Vậy thì nguy to!

Tớ vừa xem trên dantri có hình ảnh cảm động quá chú ạ. Trong chuyên mục tấm lòng nhân ái hả bác?
vay thi nguy to Chắc phải tính đã
vay thi nguy to Đúng quá còn gì!
vay thi nguy to Sân bay, xin đừng lãng phí

- Không. Chuyện đó thì đã đành rồi. Hình ảnh tớ muốn nói là cảnh “cõng chữ lên non” của mấy cô giáo vùng cao ấy. Thật cảm động, tớ nghĩ phải có tấm lòng yêu nước, yêu đồng bào lắm mới vượt qua được khó khăn như thế.

- Chuyện này chả cứ bây giờ nhờ dantri bác mới thấy. Hàng chục năm nay, cái từ “giáo viên cắm bản” đã khiến bao nhiêu người trắc ẩn về đời sống của các cô, thầy giáo vùng cao.

vay thi nguy to

- Trắc ẩn thì có, dưng với những chính sách cụ thể, nhằm động viên, khích lệ họ tiếp tục thực hiện nghĩa cả của mình, tớ e còn “nhạt” lắm.

- Biết thế, dưng còn là khó khăn chung bác ạ.

-Tớ biết vậy chứ, dưng cứ thử so sánh xem cũng là giáo viên mà sao đời sống chênh lệch quá vậy. Tớ lại nghĩ chuyện hôm trước ta trao đổi về cái bỏ biên chế trong ngành giáo dục, nếu vậy thì số phận những người thầy này sẽ thế nào nhỉ?

-Quả là nan giải đó bác. Bỏ biên chế là tách rời ngân sách, mà đối với học sinh vùng cao, vận động đi học đã khó, đời nào thu được tiền của phụ huynh để trả lương cho giáo viên.

-Đó, đó. Nhưng thôi, nhân nói chuyện giáo dục, tớ muốn bàn chuyện này.

-Em chỉ có 15 phút thôi bác nhé. Chuyện gì vậy bác?

-Chả là nhân cái ý kiến của ông GS Văn Như Cương nói rằng trong số các hồ sơ xin tuyển vào trường ông, có tới 1000 hồ sơ rất tròn trịa toàn điểm 10 và vô số chứng nhận năng khiếu. Trong khi chỉ tiêu không đáp ứng được nên rất khó trong xét tuyển, bởi em nào cũng xuất sắc như em nào.

-Vậy là đáng mừng chứ bác. Thế hệ tương lai của chúng ta nhiều nhân tài quá. Nguyên khí quốc gia ắt là vượng lắm.

-Nếu đúng như vậy thì nói làm gì. Đằng này có một câu hỏi to tướng: Vì sao từ khi ngành Giáo dục cấm thi tuyển vào lớp 6, thay bằng xét tuyển lại xuất hiện nhiều “nhân tài” đến vậy?

-Nếu bàn về chuyện này, em cũng thấy có lý. Xét tuyển nghĩa là xét theo hồ sơ, nghĩa là muốn con vào được lớp 6 phải có hồ sơ “đẹp”, rồi để chắc ăn phải kèm theo vài cái chứng nhận năng khiếu. Vậy là phải phấn đấu. Em thấy đây cũng là một cách “kích cầu” hay.

-Nói như chú thì lại chả hay. Đằng này, thực tế đã chứng minh nhiều chủ nhân của những cái “hồ sơ đẹp” đó lại sở hữu một kiến thức rỗng tuếch. Thậm chí không theo học nổi những kiến thức cơ bản.

-Vậy lại là chuyện khác.

-Cái chuyện khác đó là nảy sinh “xin – cho”. Mà tớ nghĩ thời buổi này xin điểm, xin giấy khen có lẽ dễ nhất.

-Bác nói thế nào chứ. Mọi vấn đề đều phải có quy định rõ ràng, đâu có thể tùy tiện được.

-Ấy vậy mà có chuyện tùy tiện đấy. Chú không thấy mấy ngày qua trên mạng xã hội đang loạn chuyện giấy khen đó à. Mừng cho các cháu dưng cũng thấy lòng không yên.

-Bác không yên chuyện gì. Có phải chuyện từ đây sẽ lại là chuyện nhiều “tiến sĩ giấy” không?

-Đó chỉ là một khía cạnh. Nguy hiểm hơn là nhiều bậc bố mẹ không muốn chấp nhận trình độ thực của con cái mà đều muốn con mình phải là học sinh giỏi, phải là những hạt nhân năng khiếu… Vậy là “xin”. Có “xin” thì sẽ có “cho”, dưng đằng sau sự “xin-cho” này là cái gì?

-“Cái gì” của bác em hiểu rồi, dưng em nghĩ nguy hiểm hơn vẫn là “căn bệnh thành tích”. Một khi đánh giá giáo viên và nhà trường thông qua chất lượng học sinh thì chả cứ “xin” vẫn cứ “cho”.

-Đấy vấn đề là ở chỗ đó. Vậy là ta cứ sống ảo. Thành tích ảo, kiến thức ảo…rồi tất nhiên sẽ sản sinh ra vô số cái ảo khác.

-Vậy thì nguy to bác nhể!

Thiện Tâm

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Kỳ 1: “Sống mòn” trong môi trường ô nhiễm

Kỳ 1: “Sống mòn” trong môi trường ô nhiễm

Hơn 15 năm nay, hàng nghìn hộ dân sinh sống tại 2 xã: Thụy Lâm và Vân Hà (huyện Đông Anh, Hà Nội) phải “sống chung” với trình trạng môi trường bị ô nhiễm trầm trọng do việc đốt rác thải công nghiệp của người dân thôn Quan Độ, xã Văn Môn (huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh) gây ra. Mặc dù người dân đã nhiều lần phản ánh lên chính quyền các cấp, nhưng đến nay vẫn không có biến chuyển, gây bức xúc trong nhân dân.
Đã bắt được đối tượng cướp ngân hàng ở Chương Mỹ

Đã bắt được đối tượng cướp ngân hàng ở Chương Mỹ

Sáng 23/4, Công an thành phố Hà Nội cho biết, lực lượng chức năng đã bắt giữ được nghi phạm cướp ngân hàng ở huyện Chương Mỹ. Nghi phạm Vũ Văn Lịch bị cảnh sát bắt giữ lúc 4h cùng ngày khi đang lẩn trốn ở phố Lĩnh Nam.
“Cha tôi, người ở lại” tập 30: Phi giăng bẫy Việt, Đại biến tình yêu thành áp lực với An

“Cha tôi, người ở lại” tập 30: Phi giăng bẫy Việt, Đại biến tình yêu thành áp lực với An

Tập 30 của bộ phim truyền hình “Cha tôi, người ở lại” sẽ chính thức lên sóng lúc 20h00 ngày 23/4/2025 trên kênh VTV3, hứa hẹn mang đến những diễn biến đầy kịch tính khi mối quan hệ phức tạp giữa các nhân vật dần được bóc tách, kéo theo hàng loạt bí mật tưởng chừng đã bị chôn giấu.
Giá xăng dầu hôm nay (23/4): Dầu thế giới quay đầu tăng

Giá xăng dầu hôm nay (23/4): Dầu thế giới quay đầu tăng

Hôm nay (23/4), giá dầu thế giới tăng hơn 1 USD khi lệnh trừng phạt mới của Mỹ đối với Iran và thị trường chứng khoán tăng giúp thúc đẩy đợt phục hồi sau đợt bán tháo mạnh trong phiên trước. Cụ thể, giá dầu Brent ở mốc 67,04 USD/thùng, tăng 1,16%, giá dầu WTI ở mốc 64,11USD/thùng, tăng 1,63%.
Trực tuyến: Chế độ tiền lương, Bảo hiểm xã hội và chính sách mới liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy

Trực tuyến: Chế độ tiền lương, Bảo hiểm xã hội và chính sách mới liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy

Sáng nay (23/4), Báo Lao động Thủ đô phối hợp với Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Hoàn Kiếm tổ chức buổi Đối thoại trực tiếp - Giao lưu trực tuyến - Truyền thông chính sách năm 2025 với chủ đề: “Chế độ tiền lương, Bảo hiểm xã hội và chính sách mới liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy”.
TRỰC TUYẾN HÌNH ẢNH: Đối thoại về chế độ và chính sách mới liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy

TRỰC TUYẾN HÌNH ẢNH: Đối thoại về chế độ và chính sách mới liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy

Sáng nay (23/4), trên 300 đoàn viên, người lao động quận Hoàn Kiếm tham gia buổi Đối thoại trực tiếp, giao lưu trực tuyến và truyền thông chính sách năm 2025 với chủ đề: “Chế độ tiền lương, Bảo hiểm xã hội và chính sách mới liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy”. Chương trình được truyền từ Trung tâm chính trị quận Hoàn Kiếm.
"Hẹn ước Bắc - Nam": Tái hiện câu chuyện lịch sử oai hùng, truyền cảm hứng mạnh mẽ về niềm tự hào dân tộc

"Hẹn ước Bắc - Nam": Tái hiện câu chuyện lịch sử oai hùng, truyền cảm hứng mạnh mẽ về niềm tự hào dân tộc

Tối 22/4, Chương trình "Hẹn ước Bắc - Nam" được tổ chức tại sân vận động quốc gia Mỹ Đình. "Hẹn ước Bắc - Nam" tái hiện những hình ảnh đẹp, oai hùng, là câu chuyện lịch sử suốt chiều dài cuộc trường kỳ kháng chiến chống Mỹ của dân tộc. Trong đó, hoạt cảnh 2 chiếc xe tăng T54 của Bộ Tư lệnh Tăng thiết giáp đã khiến khán giả vỡ oà cảm xúc.

Tin khác

Những ngôi trường đậm tính nhân văn

Những ngôi trường đậm tính nhân văn

Những trụ sở cơ quan của hệ thống chính trị sau sắp xếp sẽ được sử dụng đúng mục đích, trong đó ưu tiên xây trường học, cơ sở y tế và thiết chế văn hóa cho nhân dân.
Đừng để “cha chung không ai khóc”!

Đừng để “cha chung không ai khóc”!

Việc Công an phá đường dây sữa giả lên tới 573 chủng loại ngay tại Hà Nội đã gây hoang mang dư luận, người dân, đặc biệt là cha mẹ các em. Điều đáng nói, khi có vấn đề xảy ra, các cơ quan quản lý nhà nước vẫn điệp khúc “biết rồi khổ lắm, nói mãi” đó là bộ, ngành “tôi” không quản lý.
Sáp nhập, hợp nhất, đặt tên các đơn vị hành chính mới: Tất cả vì mục tiêu chung!

Sáp nhập, hợp nhất, đặt tên các đơn vị hành chính mới: Tất cả vì mục tiêu chung!

Tôi nhớ vào ngày 1/8/2008 khi việc mở rộng địa giới hành chính thành phố Hà Nội theo Nghị quyết số 15 của Quốc hội khóa XII có hiệu lực, vào thời điểm đó, không ít người dân tỉnh Hà Tây (cũ) cũng trăn trở, suy tư. Thế rồi, khoảng 2 năm sau, khi tôi quay trở lại một số huyện để phản ánh, trao đổi với người dân, ai ai cũng tỏ ra rất hài lòng. Đơn giản, sau khi sáp nhập vào Thủ đô, các chính sách tam nông (nông nghiệp - nông thôn - nông dân) được Thành phố đặc biệt quan tâm. Hệ thống điện - đường - trường - trạm thay đổi rõ rệt. Và nay, sau gần 17 năm, hẳn ai cũng nhìn thấy tính hiệu quả của Nghị quyết mang tầm chiến lược này.
Giá như thế mới là nhà ở xã hội

Giá như thế mới là nhà ở xã hội

Trong “cơn sốt” vàng; “sốt đất”, đọc báo, xem tin ở Hà Nội đâu đâu giá bất động sản cũng nóng. Đất nền tăng, giá chung cư cũng dao động từ 50-100 triệu đồng/m2; thậm chí có những dự án nhà ở xã hội giá cũng lên tới 30 triệu đồng/m2. Cánh cửa an cư đối với người thu nhập trung bình, thu nhập thấp gần như “khép lại”. Tuy nhiên, vừa qua một dự án nhà ở xã hội (NƠXH) công bố giá bán 1m2 trên 13,6 triệu đồng (đã gồm thuế VAT) làm nhiều người lao động sống lại hy vọng.
Thận trọng khi thông tin và tiếp nhận thông tin

Thận trọng khi thông tin và tiếp nhận thông tin

Thông tin có vai trò quan trọng đối với đời sống, xã hội. Bởi thế, điều cần và đủ, nguồn cung cấp tin phải chuẩn, việc truyền tải thông tin phải khách quan, trung thực, tránh tình trạng giật tít, câu view làm ảnh hưởng xấu đến dư luận, sai bản chất sự việc.
Giải phóng kinh tế tư nhân

Giải phóng kinh tế tư nhân

Vừa qua, Tổng Bí thư Tô Lâm đã có bài viết: “Phát triển kinh tế tư nhân - Đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng”. Với cách tiếp cận mới, đây thực sự là những nội dung mang tầm chiến lược để “tháo gỡ” các rào cản, mở đường “cao tốc” đưa kinh tế tư nhân trở thành một trong 3 chân kiềng quan trọng góp phần hiện thực hóa khát vọng đất nước hùng cường.
Phát huy khí thế mùa Xuân đại thắng

Phát huy khí thế mùa Xuân đại thắng

Ngoài kia mưa xuân lất phất bay, Hà Nội những ngày này cây cối cũng bắt đầu đơm chồi, nảy lộc. Với Thành phố, “cả núi” công việc đang được “thần tốc” phải giải quyết, hàng loạt các công trình trọng điểm đang được đẩy nhanh tiến độ và chuẩn bị khởi công. Bên cạnh nhiệm vụ tiếp tục triển khai Nghị quyết số 18 của Ban Chấp hành Trung ương, cụ thể là Kết luận số 127 của Bộ Chính trị về tiếp tục sắp xếp, tinh gọn bộ máy của hệ thống chính trị, thành phố Hà Nội cũng đang dồn lực để đưa các dự án đã triển khai hoàn thành đúng tiến độ; đồng thời chuẩn bị triển khai hàng loạt dự án mới.
Để KCN cao Hòa Lạc trở thành "trái tim" công nghệ

Để KCN cao Hòa Lạc trở thành "trái tim" công nghệ

Để triển khai hiệu quả Nghị quyết số 57-NQ/TƯ ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về "Đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia", đúng như chỉ đạo của Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội, Trưởng ban Chỉ đạo 57 của Thành ủy - điều quan trọng phải xác định rõ trọng tâm, trọng điểm để tạo các bước đột phá.
Những “ánh điện” nơi công sở

Những “ánh điện” nơi công sở

Những ngày này, cả nước nói chung, Thủ đô nói riêng, các cơ quan từ Thành ủy đến các cấp chính quyền, đoàn thể của hệ thống chính trị đang “căng mình” thực hiện nhiệm vụ kép: Tập trung phát triển kinh tế, đẩy nhanh tiến độ thực hiện Nghị quyết 18, Kết luận 127 của Bộ Chính trị về sắp xếp, tinh gọn bộ máy của hệ thống chính trị.
Học suốt đời và tự học

Học suốt đời và tự học

Trong bài viết “Học tập suốt đời”, Tổng Bí thư Tô Lâm nhận xét: “Bên cạnh kết quả, thực hiện chủ trương học tập suốt đời vẫn còn một số tồn tại, hạn chế. Đào tạo, bồi dưỡng còn chạy theo số lượng mà chưa thực sự chú trọng tới chất lượng; việc tự học, thực học và học tập suốt đời của đội ngũ cán bộ, đảng viên chưa đạt kết quả như mong muốn; còn tình trạng học theo phong trào, sính bằng cấp…”. Đây là vấn đề thời sự đáng suy nghĩ và đến lúc cần phải thay đổi.
Xem thêm
Phiên bản di động