Chắc phải tính đã
Đúng quá còn gì! | |
Sân bay, xin đừng lãng phí | |
“Xã hội hóa” vào đâu? |
- Chả là mấy hôm rồi, em nghe nói cái ngành Giáo dục TP HCM có công văn đề nghị mỗi giáo viên trong ngành mua 10 kg thịt lợn mỗi tháng, trong chiến dịch “giải cứu lợn”.
- Thế thì khổ thật. Ăn thịt lợn suốt thế, chịu sao được. Mà làm công văn thì đúng là “đổ đầu tằm” thật. Vấn đề này chỉ nên là vận động, chia sẻ với người chăn nuôi thôi, chứ sao gò ép thế được.
- Thế nên, em nghe nói tác giả của công văn này đã phải thu hồi nó lại rồi. Âu thì cũng là “giải tỏa” cho nỗi lo của bao nhiêu giáo viên.
- Có mỗi chuyện này mà chú nói “trăm dâu”?
- Ấy, thế bác không biết chuyện anh Giáo dục vừa có chủ trương bỏ biên chế, viên chức ngành Giáo dục à? Thế lại chả đổ lo vào mấy thầy, cô giáo hả bác.
-Có gì mà lo. Cái khái niệm biên chế, theo tớ “quên” dần đi là vừa. Cơ chế thị trường, đòi hỏi mỗi người phải thật sự có tài, có tài và có tâm thì có áp dụng mô hình gì cũng vẫn được trọng dụng. Như vậy mới tăng tính cạnh tranh.
-Nếu nói như bác thì chuyện này cứ nhẹ tênh nhỉ. Nhưng rõ khổ, tại sao có lợi thế mà bao nhiêu ngành nghề khác không “động đậy” lại cứ nhằm anh Giáo dục để thí điểm?
-Thì chú tính, anh Giáo dục đã quen với bao nhiêu thí điểm rồi. Thí điểm cải tiến chương trình; thí điểm đánh giá học sinh; thí điểm thi, chấm thi; thí điểm cải cách… giờ thí điểm thêm chuyện này nữa có gì là “khổ” đâu. “Sống chung với lũ” quen rồi mà.
-Bác nói cứ tưng tửng vậy, chứ em tiếp xúc với nhiều giáo viên họ lo lắm bác ạ. Trước chủ trương, không chỉ người yếu kém dựa vào "chiếc áo bình an" của hai chữ biên chế để giữ chỗ mà nhiều người có năng lực cũng lo ngại, băn khoăn.
-Tớ nói rồi, có gì mà băn khoăn. Có tâm tài thực sự thì cứ yên tâm cống hiến, lại chả “rước thảm đỏ” ấy chứ. Trường mạnh là do thầy giỏi mà.
-Ai chả biết thế bác. Dưng có chắc cứ hợp đồng là giỏi cả không. Biên chế còn có thi tuyển, cho dù có chuyện “móc ngoặc” thì vẫn có người tài. Người tài mà biên chế rồi thì cứ yên tâm cống hiến, có gì mà phải thay đổi.
-Thế chú không tính việc bao nhiêu viên chức không có năng lực, lười nhác…nhưng cứ có cái mác “biên chế” là ung dung an phận đến già à.
Tớ nghĩ chủ trương xóa bỏ biên chế cũng là một cải cách đáng quan tâm.
-Bác không thấy thời gian qua, các cơ quan truyền thông đại chúng đăng tải ầm ầm chuyện thiếu dân chủ trong trường học, quyền hành tối thượng của hiệu trưởng trong trường phổ thông như hiện nay, nếu họ có thêm quyền "hợp đồng" trong tay, thì những người giỏi - có thể lại là đối tượng dễ bị loại đầu tiên.
-Tớ nhớ không nhầm là đã có lần tớ nói với chú là bất kể cải cách cái gì cũng có trở ngại này nọ, dưng cứ vì thế mà không cải cách thì âu cũng trì trệ lắm.
-Vẫn biết thế, dưng những nhà giáo có năng lực, lại hay thẳng thắn.Mà thẳng thắn thì bác biết rồi đấy, sẽ luôn bị cấp trên chèn ép, gây khó dễ. Nhưng họ chưa phải ra đi, còn có thể bám trụ với nghề âu cũng một phần nhờ cái... biên chế. Giờ nếu hợp đồng, hiệu trưởng không ưa, cắt “bụp” một cái. Vậy là mất việc, mất cống hiến.
-Chuyện này chú khỏi lo nhé. Theo dõi kỳ họp thứ ba của Quốc hội đang diễn ra, trong việc xem xét sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự, có đặt vấn đề truy cứu hình sự đối với tội danh buộc cho thôi việc công chức, viên chức sai luật. Lơ tơ mơ sao được.
-Khi Hiệu trưởng đã là “ông chủ”, thì thiếu gì cách lách để cho thôi việc đúng luật bác. Theo em nếu bỏ biên chế thì phải ban hành được quy trình tuyển dụng công khai, công bằng; cách đánh giá khoa học, chặt chẽ, khách quan... chứ nếu không “ông chủ” hiệu trưởng lại tha hồ hợp đồng người nhà, người cánh hẩu…như vậy chẳng những không thúc đẩy được cạnh tranh mà còn kìm hãm phát triển.
- Nói như chú, chắc phải tính đã.
Thiện Tâm
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Tin khác
Hà Nội tự tin tạo kỳ tích trong kỷ nguyên mới
Thời sự 19/12/2024 16:28
Lại câu chuyện giá nhà!
Bình luận 19/12/2024 06:27
Chỉ đạo quyết liệt, triển khai phải nhanh, hiệu quả
Bình luận 13/12/2024 15:40
Giải bài toán giải phóng mặt bằng
Bình luận 12/12/2024 14:06
Cần góc nhìn đồng cảm!
Bình luận 10/12/2024 16:03
“Cách mạng” về môi trường
Bình luận 05/12/2024 11:52
Cấm thuốc lá điện tử, các bậc phụ huynh thở phào…
Bình luận 03/12/2024 07:25
Tổ chức không thể thiếu của giai cấp công nhân
Bình luận 28/11/2024 11:43
Cũng nên "cách mạng" về giáo dục - đào tạo
Bình luận 26/11/2024 10:00
Bảo vệ sức khỏe từ sớm, từ xa vì kỷ nguyên vươn mình
Bình luận 22/11/2024 16:49