Di tích Cổ Loa: Trăn trở di sản nghìn năm tuổi

Kỳ cuối: Làm sao vừa bảo tồn vừa phát triển

Hơn nửa thế kỷ qua, Cổ Loa vẫn không xác định được mốc giới di tích, không phân định rõ ai là chủ đích thực để quản lý, không biết phải quản lý những gì... đó là những trăn trở mà nhiều chuyên gia, nhà quản lý di sản cần giải quyết để bảo tồn và phát triển di sản.
ky cuoi lam sao vua bao ton vua phat trien Kỳ 1: Không thể để di sản “ngủ yên”

Nếu để nhà nước quản lý thì không hiệu quả, còn nếu để tư nhân quản lý thì e ngại doanh nghiệp coi trọng lợi ích kinh tế hơn giá trị văn hóa. Nỗi lo này của các nhà quản lý có lẽ không thừa khi phải cân nhắc lợi – hại trước khi quyết định đưa ra giải pháp bảo tồn di sản.

Trong cuộc tọa đàm “Cổ Loa: Từ giá trị cốt lõi đến bảo tồn và phát triển”, ông Trần Đình Thành - Phó cục trưởng Cục Di sản cho rằng, các dự án bảo vệ di sản của nhà nước làm không hiệu quả, rất cần có sự tham gia của tư nhân. Tuy nhiên, PGS.TS Nguyễn Văn Huy còn băn khoăn: "Nhiều doanh nghiệp lớn đã giúp di sản cất cánh, du lịch địa phương phát triển. Không phải doanh nghiệp nào cũng đặt lợi ích của mình lên trên lợi ích của di sản.

ky cuoi lam sao vua bao ton vua phat trien
Thành Cổ Loa nhìn từ trên cao. ảnh: BQL Khu di tích Cổ Loa

Tuy nhiên, nỗi lo lớn nhất là sau khi tham gia, doanh nghiệp sẽ coi trọng lợi ích nào?". Theo ý kiến của GS.TS Lâm Mỹ Dung – Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn Hà Nội, những chương trình đề án nào vay tiền của tổ chức quốc tế như World Bank thì thường sẽ làm đúng theo Luật di sản, còn tư nhân thực hiện thì bà cảm thấy… nghi ngại.

Khác với việc bảo tồn các di tích ở đô thị như phố cổ, bảo tồn những công trình còn tồn tại mang tính chất chính là công trình khảo cổ học như Khu di tích Cổ Loa, thì vai trò của nhà nước rất quan trọng. Hiện nay nhà nước bảo tồn theo xu hướng “từ trên xuống” do nhiều yếu tố liên quan đến cơ chế chính sách và quản lý nhà nước. Nhưng về lâu dài, để đảm bảo tính bền vững cần có sự tham gia của cộng đồng theo xu hướng “bảo tồn từ dưới lên”, bởi chỉ có cộng đồng, các cá nhân, các tổ chức xã hội mới có đủ nguồn lực để bảo tồn được di sản cũng như giúp cho di sản sống cùng cộng đồng.

Phó Giáo sư Tiến sỹ Nguyễn Văn Huy: "Muốn Cổ Loa phát huy được giá trị của mình, lãnh đạo thành phố Hà Nội phải đổi mới cách nhìn, thật sự quan tâm và thúc đẩy Cổ Loa trở thành điểm du lịch và sáng giá nhất của Thủ đô, xứng đáng với những giá trị nội tại vốn có của nó. Vấn đề Cổ Loa thực ra đã là một căn bệnh trầm kha tồn tại từ 20 năm trước. Nếu vẫn tiếp tục quản lý như hiện nay thì 20 năm sau cũng không có gì thay đổi...".

Tiến sĩ Nguyễn Thị Hậu, Phó tổng Thư ký Hội khoa học Lịch sử Việt Nam phân tích: “Chúng ta đang bảo tồn di tích bằng một tư duy từ trên xuống. Nếu nhìn từ trên xuống, sẽ chỉ nhìn thấy lợi ích của mình, lợi ích kinh tế hoặc chính trị mà không thấy lợi ích và những vấn đề của người dân. Nếu đặt góc nhìn từ người dân trở lên, chính quyền sẽ hiểu ra vấn đề của người dân ở đâu, đồng thời người dân cũng hiểu được mình cần phải làm gì để bảo tồn di tích và phát triển du lịch và được hưởng những lợi ích gì.

Bà Trần Thị Thu Thủy, Ban Văn hóa của UNESCO nêu ý kiến: Cách thức hợp tác có hiệu quả chính là sử dụng phương pháp đánh giá có sự tham gia của người dân nông thôn, cho phép người dân địa phương cất tiếng nói, mô tả về đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội và môi trường của họ. Dựa trên những thông tin đó, các nhà nghiên cứu đưa ra các phương án tư vấn, giúp chính quyền hoạch định chính sách phù hợp với quyền lợi của chủ đầu tư và người dân địa phương. Điều quan trọng nhất là những kế hoạch này phải có sự tham gia ngay từ đầu của người dân, thay vì công bố các dự thảo kế hoạch quản lý để lấy ý kiến công chúng.

Hiện nay Cổ Loa vẫn đang chờ quy hoạch chi tiết 1/500. Nếu chưa có quy hoạch này, việc bảo tồn sẽ vẫn chưa thể thực hiện triệt để. Các nhà khoa học đều khuyên rằng khi có một giải pháp tổng thể đã được nghiên cứu bàn bạc kỹ lưỡng hãy làm, còn không nên làm manh mún sẽ chỉ làm tổn hại di tích.

Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) đã đưa ra hướng dẫn quản lý du lịch tại các khu di sản, trong đó nêu rõ bất cứ chương trình du lịch bền vững nào cũng cần sự tham gia của những người có lợi ích, hoặc các bên quan tâm gồm các cơ quan chính phủ, các tổ chức nghiên cứu bảo tồn di sản, các tổ chức phi chính phủ, các nhà kinh doanh bất động sản và các cộng đồng địa phương. Do đó, việc bảo tồn và phát triển di sản cần có chính sách, quy hoạch của nhà nước và sự đầu tư của doanh nghiệp.

Bảo Thoa

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Quận Long Biên: Tập huấn nghiệp vụ công tác tài chính và kiểm tra cho cán bộ Công đoàn cơ sở

Quận Long Biên: Tập huấn nghiệp vụ công tác tài chính và kiểm tra cho cán bộ Công đoàn cơ sở

(LĐTĐ) Ngày 19/3, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Long Biên phối hợp với Trung tâm Chính trị quận tổ chức Lớp bồi dưỡng nghiệp vụ công tác tài chính, kiểm tra Công đoàn năm 2024 cho gần 300 cán bộ làm công tác công đoàn và tài chính Công đoàn cơ sở.
LĐLĐ huyện Chương Mỹ: Khen thưởng 24 tập thể, 61 cá nhân "Giỏi việc nước, đảm việc nhà"

LĐLĐ huyện Chương Mỹ: Khen thưởng 24 tập thể, 61 cá nhân "Giỏi việc nước, đảm việc nhà"

(LĐTĐ) Sáng 19/3, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Chương Mỹ đã tổ chức Hội nghị tổng kết phong trào thi đua “Giỏi việc nước, đảm việc nhà” năm 2023; nghe nói chuyện chuyên đề về “Xây dựng và giữ gìn hạnh phúc gia đình trong thời kỳ mới” cho các cán bộ, đoàn viên, người lao động.
Mức phạt vi phạm nồng độ cồn đối với người đi xe đạp

Mức phạt vi phạm nồng độ cồn đối với người đi xe đạp

(LĐTĐ) Căn cứ theo quy định pháp luật, người điều khiển xe đạp mà trong máu hoặc trong hơi thở có nồng độ cồn vẫn sẽ bị phạt vi phạm nồng độ cồn theo quy định.
Biến nơi đổ rác thành công viên

Biến nơi đổ rác thành công viên

(LĐTĐ) Khu vực bờ vở sông Hồng, dưới chân cầu Long Biên trước đây là bãi đất hoang phế với rác thải ngập ngụa, nay đã thay một diện mạo mới, trở thành công viên để trẻ em vui chơi, người già tập thể dục...
Chăm lo đời sống đoàn viên

Chăm lo đời sống đoàn viên

(LĐTĐ) Trong những năm qua, Ban Chấp hành Công đoàn Trường Tiểu học và Trung học cơ sở Mỹ Đức (Hà Nội) đã có nhiều cách làm hay trong việc quan tâm, chăm lo đời sống đoàn viên, góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, giáo viên nhà trường cũng như nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo.
Việt Nam đăng cai tổ chức Nam vương Thế giới 2024

Việt Nam đăng cai tổ chức Nam vương Thế giới 2024

(LĐTĐ) Sau thành công khi đăng cai Miss Grand International, Sen Vàng tiếp tục là đơn vị đăng cai tổ chức Mr World 2024 - Nam vương Thế giới 2024 vào tháng 9/2024.
Ngăn chặn xu hướng trẻ vị thành niên vi phạm pháp luật

Ngăn chặn xu hướng trẻ vị thành niên vi phạm pháp luật

(LĐTĐ) Những đứa trẻ trong độ tuổi phát triển nhanh chóng về thể chất nhưng về tâm sinh lý có những bất ổn, thậm chí nổi loạn, thiếu kỹ năng kiểm soát cảm xúc dẫn đến thực hiện những hành vi vi phạm pháp luật có tính chất côn đồ, manh động… gây nhiều nỗi lo, bức xúc trong mỗi gia đình và toàn xã hội. Ngăn chặn xu hướng trẻ hóa tội phạm trước hết cần sự quan tâm đặc biệt từ gia đình.

Tin khác

Xuân rơi trên đóa xoan mềm

Xuân rơi trên đóa xoan mềm

(LĐTĐ) Một ngõ vắng quanh co trầm thấp. Dải rêu xanh mọc dọc ngang hai bên bờ tường bằng gạch mun đã cũ. Tôi bước thật nhẹ trên con đường rơi đầy hoa xoan tím. Chùm hoa nhỏ, cánh li ti, mỏng manh nghiêng phai giữa lối. Một làn gió qua, muôn cánh hoa bay, rơi rơi giữa không trung một khoảng trời mơ tím. Chợt thấy lòng mềm đi, bình yên như cây cỏ.
Triển lãm tranh màu nước lớn nhất từ trước đến nay tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám

Triển lãm tranh màu nước lớn nhất từ trước đến nay tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám

(LĐTĐ) Chiều 16/3, tại di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám, tổ chức phi lợi nhuận quốc tế VietnamInAcquarello phối hợp Trung tâm Hoạt động Văn hóa và Khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám tổ chức khai mạc Triển lãm tranh màu nước quốc tế “Sắc màu Văn hóa".
Triển lãm mỹ thuật kỷ niệm 70 năm Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ tại Hà Nội

Triển lãm mỹ thuật kỷ niệm 70 năm Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ tại Hà Nội

(LĐTĐ) Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa ban hành kế hoạch tổ chức triển lãm mỹ thuật kỷ niệm 70 năm Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024) tại Hà Nội vào tháng 5 tới.
Xao lòng mùa hoa trẩu tháng ba

Xao lòng mùa hoa trẩu tháng ba

(LĐTĐ) Tháng ba bất chợt ùa về, trắng ngần cả khung trời miền sơn cước, bằng cái sắc trắng mộc mạc, đơn sơ của mùa hoa trẩu tinh khôi trên những sườn đồi dọc cung đường Hồ Chí Minh phía Tây. Mùa của những nàng tiên mây trắng.
Tạo đột phá cho du lịch phát triển

Tạo đột phá cho du lịch phát triển

(LĐTĐ) Ngày 15/3 là dấu mốc tròn 2 năm ngành Du lịch Việt Nam hồi sinh khi chính thức mở cửa trở lại sau đại dịch Covid-19. Hiện toàn ngành đang nỗ lực thực hiện Nghị quyết 82/NQ-CP ngày 18/5/2023 của Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu đẩy nhanh phục hồi, tăng tốc phát triển du lịch hiệu quả, bền vững.
Đền ông Hoàng Mười - ngôi đền linh thiêng bậc nhất xứ Nghệ

Đền ông Hoàng Mười - ngôi đền linh thiêng bậc nhất xứ Nghệ

(LĐTĐ) Hằng năm, cứ vào dịp tháng 10 Âm lịch, những người con xứ Nghệ trên mọi miền đất nước lại cùng nhau về xã Hưng Thịnh, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An để chiêm bái và tham dự Lễ hội đền ông Hoàng Mười.
TP.HCM: Gần 16.000 tựa sách ưu đãi tại Hội sách xuyên Việt

TP.HCM: Gần 16.000 tựa sách ưu đãi tại Hội sách xuyên Việt

(LĐTĐ) Hội sách xuyên Việt năm 2024 diễn ra ở Đường sách Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) từ ngày 13 - 17/3 với chủ để “Lan tỏa tri thức - Chia sẻ ước mơ”, tham gia có 6 đơn vị xuất bản, phát hành với gần 16.000 tựa sách ưu đãi.
Ngọc Hân tỏa sáng trong khai mạc triển lãm tranh 12 con giáp của danh họa Nguyễn Tư Nghiêm

Ngọc Hân tỏa sáng trong khai mạc triển lãm tranh 12 con giáp của danh họa Nguyễn Tư Nghiêm

(LĐTĐ) Ngọc Hân tỏa sáng tại sự kiện khai mạc triển lãm, đưa tác phẩm 12 con giáp của Nguyễn Tư Nghiêm đến gần với công chúng.
TP.HCM: Hàng trăm "bóng hồng" đồng diễn áo dài chào mừng ngày Quốc tế Hạnh phúc

TP.HCM: Hàng trăm "bóng hồng" đồng diễn áo dài chào mừng ngày Quốc tế Hạnh phúc

(LĐTĐ) Ngày 12/3, đông đảo hội viên Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) tham gia đồng diễn áo dài trong ngày hội “Phụ nữ Thủ Đức khỏe đẹp - hạnh phúc và yêu thương” chào mừng ngày Quốc tế Hạnh phúc (20/3).
Nhịp cầu nối bờ song mưa

Nhịp cầu nối bờ song mưa

(LĐTĐ) Cầu vồng là một bức tranh, không thiếu vắng bất cứ một màu nào mà mắt ta có thể cảm nhận được. Nhìn vào bức tranh, người ta thấy, mưa đã tạnh nhưng đâu đó vẫn đang mưa, thấy mùi của sấm sét vẫn còn thoáng vương lại, thấy hoa bắt đầu nở, thấy lá xanh đang đâm chồi, thậm chí còn nghe thấy tiếng chim kêu vượn hót quanh đây...
Xem thêm
Phiên bản di động