Di tích Cổ Loa: Trăn trở di sản nghìn năm tuổi

Kỳ 1: Không thể để di sản “ngủ yên”

Mặc dù TP Hà Nội đã  nỗ lực, cố gắng trong bảo tồn, song thực trạng di tích Cổ Loa vẫn chưa trở thành điểm nhấn về văn hóa tâm linh và du lịch của Thủ đô, vì sao?.
ky 1 khong the de di san ngu yen Khu di tích Thành Cổ Loa sẽ thành công viên lịch sử

Tại sao Cổ Loa, một di tích quốc gia đặc biệt, một di tích lịch sử 2.300 năm tuổi, độc nhất vô nhị của Đông Nam Á lại không thể trở thành địa điểm du lịch hấp dẫn của Thủ đô? Câu hỏi trên đã khiến các nhà khoa học, nhà quy hoạch, nhà quản lý phải trăn trở.

Di tích độc nhất vô nhị Đông Nam Á

Thành Cổ Loa được An Dương Vương xây dựng vào những năm đầu của nhà nước Âu Lạc và là kinh đô nước Âu Lạc (tồn tại từ năm 208 TCN đến năm 179 TCN). Cổ Loa được đánh giá là một công trình kiến trúc độc nhất vô nhị ở Đông Nam Á. Ngoài ra, lịch sử về Loa thành, huyền thoại về Mỵ Châu - Trọng Thủy đã khiến cho di tích này thêm phần đặc biệt.

Di tích Cổ Loa được Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa công nhận là Di tích quốc gia từ năm 1962. Năm 2012, Cổ Loa được công nhận là Di tích Quốc gia đặc biệt có giá trị về lịch sử, kiến trúc nghệ thuật và khảo cổ.

Trước năm 1995, Cổ Loa được quản lý bởi chính quyền địa phương, sau đó được chuyển giao qua nhiều đơn vị quản lý, và đến năm 2014, Ban Quản lý khu di tích Cổ Loa mới được thành lập và trực thuộc Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long – Hà Nội. Đến năm 2015, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt quy hoạch tổng thể Khu di tích Cổ Loa thành Công viên Lịch sử - Sinh thái - Nhân văn với tỷ lệ 1/2000.

ky 1 khong the de di san ngu yen

Theo truyền thuyết và trong tâm trí người Việt Nam thì Cổ Loa là 3 vòng thành, đây chính là thứ giá trị nhất tạo nên thành Cổ Loa, nên 3 vòng thành đều có giá trị lịch sử ngang nhau.

Tại buổi tọa đàm “Cổ Loa: Từ giá trị cốt lõi đến bảo tồn và phát triển” với sự tham gia của đại diện Cục Di sản Văn hóa, Trung tâm bảo tồn di sản Thăng Long – Hà Nội, Ban Quản lý di tích Cổ Loa và nhiều nhà nghiên cứu khoa học, văn hóa và lịch sử, PGS.TS Nguyễn Văn Huy, Phó Giám đốc Trung tâm bảo tồn và phát huy giá trị di sản VUSTA cho biết, vẻ đẹp của Cổ Loa còn là toàn bộ cảnh quan của Cổ Loa, nhất là cảnh đẹp nhìn từ xa, khi ngắm nhìn Loa thành với đồng ruộng, hào nước và thành đất với dòng Hoàng Giang bao quanh sẽ làm khách thăm quan có thể đắm mình tưởng tượng bối cảnh Hoàng thành hơn 2.300 năm trước. Những thành tố này là vô cùng quan trọng trong công cuộc bảo tồn và phát huy giá trị của Cổ Loa.

Chưa xứng tầm di sản nghìn năm tuổi

Theo nhận định của nhiều chuyên gia, Cổ Loa nếu có tầm nhìn và đầu tư tốt sẽ trở thành một điểm du lịch hấp dẫn bậc nhất của Thủ đô. Nhưng những tiềm năng này đang có nguy cơ bị xâm thực mạnh mẽ trong bối cảnh rất nóng của đô thị hóa. Sau đợt khảo sát di tích Cổ Loa, những người thực hiện đã không khỏi đau lòng khi chứng kiến dấu vết còn lại như thành, hào đang bị đô thị hóa xóa đi nhanh chóng.

Ông Lê Viết Dũng - Phó Ban quản lý khu di tích Cổ Loa cho biết hiện nay đang có 1.000 hộ dân sống trên mặt thành, mặt hào của di tích. Theo ông Dũng thì người dân sống ở đây trước khi Cổ Loa được công nhận là di tích quốc gia và được cấp sổ đỏ. Sau một thời gian, một số hộ gia đình đã lấn chiếm xâm phạm tới di tích, người dân canh tác nông nghiệp cả trên tường thành, nuôi cá dưới hào. Một số đoạn trên mặt thành biến thành đường nhựa cho xe cơ giới qua lại...Vòng Thành Nội đã gần như mất đi toàn bộ hình dáng, chỉ còn sót lại một vài ụ đất rải rác.

Nhiều đoạn hào trong Thành Nội cũng bị lấp để xây nhà và làm đường, hoặc bị cây và cỏ dại mọc um tùm. Bên cạnh đó, hai vòng Thành Trung và Thành Ngoại dù vẫn còn nguyên đường nét những không còn giữ được độ cao như trước, nhiều đoạn hào được trưng dụng làm diện tích trồng lúa. Di chỉ Đồng Vông trên doi đất bên sông Hoàng Giang vốn có tầm quan trọng đặc biệt, thể hiện các giai đoạn khảo cổ học phát triển liên tục từ Phùng Nguyên đến Đông Sơn đều đang trên bờ vực xóa sổ vì các công trình dân sinh.

Theo Ban quản lý di tích Cổ Loa, hiện nay Ban quản lý chỉ quản lý đình, đền, miếu, giếng ngọc, vườn thuyền, ao mắm, trong khi đó ba vòng thành, ba vòng hào và sông Hoàng Giang (điều kiện tự nhiên hình thành nên Cổ Loa) là do chính quyền xã Cổ Loa quản lý. Khi có vi phạm, ban quản lý cũng chỉ báo với chính quyền xã xử lý. Cách quản lý di tích thiếu đồng bộ khó lòng bảo vệ được Cổ Loa chứ chưa nói gì đến phát huy giá trị di tích.

Mỗi năm Cổ Loa đón khoảng 130.000 lượt khách. Phần lớn khách tập trung vào lễ đầu năm. Còn 11 tháng còn lại, Cổ Loa không có khách. Trong khi đó, nhiều di sản quanh Hà Nội như Hạ Long hàng năm thu hút hàng triệu khách du lịch. Ninh Bình vừa là di sản thiên nhiên vừa là di sản lịch sử nhưng từ 5-10 năm nay đã thay đổi toàn diện, tiềm năng được đánh thức và trở thành một trung tâm du lịch trong cả nước. Hay xa hơn nữa là Cố đô Huế đón 1 triệu lượt khách chỉ trong ba tháng.

Để giữ cho được di sản Cổ Loa và xa hơn nữa là phát huy giá trị của di sản này xứng tầm di sản độc nhất vô nhị Đông Nam Á, có lẽ phải bắt đầu từ sự đổi mới tư duy, nhận thức và sự phối hợp của cộng đồng, chính quyền địa phương, cơ quan quản lý, và doanh nghiệp trong việc biến những tiềm năng của di sản trở thành tiềm lực kinh tế.

Bảo Thoa

(Còn tiếp)

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Tìm Xuân bên dòng Nho Quế

Tìm Xuân bên dòng Nho Quế

(LĐTĐ) Cùng với Mã Pì Lèng hiểm trở, sông Nho Quế đã trở thành huyền thoại, đi vào thơ ca và là một trong những biểu tượng của Hà Giang. Đến với Hà Giang vào những ngày tháng 3, thấy nơi đây dường như không có Hạ, Thu, Đông, chỉ có mùa Xuân luôn hiện hữu trong màu xanh của sông, của núi.
Tiếp tục triệu tập hàng nghìn bị hại trong vụ án Tân Hoàng Minh

Tiếp tục triệu tập hàng nghìn bị hại trong vụ án Tân Hoàng Minh

(LĐTĐ) Theo Chủ tọa phiên tòa Nguyễn Xuân Văn, Tòa án đã triệu tập 6.630 nhà đầu tư được xác định là người bị hại trong vụ án. Tuy nhiên, đến nay mới chỉ có gần 1.000 bị hại có mặt tại Tòa.
Liên đoàn Lao động huyện Gia Lâm có thêm một Công đoàn cơ sở

Liên đoàn Lao động huyện Gia Lâm có thêm một Công đoàn cơ sở

(LĐTĐ) Thực hiện nhiệm vụ phát triển đoàn viên, thành lập Công đoàn cơ sở, mới đây, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Gia Lâm đã ra quyết định thành lập và chỉ đạo tổ chức Lễ ra mắt Công đoàn cơ sở Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp huyện Gia Lâm.
Vì sao doanh nghiệp phân bón “xin” chịu thuế giá trị gia tăng?

Vì sao doanh nghiệp phân bón “xin” chịu thuế giá trị gia tăng?

(LĐTĐ) Trong khi nhiều ngành hồ hởi bởi được bỏ ra khỏi danh sách phải chịu thuế giá trị gia tăng (GTGT), thì ngành phân bón lại trông chờ được áp loại thuế này. Thực tế khi áp dụng Luật Thuế số 71/2014/QH13 về sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật về thuế (Luật Thuế 71) từ ngày 1/1/2015 để giảm gánh nặng giá phân bón cho nông dân, mục đích không những không đạt được mà còn gây tác dụng ngược khi giá thành phân bón bị tăng thêm 5 - 8%.
Gấp rút chuẩn bị nhân lực vận hành Sân bay Long Thành

Gấp rút chuẩn bị nhân lực vận hành Sân bay Long Thành

(LĐTĐ) Theo Cục hàng không Việt Nam, khi đưa vào khai thác giai đoạn 1 năm 2026, với công suất 25 triệu hành khách và 1,5 triệu tấn hàng hóa/năm, sân bay quốc tế Long Thành cần hơn 13.700 người để vận hành. Công tác chuẩn bị nguồn nhân lực để vận hành “siêu dự án” này đang là yêu cầu gấp rút.
Tỷ lệ bao phủ Bảo hiểm y tế quận Tây Hồ đạt trên 94%

Tỷ lệ bao phủ Bảo hiểm y tế quận Tây Hồ đạt trên 94%

(LĐTĐ) Thời gian qua, công tác Bảo hiểm xã hội quận Tây Hồ có sự chuyển biến tích cực, các chính sách Bảo hiểm y tế ngày càng đi vào đời sống nhân dân, năm 2023, tỷ lệ bao phủ Bảo hiểm y tế đạt 94,3%.
Sợ sai, nhiều doanh nghiệp thẩm định "né" giá đất

Sợ sai, nhiều doanh nghiệp thẩm định "né" giá đất

(LĐTĐ) Trả lời tại phiên chất vấn của Ủy ban Thường vụ Quốc hội ngày 18/3, về tình trạng một số công ty thẩm định giá bị xử lý sai phạm, nhiều doanh nghiệp thẩm định giá lại sợ rủi ro, từ chối thẩm định giá đất gây khó khăn cho nền kinh tế, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc khẳng định, sai thì phải xử lý kỷ luật hoặc xử lý hình sự.

Tin khác

Hà Nội: Tổ chức hoạt động kỷ niệm Ngày Quốc tế Hạnh phúc 20/3

Hà Nội: Tổ chức hoạt động kỷ niệm Ngày Quốc tế Hạnh phúc 20/3

(LĐTĐ) Ngày 19/3, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội tổ chức Hội nghị nói chuyện chuyên đề “Tư tưởng Hồ Chí Minh về hạnh phúc” và Trưng bày, giới thiệu sách với chủ đề “Hạnh phúc cho mọi người”.
Xuân rơi trên đóa xoan mềm

Xuân rơi trên đóa xoan mềm

(LĐTĐ) Một ngõ vắng quanh co trầm thấp. Dải rêu xanh mọc dọc ngang hai bên bờ tường bằng gạch mun đã cũ. Tôi bước thật nhẹ trên con đường rơi đầy hoa xoan tím. Chùm hoa nhỏ, cánh li ti, mỏng manh nghiêng phai giữa lối. Một làn gió qua, muôn cánh hoa bay, rơi rơi giữa không trung một khoảng trời mơ tím. Chợt thấy lòng mềm đi, bình yên như cây cỏ.
Triển lãm tranh màu nước lớn nhất từ trước đến nay tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám

Triển lãm tranh màu nước lớn nhất từ trước đến nay tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám

(LĐTĐ) Chiều 16/3, tại di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám, tổ chức phi lợi nhuận quốc tế VietnamInAcquarello phối hợp Trung tâm Hoạt động Văn hóa và Khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám tổ chức khai mạc Triển lãm tranh màu nước quốc tế “Sắc màu Văn hóa".
Triển lãm mỹ thuật kỷ niệm 70 năm Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ tại Hà Nội

Triển lãm mỹ thuật kỷ niệm 70 năm Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ tại Hà Nội

(LĐTĐ) Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa ban hành kế hoạch tổ chức triển lãm mỹ thuật kỷ niệm 70 năm Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024) tại Hà Nội vào tháng 5 tới.
Xao lòng mùa hoa trẩu tháng ba

Xao lòng mùa hoa trẩu tháng ba

(LĐTĐ) Tháng ba bất chợt ùa về, trắng ngần cả khung trời miền sơn cước, bằng cái sắc trắng mộc mạc, đơn sơ của mùa hoa trẩu tinh khôi trên những sườn đồi dọc cung đường Hồ Chí Minh phía Tây. Mùa của những nàng tiên mây trắng.
Tạo đột phá cho du lịch phát triển

Tạo đột phá cho du lịch phát triển

(LĐTĐ) Ngày 15/3 là dấu mốc tròn 2 năm ngành Du lịch Việt Nam hồi sinh khi chính thức mở cửa trở lại sau đại dịch Covid-19. Hiện toàn ngành đang nỗ lực thực hiện Nghị quyết 82/NQ-CP ngày 18/5/2023 của Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu đẩy nhanh phục hồi, tăng tốc phát triển du lịch hiệu quả, bền vững.
Đền ông Hoàng Mười - ngôi đền linh thiêng bậc nhất xứ Nghệ

Đền ông Hoàng Mười - ngôi đền linh thiêng bậc nhất xứ Nghệ

(LĐTĐ) Hằng năm, cứ vào dịp tháng 10 Âm lịch, những người con xứ Nghệ trên mọi miền đất nước lại cùng nhau về xã Hưng Thịnh, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An để chiêm bái và tham dự Lễ hội đền ông Hoàng Mười.
TP.HCM: Gần 16.000 tựa sách ưu đãi tại Hội sách xuyên Việt

TP.HCM: Gần 16.000 tựa sách ưu đãi tại Hội sách xuyên Việt

(LĐTĐ) Hội sách xuyên Việt năm 2024 diễn ra ở Đường sách Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) từ ngày 13 - 17/3 với chủ để “Lan tỏa tri thức - Chia sẻ ước mơ”, tham gia có 6 đơn vị xuất bản, phát hành với gần 16.000 tựa sách ưu đãi.
Ngọc Hân tỏa sáng trong khai mạc triển lãm tranh 12 con giáp của danh họa Nguyễn Tư Nghiêm

Ngọc Hân tỏa sáng trong khai mạc triển lãm tranh 12 con giáp của danh họa Nguyễn Tư Nghiêm

(LĐTĐ) Ngọc Hân tỏa sáng tại sự kiện khai mạc triển lãm, đưa tác phẩm 12 con giáp của Nguyễn Tư Nghiêm đến gần với công chúng.
Nhịp cầu nối bờ song mưa

Nhịp cầu nối bờ song mưa

(LĐTĐ) Cầu vồng là một bức tranh, không thiếu vắng bất cứ một màu nào mà mắt ta có thể cảm nhận được. Nhìn vào bức tranh, người ta thấy, mưa đã tạnh nhưng đâu đó vẫn đang mưa, thấy mùi của sấm sét vẫn còn thoáng vương lại, thấy hoa bắt đầu nở, thấy lá xanh đang đâm chồi, thậm chí còn nghe thấy tiếng chim kêu vượn hót quanh đây...
Xem thêm
Phiên bản di động