Vẫn câu hỏi ấy!

(LĐTĐ) - Bác có nhớ đã có lần em và bác “đa chiều” chuyện “nháo nhào” của người dân không?
van cau hoi ay Cần có cái nhìn công bằng!
van cau hoi ay Đúng thế, bác ạ!
van cau hoi ay Thì cứ chờ xem!

- “Nháo nhào” thì lúc nào chả có. Đã gọi là đa chiều thì bỏ qua sao được. Vấn đề là “nháo nhào” chuyện gì, khó mà nhớ hết.

- Thì ngày ấy ta bàn chuyện người dân nháo nhào, hớt hải khi biết mình bị sa bẫy “đa cấp”, tiền mất tật mang, khi những kẻ chủ mưu đã cao chạy xa bay.

- Tớ nhớ rồi. Sau khi phân tích, nào là cái bọn chủ mưu này hoạt động ngang nhiên thế, diễn thuyết tuyên truyền ngay tại trụ sở chính quyền…mà sao vẫn lừa được bao nhiêu người…

- Đúng rồi bác, hôm đó ta có bàn rằng người dân không biết đã đành, chứ các cấp, ngành sao có thể dễ bị “qua mặt” như vậy được, để người dân phải nháo nhào vì mất tiền oan uổng.

-Bàn là bàn thế, nhưng tớ vẫn nghĩ “tiên trách kỷ, hậu trách nhân”, nếu người dân không tham thì đâu nên nỗi.

-Vâng, song các cụ cũng có dạy” “Nó lú thì có chú nó khôn”. Xét cho cùng thì các cấp, ngành có liên quan cũng có phần trách nhiệm trong cái “nháo nhào” này của người dân.

-Bàn thì bàn vậy thôi, chứ có nhằm nhò gì. Vừa rồi vẫn ối chuyện tương tự xảy ra đấy. Chả những dân không rút được bài học mà các cấp ngành cũng “nguyễn y vân”.

-Em vẫn cứ băn khoăn chả hiểu vì sao người ta lại phung phí lòng tin như thế. Vừa rồi có chuyện một đơn vị đề nghị được tài trợ cho đoàn cựu chiến binh ở HT đi du lịch, rồi mời họ mua hàng.

-Các vị vét sách túi, thậm chí vay mượn để mua, về nhà mới “nháo nhào” vì bị lừa bởi hàng kém chất lượng mà giá cao gấp hai, ba lần thị trường phải không?

-Đúng rồi bác. Hậu quả nhãn tiền thế với một kịch bản cũ rích vậy mà nó vẫn đang xảy ra khắp các thành phố, thôn, làng. Vì sao vậy.

-Tớ nhớ, hôm ấy hình như cũng vào dịp này, ta còn bàn đến chuyện nhiều phụ huynh nháo nhào “xếp gạch” từ 2 giờ sáng để chạy một suất học cho con vào trường “tốt”…

-Vâng. Toàn chuyện cũ mà giờ vẫn mới. Anh Giáo dục vẫn rất nhiều chuyện khiến các phụ huynh phải nháo nhào. Bác đã nghe chuyện về anh Giáo dục Quảng Nam (QN) chưa?

-Chuyện sao chú?

-Nhiều phụ huynh cũng đang nháo nhào đấy.

-Chạy trường, chạy lớp à?

-Không bác ạ. Nháo nhào chạy mua vở tập viết lớp 1 bác ạ.

-Chuyện này đâu chỉ có QN, tớ thấy năm nay cả nước thiếu sách giáo khoa, nhất là sách lớp 1 mà.

-Đúng rồi, nhưng nháo nhào hơn là anh QN lại sử dụng loại sách riêng, thế mới thành chuyện.

-Lạ nhỉ, tớ tưởng sách giáo khoa là phải phổ cập chung trong cả nước chứ.

-Thì tất cả phụ huynh đã mua đủ sách rồi , nhưng anh QN lại bắt học sinh dùng sách luyện viết của anh QN có nội dung các bài viết về QN. Vì không được báo trước, khi vào năm học nhà trường mới đề nghị nên các phụ huynh mới nháo nhào tìm mua.

-Rồi cũng không đủ cầu nên mới nháo nhào chứ gì? Thật bậy bạ hết chỗ nói. Ai cho phép giáo dục QN tự áp đặt nội dung vậy.

-Đúng thế bác ạ. Song em thấy anh Giáo dục QN nói cũng có lý.

-Họ nói thế nào?

-Rằng học sinh QN nếu được tiếp cận với những câu thơ, đoạn văn viết về QN sẽ hun đúc lòng yêu quê hương trong các em…

-Tầm bậy hết sức. Đúng là tư tưởng cục bộ địa phương. Tình yêu quê hương trước hết phải là tình yêu đất nước. Nếu tỉnh, thành nào cũng vậy thì loạn à. Thế sinh ra tư lệnh giáo dục làm gì?

-Còn cái nháo nhào này nữa.

-Chuyện gì nữa vậy?

-Nhiều mẹ bỉm sữa ở TP HCM cũng đang nháo nhào chạy tiêm văc-xin cho trẻ.

-Tớ tưởng chuyện thiếu vắc-xin mấy năm trước mới thiếu, chứ năm nay cung đủ cầu rồi mà.

-Chuyện là cái vác xin 5 trong một vẫn đang dùng của anh Hàn Quốc, giờ anh này đã ngừng cung ứng trên toàn cầu. Ngành Y tế chủ trương chuyển sang dùng vắc-xin của anh Ấn Độ, sau thời gian kiểm nghiệm, ngành Y tế còn đang làm thủ tục nhập khẩu…nên phải chờ.

-Sức khỏe trẻ em mà cứ phải chờ thế này thì nguy hiểm thật. Mà cứ cung không đủ cầu thì sẽ xảy ra chuyện xin – cho. Nháo nhào là phải thôi.

-Bác nói đúng, trong cái thông báo của anh Y tế có khuyến nghị: Nếu phụ huynh có điều kiện thì có thể cho trẻ tiêm vắc-xin dịch vụ tại các cơ sở tiêm chủng dịch vụ thay thế vắc-xin của chương trình Tiêm chủng mở rộng.

-Đấy anh mở rộng không có nhưng anh dịch vụ lại sẵn. Thế mới lạ.

-Qua những chuyện này, thế lại phải đặt câu hỏi như trước hả bác?

-Câu hỏi gì nhỉ?

-Vẫn câu hỏi ấy. Bao giờ mới hết nháo nhào?

Thiện Tâm

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch

Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch

(LĐTĐ) Một trong những điểm nổi bật của Luật Thủ đô 2024 là các quy định về phát triển văn hóa, thể thao và du lịch được quy định tại Điều 21. Điều này thể hiện rõ mục tiêu xây dựng và phát triển Thủ đô trở thành "Văn hiến - Văn minh - Hiện đại", đồng thời là trung tâm hội tụ, kết tinh văn hoá của cả nước.
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu

(LĐTĐ) Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung cho rằng, bên cạnh việc chú trọng đào tạo nhân lực đại trà, thì phải chú trọng đào tạo nhân lực chất lượng cao gắn liền với đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, phát triển ứng dụng công nghệ, thúc đẩy khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. Phấn đấu đến cuối năm 2025, Việt Nam phải nằm trong top 3 các nước dẫn đầu ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu.
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024

Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024

(LĐTĐ) Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024 sẽ được tổ chức từ ngày 29/11 đến hết ngày 1/12/2024, tại Công viên Thống Nhất, với nhiều hoạt động hấp dẫn, qua đó, tăng cường giới thiệu, quảng bá các sản phẩm văn hóa ẩm thực, làng nghề truyền thống địa phương
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10

(LĐTĐ) Giải trình, làm rõ một số vấn đề tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, chiều 4/11, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn cho biết, hiện nay học sinh phải đối mặt với sức ép rất lớn khi thi vào lớp 10. Do vậy, đã đến lúc chúng ta cần phải đánh giá một cách đầy đủ sau một thời gian triển khai Quyết định 522/QĐ-TTg 2018, mức độ phù hợp còn đến đâu, bởi đây là căn cứ mà rất nhiều địa phương dựa vào.
Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện

Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện

(LĐTĐ) Đại biểu Hà Sỹ Đồng cho rằng, dù lương cơ sở tăng 30%, nhưng một cán bộ, công chức mới được tuyển dụng, dù xuất sắc đến đâu, lương cũng chỉ mới đủ tiền thuê nhà ở mức bình dân, và chi tiêu phải hết sức tằn tiện...
Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”

Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”

(LĐTĐ) Theo Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội, tính đến ngày 31/10, sau 4 tháng đi vào hoạt động chính thức, ứng dụng “Công dân Thủ đô số” - iHanoi đã có khoảng 14 triệu lượt người dân truy cập khai thác, sử dụng. Tổng số người dùng đăng ký tài khoản trên ứng dụng là 1.043.724.
Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô

Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô

(LĐTĐ) Thời gian qua, công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật trong các trường học trên địa bàn thành phố Hà Nội được đặc biệt chú trọng. Bám sát đặc điểm, điều kiện địa phương, nội dung, hình thức tuyên truyền từng bước được đổi mới theo hướng ngắn gọn, dễ hiểu, sinh động và phù hợp với tâm lý, nhận thức của học sinh.

Tin khác

Đột phá, sáng tạo để Hà Nội là nơi đáng sống, đáng đến

Đột phá, sáng tạo để Hà Nội là nơi đáng sống, đáng đến

(LĐTĐ) Trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành cũng như trong cuộc sống, nếu không có các bước đột phá và đổi mới, sáng tạo sẽ rất khó thành công. Bởi đột phá chính là đòn bẩy tạo động lực cho phát triển.
Kỳ cuối: Để mọi “công bộc” không muốn tham nhũng

Kỳ cuối: Để mọi “công bộc” không muốn tham nhũng

(LĐTĐ) Sợ tham nhũng, không dám tham nhũng từ công cuộc chống tham nhũng không ngừng nghỉ đến đổi mới cơ chế, chính sách (thể chế) để bịt mọi kẽ hở có thể dẫn đến tham nhũng, điều quan trọng cuối cùng phải xây dựng được một nền kinh tế đủ mạnh, với mức lương đáp ứng đầy đủ các tiêu chí sao cho mọi cán bộ, công chức, viên chức không muốn tham nhũng mới là điều quan trọng. Kỷ nguyên vươn mình dân tộc vì một Việt Nam dân giàu, nước mạnh mới thành hiện thực.
Kỳ 2: Cải cách thể chế để không thể tham nhũng, lãng phí

Kỳ 2: Cải cách thể chế để không thể tham nhũng, lãng phí

(LĐTĐ) Không phải ngẫu nhiên, trong bài phát biểu của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm (nay là Tổng Bí thư) tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV ngày 21/10, nhấn mạnh “ba điểm nghẽn lớn nhất hiện nay là thể chế, hạ tầng và nhân lực. Trong đó, thể chế là điểm nghẽn của điểm nghẽn”. Do đó, nhiệm vụ trọng tâm của trọng tâm phải cải cách thể thế hướng tới một nền hành chính công không thể tham nhũng, lãng phí.
Bắt đầu từ “không dám, không thể, không muốn tham nhũng”

Bắt đầu từ “không dám, không thể, không muốn tham nhũng”

(LĐTĐ) Lời toà soạn: Tham nhũng, lãng phí không chỉ làm nghèo, kéo lùi sự phát triển của đất nước mà còn làm gia tăng bất bình đẳng xã hội, gây khoảng cách giàu - nghèo trong xã hội ngày một tăng, không đúng với bản chất về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Vì vậy, để chuẩn bị tâm thế bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc như quan điểm chủ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm, nên bắt đầu bằng hoàn thiện cơ chế, chính sách để “không dám, không thể, không muốn tham nhũng, lãng phí”.
Tạo kỳ tích mới trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Tạo kỳ tích mới trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

(LĐTĐ) Thấm nhuần những lời dạy, căn dặn của Bác Hồ trong những lần đến thăm, làm việc với Đảng bộ, Chính quyền và nhân dân Thủ đô về việc phải phấn đấu để “thành một Thủ đô bình yên tươi đẹp, mạnh khỏe cả về vật chất và tinh thần”- đến nay Hà Nội đã trở thành đô thị tương đối hiện đại và đang chuẩn bị tâm thế tạo nên những kỳ tích mới trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
Đường sắt trong kỷ nguyên vươn mình

Đường sắt trong kỷ nguyên vươn mình

(LĐTĐ) Giao thông là mạch máu của nền kinh tế, muốn phát triển phải có kết cấu hạ tầng hiện đại theo hướng đồng bộ, lan tỏa. Vì vậy, chủ trương xây dựng tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam là quyết định mang tầm chiến lược.
Thu nhập và 1m2 nhà!

Thu nhập và 1m2 nhà!

(LĐTĐ) Nhấp ngụm cà phê, đứa em tôi nhìn lên tòa chung cư đang hoàn thiện thở dài. “Anh biết không, giá một mét vuông đang rao bán từ 80 đến 90 triệu đồng đấy. Nghĩa là bằng hơn 3 tháng thu nhập của em. Đào đâu ra tiền để mua”. Tôi cũng đồng cảm mà nói, anh khác gì chú!
Kỳ cuối: Gieo hạt mầm từ cơ sở làm nên những mùa Xuân

Kỳ cuối: Gieo hạt mầm từ cơ sở làm nên những mùa Xuân

(LĐTĐ) Cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã viết: Phương châm sống và hành động của mọi người, nhất là của thanh niên là: “Sống, chiến đấu, lao động và học tập theo gương những người cộng sản”. Những hạt giống tốt thôi chưa đủ, còn cần phải được ươm mầm, vun vén thì mới có thể phát triển tốt, đủ sức chống chọi với những mầm bệnh. Và việc nhận diện và loại bỏ những mầm bệnh này là nhiệm vụ vô cùng quan trọng và cấp bách.
Kỳ 2: Lấy giáo dục tư tưởng, lý luận chính trị làm trọng tâm

Kỳ 2: Lấy giáo dục tư tưởng, lý luận chính trị làm trọng tâm

(LĐTĐ) Có thể khẳng định, lý luận chính trị (LLCT) có vai trò vô cùng quan trọng, giúp đội ngũ cán bộ, đảng viên có tư duy khoa học, có phương pháp làm việc biện chứng; có phương thức lãnh đạo và tổ chức quần chúng thực hiện thành công nhiệm vụ chính trị phù hợp với quy luật khách quan. Bên cạnh đó, LLCT có vai trò đặc biệt quan trọng đối với Đảng và hoạt động lãnh đạo của Đảng; là “ngọn hải đăng” soi đường, chỉ lối; là “kim chỉ nam” cho mọi hành động của Đảng và cán bộ, đảng viên.
Quyết định hợp lòng dân

Quyết định hợp lòng dân

(LĐTĐ) Kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024) là sự kiện trọng đại của thành phố Hà Nội và đất nước. Chính vì thế, Thành phố đã có kế hoạch chi tiết tổ chức sự kiện này trên cơ sở thể hiện được tầm vóc, ý nghĩa lịch sử của Ngày Giải phóng Thủ đô.
Xem thêm
Phiên bản di động