đá có màu xám, ánh kim lấp lánh. Cách đây vài năm, người dân khắp nơi cung kính dâng lên công chúa những bộ xiêm y trang trọng được thêu dệt bằng lụa tơ tằm. Tới nay, công chúa có 10 bộ xiêm y lộng lẫy bằng lụa giá trị để thay vào mỗi dịp tắm sạch hàng năm. Mỗi chiếc áo của công chúa đều mang một uy quyền của người con gái xinh đẹp dòng dõi cao sang.

Hoa Nguyễn

Có thể bạn quan tâm

Ý kiến bạn đọc

Nên xem

Bế mạc Giải bóng đá truyền thống CNVCLĐ & LLVT quận Hai Bà Trưng năm 2025

Bế mạc Giải bóng đá truyền thống CNVCLĐ & LLVT quận Hai Bà Trưng năm 2025

Sau 10 ngày thi đấu sôi nổi, hào hứng, Giải bóng đá công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) và lực lượng vũ trang (LLVT) quận Hai Bà Trưng lần thứ XXIV - năm 2025 đã chính thức khép lại.
Tọa đàm “Sách - Hành trang pháp lý”: Lan tỏa tri thức, nuôi dưỡng tinh thần thượng tôn pháp luật

Tọa đàm “Sách - Hành trang pháp lý”: Lan tỏa tri thức, nuôi dưỡng tinh thần thượng tôn pháp luật

Hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam 21/4, Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội tổ chức tọa đàm với chủ đề “Sách - Hành trang pháp lý”. Sự kiện quy tụ nhiều chuyên gia uy tín; không chỉ lan tỏa tinh thần thượng tôn pháp luật mà còn khẳng định vai trò của sách trong hành trình bảo vệ công lý.
Công nhân giỏi đóng góp quan trọng vào phát triển kinh tế - xã hội

Công nhân giỏi đóng góp quan trọng vào phát triển kinh tế - xã hội

Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Thanh Xuân vừa tổ chức kỷ niệm 139 năm Ngày Quốc tế Lao động (1/5/1986 - 1/5/2025); biểu dương “Công nhân giỏi”, “Sáng kiến, sáng tạo” và các phong trào thi đua trong công nhân viên chức lao động (CNVCLĐ); phát động Tháng Công nhân, Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động năm 2025.
Thành lập Ban Chỉ đạo thi, tuyển sinh thành phố Hà Nội năm học 2025 - 2026

Thành lập Ban Chỉ đạo thi, tuyển sinh thành phố Hà Nội năm học 2025 - 2026

Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa ký ban hành Quyết định số 1978/QĐ-UBND về việc thành lập Ban Chỉ đạo thi, tuyển sinh thành phố Hà Nội năm học 2025 - 2026.
Giá xăng tăng gần 800 đồng/lít trong chiều 24/4

Giá xăng tăng gần 800 đồng/lít trong chiều 24/4

Giá xăng tại kỳ điều hành hôm nay (24/4) đảo chiều đi lên sau hai lần được điều chỉnh giảm. Cụ thể, xăng RON 95, hôm nay được điều chỉnh tăng 780 đồng/lít, lên mốc 19.000 đồng/lít; xăng E5 RON 92 tăng 740 đồng/lít…
Kiên quyết xử lý nghiêm hành vi lợi dụng danh nghĩa nhân đạo để trục lợi

Kiên quyết xử lý nghiêm hành vi lợi dụng danh nghĩa nhân đạo để trục lợi

Để tránh tình trạng các đối tượng giả mạo Hội Chữ thập đỏ Việt Nam kêu gọi các hoạt động ủng hộ, quyên góp nhằm chiếm đoạt tài sản của người dân, cơ quan, doanh nghiệp, Hội Chữ thập đỏ Việt Nam phối hợp với các cơ quan chức năng để xác minh, xử lý các tài khoản, website giả mạo, lợi dụng hình ảnh, danh nghĩa của Hội.
Quản trị chi phí hiệu quả, tối ưu lợi ích cùng thẻ tín dụng doanh nghiệp VIB Business Card

Quản trị chi phí hiệu quả, tối ưu lợi ích cùng thẻ tín dụng doanh nghiệp VIB Business Card

Đối với doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs), thẻ tín dụng VIB Business Card mang lại giá trị vượt trội hơn một công cụ chi tiêu thông thường. Thẻ không chỉ giúp giải quyết bài toán thanh toán một cách hiệu quả mà còn tích hợp nhiều tính năng hỗ trợ đắc lực cho công tác quản trị doanh nghiệp. VIB Business Card nổi bật trên thị trường khi là một trong số ít các dòng thẻ tín dụng kết hợp khả năng kiểm soát chi phí, tối ưu dòng tiền, từ đó góp phần nâng cao hiệu quả quản trị tổng thể cho doanh nghiệp.

Tin khác

Công an Hà Nội tri ân các thế hệ đi trước nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam

Công an Hà Nội tri ân các thế hệ đi trước nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam

Trong khuôn khổ các hoạt động chính trị kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), Đoàn công tác của Công an thành phố Hà Nội đã đến thăm hỏi tặng quà tri ân những đóng góp đối với sự nghiệp cách mạng của các thế hệ cán bộ, chiến sĩ Công an Thủ đô.
Quạt giấy Chàng Sơn khẳng định sức sống lâu bền của làng nghề truyền thống

Quạt giấy Chàng Sơn khẳng định sức sống lâu bền của làng nghề truyền thống

Làng Chàng Sơn, xã Thạch Xá (huyện Thạch Thất, Hà Nội) từ lâu đã có nghề làm quạt giấy nổi tiếng bao đời nay. Trải qua những thăng trầm của nghề, quạt giấy Chàng Sơn nay đã vươn mình ra thế giới, nhận được nhiều sự yêu thích của bạn bè khắp bốn phương, góp phần bảo tồn nét văn hóa xưa.
Ước vọng một Hà Nội hào hoa, quyến rũ

Ước vọng một Hà Nội hào hoa, quyến rũ

Hà Nội những ngày cuối xuân thời tiết se se lạnh. Khi trời đã ngả chiều, “xách" xe dạo một vòng từ hồ Gươm, qua Công viên Thống Nhất đến đường Láng, nơi công nhân đang ngày đêm cải tạo sông Tô Lịch… bất chợt nhớ đến lời bài hát “Trời Hà Nội xanh”: Xanh xanh thắm bầu trời xanh Hà Nội/Hồ Gươm xanh như mái tóc em xanh/Thân thương quá nụ cười người Hà Nội/Đã gặp rồi mà bồi hồi nhớ mãi Hà Nội ơi…
Giữ gìn và phát triển nghề thêu tay truyền thống

Giữ gìn và phát triển nghề thêu tay truyền thống

Từ xưa đến nay, những nghệ nhân làng thêu tay truyền thống Quất Động (huyện Thường Tín, Hà Nội) vẫn duy trì tạo ra những sản phẩm cầu kỳ và tinh tế, khéo léo trong từng đường kim mũi chỉ.
"Trả lại" không gian hồ Gươm mà cha ông đã dựng nền

"Trả lại" không gian hồ Gươm mà cha ông đã dựng nền

Nhằm phát huy giá trị không gian di tích quốc gia đặc biệt hồ Hoàn Kiếm và phụ cận, UBND thành phố Hà Nội là quyết định nghiên cứu quy hoạch, cải tạo, chỉnh trang, tái thiết một số khu vực xung quanh hồ theo hướng tăng cường không gian mở, phục vụ cộng đồng, vấn đề này đang nhận được những ý kiến tán đồng cao của các chuyên gia đô thị, cũng như người dân.
HĐND huyện Hoài Đức thông qua Đề án sắp xếp bộ máy hành chính các cơ quan chức năng thuộc huyện

HĐND huyện Hoài Đức thông qua Đề án sắp xếp bộ máy hành chính các cơ quan chức năng thuộc huyện

Sáng 28/2, HĐND huyện Hoài Đức khóa XX, nhiệm kỳ 2021-2026 tổ chức Kỳ họp thứ Mười sáu, Kỳ họp chuyên đề để xem xét và quyết nghị một số nội dung liên quan đến phương án sắp xếp tổ chức bộ máy các phòng chuyên môn trực thuộc UBND huyện Hoài Đức.
Làng cổ Cự Đà - lưu giữ văn hóa đặc trưng vùng đồng bằng Bắc Bộ

Làng cổ Cự Đà - lưu giữ văn hóa đặc trưng vùng đồng bằng Bắc Bộ

Cách trung tâm Hà Nội khoảng 20km về phía Tây, làng Cự Đà thuộc xã Cự Khê, huyện Thanh Oai, Hà Nội được biết tới là một trong những ngôi làng cổ còn giữ nguyên nét truyền thống từ xa xưa. Nằm bên bờ sông Nhuệ yên bình, làng Cự Đà mang đậm dấu ấn của làng quê Bắc Bộ Việt Nam với những mái đình, cổng làng, cây đa, đặc biệt là lối kiến trúc kiểu Pháp còn sắc nét.
Nghề tò he giữa thời 4.0: Gian truân nhưng sáng tạo không ngừng

Nghề tò he giữa thời 4.0: Gian truân nhưng sáng tạo không ngừng

Dưới bàn tay thoăn thoắt khéo léo của người nghệ nhân, những cục bột màu sắc dần hiện lên thành những con giống với hình thù xinh xắn, đa dạng: đây Tôn Ngộ Không, đây Siêu nhân Gao, có cả những nhân vật rất “bắt trend” như chuột lang nước Capybara, công chúa Disney,... Những đứa trẻ tò mò, thán phục vây xung quanh ngắm nhìn người nghệ nhân tạo những nhân vật chúng yêu thích. Nhìn khung cảnh vui vẻ, nhộn nhịp ấy, đâu ai nghĩ rằng đã một khoảng thời gian nghề tò he truyền thống tưởng như đứt đoạn.
Huyện Ứng Hòa: Nhiều thanh niên hăng hái viết đơn tình nguyện lên đường nhập ngũ

Huyện Ứng Hòa: Nhiều thanh niên hăng hái viết đơn tình nguyện lên đường nhập ngũ

Trong không khí vui tươi, phấn khởi của những ngày đầu xuân Ất Tỵ 2025, mới đây, huyện Ứng Hòa đã tổ chức gặp mặt, động viên, tặng quà tân binh chuẩn bị nhập ngũ năm 2025 và quân nhân xuất ngũ tiêu biểu.
Cổng làng, nơi chạm miền ký ức

Cổng làng, nơi chạm miền ký ức

Từ bao đời nay, cổng làng đã trở thành biểu tượng rất đỗi tự hào của người dân, là hình ảnh thân quen tô điểm sức sống văn hoá tinh thần cho mọi làng quê. Là nơi chứng kiến bao cuộc hẹn hò, tiễn đưa và đón đợi những người xa quê trở về làng. Mỗi người xa quê khi nhớ về quê hương là nhớ về hình ảnh cổng làng thân thương bên gốc đa, giếng nước, sân đình.
Xem thêm
Phiên bản di động