Vậy thì nguy to!

12:12 | 30/05/2017
Tớ vừa xem trên dantri có hình ảnh cảm động quá chú ạ. Trong chuyên mục tấm lòng nhân ái hả bác?
vay thi nguy to Chắc phải tính đã
vay thi nguy to Đúng quá còn gì!
vay thi nguy to Sân bay, xin đừng lãng phí

- Không. Chuyện đó thì đã đành rồi. Hình ảnh tớ muốn nói là cảnh “cõng chữ lên non” của mấy cô giáo vùng cao ấy. Thật cảm động, tớ nghĩ phải có tấm lòng yêu nước, yêu đồng bào lắm mới vượt qua được khó khăn như thế.

- Chuyện này chả cứ bây giờ nhờ dantri bác mới thấy. Hàng chục năm nay, cái từ “giáo viên cắm bản” đã khiến bao nhiêu người trắc ẩn về đời sống của các cô, thầy giáo vùng cao.

vay thi nguy to

- Trắc ẩn thì có, dưng với những chính sách cụ thể, nhằm động viên, khích lệ họ tiếp tục thực hiện nghĩa cả của mình, tớ e còn “nhạt” lắm.

- Biết thế, dưng còn là khó khăn chung bác ạ.

-Tớ biết vậy chứ, dưng cứ thử so sánh xem cũng là giáo viên mà sao đời sống chênh lệch quá vậy. Tớ lại nghĩ chuyện hôm trước ta trao đổi về cái bỏ biên chế trong ngành giáo dục, nếu vậy thì số phận những người thầy này sẽ thế nào nhỉ?

-Quả là nan giải đó bác. Bỏ biên chế là tách rời ngân sách, mà đối với học sinh vùng cao, vận động đi học đã khó, đời nào thu được tiền của phụ huynh để trả lương cho giáo viên.

-Đó, đó. Nhưng thôi, nhân nói chuyện giáo dục, tớ muốn bàn chuyện này.

-Em chỉ có 15 phút thôi bác nhé. Chuyện gì vậy bác?

-Chả là nhân cái ý kiến của ông GS Văn Như Cương nói rằng trong số các hồ sơ xin tuyển vào trường ông, có tới 1000 hồ sơ rất tròn trịa toàn điểm 10 và vô số chứng nhận năng khiếu. Trong khi chỉ tiêu không đáp ứng được nên rất khó trong xét tuyển, bởi em nào cũng xuất sắc như em nào.

-Vậy là đáng mừng chứ bác. Thế hệ tương lai của chúng ta nhiều nhân tài quá. Nguyên khí quốc gia ắt là vượng lắm.

-Nếu đúng như vậy thì nói làm gì. Đằng này có một câu hỏi to tướng: Vì sao từ khi ngành Giáo dục cấm thi tuyển vào lớp 6, thay bằng xét tuyển lại xuất hiện nhiều “nhân tài” đến vậy?

-Nếu bàn về chuyện này, em cũng thấy có lý. Xét tuyển nghĩa là xét theo hồ sơ, nghĩa là muốn con vào được lớp 6 phải có hồ sơ “đẹp”, rồi để chắc ăn phải kèm theo vài cái chứng nhận năng khiếu. Vậy là phải phấn đấu. Em thấy đây cũng là một cách “kích cầu” hay.

-Nói như chú thì lại chả hay. Đằng này, thực tế đã chứng minh nhiều chủ nhân của những cái “hồ sơ đẹp” đó lại sở hữu một kiến thức rỗng tuếch. Thậm chí không theo học nổi những kiến thức cơ bản.

-Vậy lại là chuyện khác.

-Cái chuyện khác đó là nảy sinh “xin – cho”. Mà tớ nghĩ thời buổi này xin điểm, xin giấy khen có lẽ dễ nhất.

-Bác nói thế nào chứ. Mọi vấn đề đều phải có quy định rõ ràng, đâu có thể tùy tiện được.

-Ấy vậy mà có chuyện tùy tiện đấy. Chú không thấy mấy ngày qua trên mạng xã hội đang loạn chuyện giấy khen đó à. Mừng cho các cháu dưng cũng thấy lòng không yên.

-Bác không yên chuyện gì. Có phải chuyện từ đây sẽ lại là chuyện nhiều “tiến sĩ giấy” không?

-Đó chỉ là một khía cạnh. Nguy hiểm hơn là nhiều bậc bố mẹ không muốn chấp nhận trình độ thực của con cái mà đều muốn con mình phải là học sinh giỏi, phải là những hạt nhân năng khiếu… Vậy là “xin”. Có “xin” thì sẽ có “cho”, dưng đằng sau sự “xin-cho” này là cái gì?

-“Cái gì” của bác em hiểu rồi, dưng em nghĩ nguy hiểm hơn vẫn là “căn bệnh thành tích”. Một khi đánh giá giáo viên và nhà trường thông qua chất lượng học sinh thì chả cứ “xin” vẫn cứ “cho”.

-Đấy vấn đề là ở chỗ đó. Vậy là ta cứ sống ảo. Thành tích ảo, kiến thức ảo…rồi tất nhiên sẽ sản sinh ra vô số cái ảo khác.

-Vậy thì nguy to bác nhể!

Thiện Tâm

© 2021 Ghi rõ nguồn "laodongthudo.vn" khi phát hành lại thông tin từ website này