Đặc sắc Lễ kỷ niệm 1085 năm đức vua Ngô Quyền xưng vương và định đô ở Cổ Loa (939-2024)
Nghiên cứu sớm tổ chức Lễ hội Ngô Quyền: Không thể chậm trễ hơn Về vùng đất "hai vua", nhớ ghé thăm lăng Ngô Quyền Sự nghiệp trung hưng đất nước của Ngô Quyền: Công lao sống mãi cùng non sông |
Dự Lễ kỷ niệm có PGS.TS Bùi Hoài Sơn - Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa - Giáo dục Quốc hội; Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân Thành phố Phạm Quí Tiên; Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội Hà Nội Phạm Thị Thanh Mai.
Đại biểu tham dự Lễ kỷ niệm. |
Phát biểu diễn văn Lễ kỷ niệm, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Nguyễn Anh Dũng khẳng định, từ thế kỷ thứ 3 trước Công nguyên, Thục Phán An Dương Vương đã thống nhất Âu Việt và Lạc Việt lập ra nhà nước Âu Lạc, chọn Cổ Loa làm Kinh đô. Cổ Loa trở thành một tổ hợp Kinh thành - Quân thành - Thị thành đầu tiên của dân tộc, một trung tâm chính trị, quân sự, kinh tế, văn hóa đầu tiên của nước ta.
Cách đây 1085 năm, sau chiến thắng oanh liệt, đánh bại quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng, mùa Xuân năm 939 đức vua Ngô Quyền xưng Vương, lập ra nhà Ngô, chọn Cổ Loa làm Kinh đô, với ý nghĩa nối tiếp sự nghiệp dựng nước đời Hùng Vương, An Dương Vương, tạo nên bước ngoặt vĩ đại của lịch sử, chấm dứt hoàn toàn thời kỳ Bắc thuộc kéo dài hơn 1.000 năm, mở ra kỷ nguyên phát triển của quốc gia độc lập, tự chủ, trên đất nước Việt Nam.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Nguyễn Anh Dũng phát biểu diễn văn tại Lễ kỷ niệm. |
Với chiến công oanh liệt trên sông Bạch Đằng và việc xưng Vương, lập ra nhà Ngô trị vì đất nước từ năm 939 đến năm 944, đức vua Ngô Quyền đã được lịch sử tôn vinh là vị Tổ trung hưng của dân tộc Việt Nam.
Đây cũng là dịp để nhân dân Đông Anh tự hào, phát huy truyền thống đoàn kết, yêu nước, thể hiện lòng biết ơn sâu sắc các thế hệ ông cha đã chiến đấu, hi sinh vì nền độc lập, tự do của Tổ quốc; khẳng định vị trí, tầm vóc vĩ đại, giá trị lịch sử to lớn về sự nghiệp trung hưng đất nước của đức vua Ngô Quyền trong lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam.
Chương trình nghệ thuật đặc sắc tại Lễ kỷ niệm. |
Để tỏ lòng thành kính, sự biết ơn sâu sắc tưởng nhớ công lao to lớn của đức vua Ngô Quyền - vị Tổ trung hưng của đất nước, trong nhiều năm qua Đảng, Nhà nước, cấp ủy chính quyền các cấp, nhân dân Đông Anh, người dân Cổ Loa luôn trân trọng gìn giữ, tu bổ, tôn tạo và phát huy các giá trị di sản văn hóa. Đồng thời luôn mong muốn có Đền thờ đức vua Ngô quyền, có công viên di sản - nơi đời đời tưởng nhớ, ghi công và biết ơn Đức vua và các bậc tiền nhân để nhân dân cả nước thành kính dâng hương tưởng niệm, tổ chức Lễ hội xưng Vương hằng năm nhằm giáo dục lịch sử, phát huy truyền thống văn hóa của dân tộc.
Chương trình nghệ thuật thực cảnh kết hợp trình diễn công nghệ 3D mapping, hiệu ứng thị giác 3 chiều. |
Minh chứng là trong nhiều năm qua Huyện ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện Đông Anh đã chủ động đề xuất và được Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội thống nhất chủ trương chọn vị trí, địa điểm xây dựng Đền thờ đức vua Ngô Quyền, được Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội phê duyệt chủ trương đầu tư. Dự án có tổng mức đầu tư hơn 298,4 tỷ đồng.
"Cùng với việc tổ chức kỷ niệm 1085 năm đức vua Ngô Quyền xưng vương và định đô ở Cổ Loa, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Đông Anh kỳ vọng, sau khi Đền thờ đức Vua Ngô Quyền hoàn thành, Lễ hội Ngô Quyền xưng Vương và định đô ở Cổ Loa sẽ trở thành lễ hội văn hóa truyền thống hằng năm, được tổ chức tại Đền và vào ngày 12/3 âm lịch. Đây là ngày lễ hội chính thức với ý nghĩa: Là ngày sinh của đức vua Ngô Quyền đồng thời mang ý nghĩa nối nghiệp quốc thống, tỏ rõ ý nguyện tiếp tục sự nghiệp dựng nước, giữ nước thời Văn Lang - Âu Lạc, ngay sau ngày giỗ Tổ Hùng Vương 10/3.
Lễ kỷ niệm 1085 năm đức vua Ngô Quyền xưng Vương, định đô ở Cổ Loa ngày hôm nay được tổ chức tại Đình Ngự Triều Di Quy - Khu di tích Quốc gia đặc biệt Cổ Loa là hoạt động cụ thể hóa Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp về tiếp tục giữ gìn, bảo tồn, tôn tạo, phát triển văn hóa truyền thống", Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Đông Anh Nguyễn Anh Dũng nhấn mạnh.
Tại buổi lễ, đại biểu và du khách đã được thưởng thức chương trình nghệ thuật thực cảnh kết hợp trình diễn công nghệ 3D mapping, hiệu ứng thị giác 3 chiều mang tên "Nam giang dậy sóng, Quốc thống xưng Vương".
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Đặc sắc chương trình nghệ thuật “Tây Hồ toả sáng”
Thanh Trì: Triển khai cho vay ưu đãi gần 700 triệu đồng tháng 12
Lần đầu tiên ngành Thuế thu đạt 1,7 triệu tỷ đồng
Luật Thủ đô 2024: Cơ hội để Hà Nội phát triển thương mại văn hóa
Triển lãm “Thiên Quang”: Tôn vinh nghề thủ công truyền thống
Ăn thử xúc xích Cocktail của TH true FOOD: Tên nghe “wow”, còn hương vị thì sao?
Cập nhật giá vàng, tỷ giá sáng 23/12: Vàng nhẫn diễn biến lạ, tỷ giá USD tăng "nóng"
Tin khác
Triển lãm “Thiên Quang”: Tôn vinh nghề thủ công truyền thống
Văn hóa 23/12/2024 11:33
Đám cưới xưa và nay: Kỳ 2: Văn hóa như cái phễu, cần thời gian gạn đục khơi trong
Văn hóa 21/12/2024 13:40
Ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch: Một năm bội thu
Văn hóa 21/12/2024 10:20
"Con đường lịch sử": Bức tranh sử thi về 80 năm Quân đội anh hùng
Văn hóa 20/12/2024 16:54
Hội hoa xuân Ất Tỵ 2025 TP.HCM có chủ đề "Non sông gấm hoa, vui xuân an hòa”
Văn hóa 20/12/2024 15:49
Đám cưới xưa và nay: Kỳ 1: Cốt lõi trong hôn nhân chính là hạnh phúc của con người
Văn hóa 20/12/2024 15:17
Điểm sáng của bức tranh Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thủ đô năm 2024
Văn hóa 18/12/2024 20:42
Dấu ấn ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch năm 2024
Văn hóa 18/12/2024 12:11
Múa rối nước: Giữ hồn dân tộc trong đời sống đương đại
Văn hóa 17/12/2024 20:05
Trưng bày chuyên đề "Gan vàng dạ sắt": Kết nối và truyền cảm hứng cho giới trẻ
Văn hóa 17/12/2024 09:40