Tự hào những chiến sĩ áo blouse trắng mang sứ mệnh cứu người

“Người ta nói ngành Y tế vất vả, áp lực. Đúng! Cứu người như cứu hoả mà, không vất vả, áp lực sao được. Nhưng bệnh viện chúng tôi có thêm một áp lực nữa, đó là luôn phải giải thích cho người dân cách nhìn nhận về bệnh lao - bệnh mà trước đây người ta gọi là tứ chứng nan y để không kỳ thị”, Thầy thuốc nhân dân, Tiến sĩ, bác sĩ CKII Đậu Huy Hoàn - Giám đốc Bệnh viện Phổi Nghệ An bắt đầu câu chuyện với tôi như vậy.
Khám bệnh, chữa bệnh tại nhà được thanh toán bảo hiểm y tế Công đoàn Y tế Việt Nam: Chú trọng các hoạt động bảo vệ đoàn viên, người lao động Bộ Y tế kêu gọi toàn dân nâng cao ý thức phòng bệnh và chủ động bảo vệ sức khỏe
Để nhớ một thời gian khó ở ngành Y
Toàn cảnh Bệnh viện Phổi Nghệ An

Hơn 6 thập kỷ chống lao

Tôi đến Bệnh viện Phổi Nghệ An, nơi điều trị chuyên sâu các bệnh về phổi, thế nhưng, trong ý nghĩ vẫn là Bệnh viện Lao và đúng hơn là Bệnh viện Lao Nghi Vạn - tên gọi quen thuộc của người dân nhiều năm qua. Bệnh viện này tách biệt, xa trung tâm thành phố, nằm ở khu vực giáp ranh giữa xã Nghi Vạn của huyện Nghi Lộc và xã Nghi Liên của thành phố Vinh. Con đường từ Quốc lộ 1A đi vào bệnh viện chỉ hơn một cây số, đi qua cánh đồng và nhiều năm rồi vẫn ổ gà lồi lõm.

Thầy thuốc nhân dân, Tiến sĩ, bác sĩ CKII Đậu Huy Hoàn - Giám đốc Bệnh viện Phổi Nghệ An vui vẻ đón tôi và mời chén trà thơm nóng. Thấy e ngại khi đeo khẩu trang trò chuyện nên tôi mở ra và ngồi xa hơn một chút. Bác sĩ Hoàn liền nói: "Bọn mình quen rồi, bạn cứ đeo khẩu trang cho yên tâm mà trò chuyện".

Vừa chào hỏi thì bác sĩ Hoàn phải dừng lại 15 phút để ký các loại hồ sơ, giấy tờ của khoa, phòng trình lên, trao đổi chuyên môn với một số y, bác sĩ. Đứng dậy khỏi ghế, bác sĩ Hoàn chậm rãi nói: “Người ta nói ngành Y tế vất vả, áp lực. Đúng! Cứu người như cứu hoả mà, không vất vả, áp lực sao được. Nhưng bệnh viện chúng tôi có thêm một áp lực nữa, đó là luôn phải giải thích cho người dân cách nhìn nhận về bệnh lao - bệnh mà trước đây người ta gọi là tứ chứng nan y để không kỳ thị”.

Để nhớ một thời gian khó ở ngành Y
Thầy thuốc nhân dân, Tiến sĩ, bác sĩ CK II Đậu Huy Hoàn - Giám đốc Bệnh viện Phổi Nghệ An trò chuyện với phóng viên

Tôi chia sẻ với bác sĩ Hoàn là tôi cũng sợ lây lao. Bác sĩ gật đầu và nói, rất nhiều người sợ như vậy, thế nên nhiều người khi đi qua bệnh viện, luôn bịt kín khẩu trang, có khi bịt đến mấy lớp, thậm chí là lấy tay bịt mũi, nín thở,… Đó cũng là điều dễ hiểu.

"Năm nay là 68 năm ra đời của bệnh viện, nơi được thành lập từ năm 1957, với tên gọi ban đầu là Phân viện Lao. Bạn thử hình dung, với thời gian dài như thế, chỉ tính trong khoảng hơn 50 năm, khi nói về bệnh lao, có thể gọi là bi thảm. Bởi sự khó khăn đủ bề, ban đầu thì không hiểu bệnh để chữa, y bác sĩ thì sợ không dám về bệnh viện; bệnh nhân thì khiếp sợ bệnh của mình, sống trầm cảm, khép kín, người thân xa lánh, nhiều người tử vong; rồi y, bác sĩ làm việc tại bệnh viện cũng bị nhiễm lao, cả một thời gian dài, dai dẳng sợ hãi bệnh tứ chứng nan y" - Bác sĩ Hoàn chia sẻ.

Thế nhưng, gần 20 năm nay, quan điểm về lao đã thay đổi, nhìn nhận đúng lao chỉ là một loại nhiễm trùng của bệnh phổi, hướng điều trị đều theo định hướng từ lâu của Giáo sư Phạm ngọc Thạch - Nguyên Bộ trưởng Bộ Y tế, bác sĩ đầu nghành về lao ở Việt Nam. Giờ đây, việc nhìn nhận và cuộc sống của y, bác sĩ điều trị lao và bệnh nhân lao cũng đã thay đổi. Việc phát hiện và điều trị lao dễ dàng, thuận tiện hơn, các phương tiện phát hiện lao và các bệnh phổi đã đến tận xóm, bản.

Bình quân hằng năm, bệnh viện phát hiện và thu nhận điều trị khoảng hơn 2.000 bệnh nhân mắc lao các thể. Thời gian điều trị bệnh lao từ 6-12 tháng, tuỳ thuộc vào tình trạng bệnh, bệnh nhân có thể điều trị tại nhà. Tỉ lệ điều trị khỏi và thành công trên 90%, số lượng bệnh nhân lao có xu hướng giảm dần từ 5-10% mỗi năm. Mục tiêu đặt ra là chấm dứt bệnh lao trong năm 2030. Trong thời gian này, vẫn phải tuyên truyền để người dân nhìn nhận đúng mức về bệnh lao, để không quá lo lắng và kỳ thị.

Để nhớ một thời gian khó ở ngành Y
Bình quân hằng năm, Bệnh viện Phổi Nghệ An phát hiện và thu nhận điều trị khoảng hơn 2.000 bệnh nhân mắc lao các thể.

Theo bác sĩ Hoàn, thông thường đối với lao phổi, cái khó là dấu hiệu của lao thường trùng với dấu hiệu các bệnh khác của phổi, thế nên nhiều người tự ở nhà điều trị các triệu chứng hoặc đi các bệnh viện khác điều trị, đến khi bệnh tình không giảm, triệu chứng nặng hơn, thông thường là ho kéo dài không khỏi, lúc đến bệnh viện khám mới phát hiện mắc lao.

Trong quá trình người bệnh đi lại các nơi để thăm khám cũng có thể phân phối vi khuẩn lao ra cộng đồng. Có người khi phát hiện bị lao do tâm lý e ngại đã giấu bệnh, không chịu đi điều trị dẫn đến biến chứng. Trong gia đình, nếu có người mắc lao, thì những người thân, người tiếp xúc gần sẽ có nguy cơ lây lao. Người mắc lao nếu không điều trị triệt để thì vi khuẩn trực tiếp tại chỗ lại bùng lên, tái phát.

Say sưa trò chuyện về bệnh lao, về tình hình khám chữa bệnh tại bệnh viện, thế nhưng, bác sĩ Hoàn thành thật chia sẻ: “Bản thân mình về bệnh viện gần 3 năm, có thể nói nhiều về bệnh lao, các bệnh về phổi và phần nào đó những khó khăn, vất vả bệnh viện đã trải qua. Thế nhưng không thể nói hết được những gian khó, thiệt thòi, hy sinh thầm lặng của đội ngũ y, bác sĩ, nhân viên, tập thể bệnh viện nhiều năm qua. Những người làm việc lâu năm ở đây, những người lao động trực tiếp mới thấm và thấu hiểu những năm tháng đã đi qua gian khổ với lao như thế nào”.

Và bác sĩ Hoàn nhờ bác sĩ Nguyễn Hồng Hải - Phó Giám đốc Bệnh viện, Trưởng khoa Nội II dẫn tôi tham quan một vòng bệnh viện để hiểu hơn về tình hình khám chữa bệnh, rồi dừng lại ở phòng Thạc sĩ, thầy thuốc ưu tú Nguyễn Xuân Thức - Trưởng khoa Nội I - bác sĩ có thời gian làm việc lâu nhất ở bệnh viện đến thời điểm hiện tại.

“Đâm lao thì phải theo lao”

Bác sĩ Nguyễn Xuân Thức dí dỏm nói như vậy khi chia sẻ về việc lựa chọn gắn bó với bệnh viện trong suốt 35 năm qua.

Bác sĩ Thức kể, năm 1989, khi tốt nghiệp Đại học Y, ông về Nghệ An làm việc, được Sở Y tế phân công về Bệnh viện Lao. Thời điểm đấy, bác sĩ còn rất ít và thực sự “đắt giá”, nhiều lựa chọn. Thế nên, rất ít người đồng ý về Bệnh viện Lao - một bệnh viện đặc thù, nguy cơ lây nhiễm cao. Lúc đó, bác sĩ Thức chỉ nghĩ, làm bác sĩ thì ở đâu cũng để chữa bệnh cứu người, bác sĩ còn sợ thì làm sao chữa bệnh cho người khác.

Thế nhưng, khi về Bệnh viện Lao, bác sỹ trẻ lúc ấy mới thấm được những khó khăn, thiệt thòi của ngành mình, của bệnh viện đặc thù. Đó là một không gian làm việc hẻo lánh, tách biệt, toàn bệnh viện là những căn nhà cấp 4 xuống cấp, chật hẹp; khu tập thể dành cho cán bộ, nhân viên bệnh viện đơn sơ, cũ kĩ; đời sống của y, bác sĩ khó khăn, đến những chiếc áo blouse trắng cũng mặc đi mặc lại đến ố vàng, sờn nhạt; bệnh nhân đông, điều trị dai dẳng dài ngày, gầy gò ho khan, khép mình, buồn bã; bác sĩ muốn điều trị cho bệnh nhân thật tốt nhưng khó khăn về con người, trang thiết bị, cơ sở vật chất; và rồi chính y, bác sĩ cũng bị kỳ thị vì nghề nghiệp của mình.

Để nhớ một thời gian khó ở ngành Y
Thạc sĩ, thầy thuốc ưu tú Nguyễn Xuân Thức - Trưởng khoa Nội I

Bác sỹ Thức kể: “Sau giờ làm việc, y bác sĩ cũng muốn được vui chơi, gặp mặt, liên hoan. Thế nhưng, khi gặp gỡ, trò chuyện, mình nói làm việc ở Bệnh viện Lao thì người ta e ngại và tránh tiếp xúc. Buồn nhất là có những người không thể kết hôn, quá lứa lỡ thì, chấp nhận hy sinh hạnh phúc bản thân chỉ vì người ta không dám lấy người làm việc ở Bệnh viện Lao, sợ đưa bệnh về nhà. Nhiều câu chuyện rất thương và giờ đây ở khu tập thể của bệnh viện vẫn còn những người phải sống cô quạnh một mình vì không lập gia đình”.

Ngày ấy, bản thân các y, bác sĩ cũng chịu những thiệt thòi, thiếu thốn, nỗi buồn, thế nhưng luôn phải vui vẻ, động viên người bệnh, tiếp thêm tinh thần cho họ yên tâm chữa bệnh. Thời gian điều trị lao dài ngày, từ 6 tháng đến 2 năm, có người tái phát thì lại điều trị đến 2, 3 năm, họ nằm dài ở bệnh viện, phải dùng nhiều loại thuốc, rồi tâm lý sợ mọi người kỳ thị nên càng chán nản, khép mình. Nhiều người bệnh có hoàn cảnh khó khăn, gia đình xa lánh, không có tiền chữa bệnh, sinh hoạt, các y, bác sĩ lại quyên góp, giúp đỡ, dìu dắt họ đi qua những ngày tháng bệnh tật, khốn khó, để rồi họ xem bệnh viện như là ngôi nhà ấm áp, bình yên của mình.

Để nhớ một thời gian khó ở ngành Y
35 năm gắn bó với nghề Y, bác sỹ Thức thấm thía những khó khăn, gian khổ

35 năm làm việc tại bệnh viện, bác sĩ Thức đã chứng kiến, chung vui với những cặp đôi y, bác sĩ kết hôn với nhau; rồi y, bác sĩ kết hôn với bệnh nhân. Có lẽ ở trong môi trường chịu nhiều kỳ thị này, họ thực sự thấu hiểu và thương nhau. Ngày ấy, phần lớn y, bác sĩ bệnh viện chỉ dám sinh hai con, chứ sinh thêm không biết lấy gì để nuôi. Hằng ngày họ đi làm, đi trực ở bệnh viện, rồi đi xe đạp xuống các huyện chỉ đạo tuyến, có khi mấy ngày mới về. Khi phát hiện trường hợp mắc lao, họ lại xuống hỗ trợ y tế tuyến huyện vận động người bệnh, người thân đi xét nghiệm, điều trị.

Nghề vất vả là thế nhưng bác sĩ Thức luôn thấy vui với lựa chọn của mình, bởi bắt đầu từ những điều tưởng như rất bình thường, đó là lúc còn gian khó, bác sĩ đã được bệnh viện ưu tiên bố trí nửa căn phòng cấp 4, có bàn, hai chiếc ghế nhỏ, chiếc giường nhỏ, đơn giản thôi nhưng ai cũng trân quý khoảng không gian của mình. Và niềm vui lớn nhất là sự chờ đợi, tin tưởng, yêu quý của bệnh nhân dành cho y, bác sĩ. Đó là những cái ôm chia tay ngày xuất viện đầy lưu luyến, biết ơn với những giọt nước mắt; là những bức thư bệnh nhân gửi về đầy cảm động về những ngày tháng yên bình ở ngôi nhà thứ hai; là những bằng khen, giấy khen ghi nhận, biểu dương của ngành.

Bác sĩ Thức nói, cả một thời, bệnh viện khó khăn, thiệt thòi về mọi mặt, nhưng các y, bác sĩ luôn yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau, nhường cơ hội tốt cho nhau; động viên, giúp sức cho nhau về cả vật chất lẫn tinh thần, để lại những tình cảm, tình nghĩa trong ngành mà khi kể lại vẫn rưng rưng cảm xúc.

“Thực sự như thói quen, thành nguyên tắc, đó là y bác sĩ thì không kêu đau, kêu mệt hay than nghèo kể khổ, nhưng mình nhắc lại để nhớ một thời gian khó ở ngành Y; để trân trọng, biết ơn những gì đã qua, để thấy mình đã sống và lao động xứng đáng, đi qua gian khó vẫn giữ vẹn đạo đức nghề Y” - Bác sĩ Thức bày tỏ.

Để nhớ một thời gian khó ở ngành Y
Mỗi năm, có rất đông bệnh nhân đến khám, chữa bệnh tại Bệnh viện Phổi Nghệ An

Lắng nghe những chia sẻ của “người anh đáng kính”, bác sĩ CKI Nguyễn Hồng Hải - Phó Giám đốc Bệnh viện, Trưởng khoa Nội II xúc động nói thêm, bây giờ vẫn có 6 hộ gia đình với hơn 30 người ở khu tập thể của bệnh viện, ở đó là nơi lưu giữ và nhắc nhở về những năm tháng đã qua. Bệnh viện giờ đây đã thay đổi rất nhiều, thế những cũng gần 10 năm trước thôi, việc thiếu nhân lực thực sự trầm trọng, một người phải làm việc bằng hai, bằng ba, bởi bác sĩ không chịu về, do thu nhập thấp và e ngại bệnh lây nhiễm.

Chỉ tay về phía hành lang, bác sĩ Hải nói với tôi: “Ở đây hầu như mọi người đều đeo khẩu trang, chỉ riêng việc đeo khẩu trang hằng ngày cũng hơi bí bức. Slogan của bệnh viện là “Hơi thở là sự sống” nên chúng tôi luôn cố gắng nỗ lực trong từng hơi thở của chính mình và người bệnh.

Quyết tâm đổi mới trong mỗi con người

Tiến sĩ, bác sĩ CKII Đậu Huy Hoàn - Giám đốc bệnh viện Phổi Nghệ An phấn khởi nói rằng: “Nếu ai đó đến bệnh viện cách đây 10 năm, bây giờ quay trở lại, sẽ rất ngạc nhiên, không nghĩ bệnh viện có thể thay đổi như vậy. Đó là cả một quá trình, từ việc đổi tên, mở rộng phạm vi khám chữa bệnh, rồi sự quan tâm, tạo điều kiện đầu tư về cơ sở vật chất, bố trí nhân lực của UBND tỉnh, Sở Y tế; sự nỗ lực của các thế hệ lãnh đạo, cán bộ, nhân viên, y, bác sĩ”.

Hiện nay, Bệnh viện Phổi Nghệ An là bệnh viện chuyên khoa hạng II tuyến tỉnh, với 580 giường bệnh, thực kê hơn 800 giường bệnh; bệnh viện có 22 khoa, phòng, trong đó 11 khoa lâm sàng và 4 khoa cận lâm sàng, 7 phòng chức năng. Cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế được đầu tư xây dựng, mua sắm, đáp ứng nhu cầu khám, chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe cho người dân trên địa bàn tỉnh Nghệ An và các tỉnh lân cận. Số lượng bệnh nhân đến khám và điều trị các bệnh về phổi tăng theo từng năm.

Để nhớ một thời gian khó ở ngành Y
Bệnh viện Phổi Nghệ An hiện nay có đội ngũ y, bác sĩ trẻ, có trình độ chuyên môn và tinh thần phục vụ tốt

Một điểm nhấn khi đến bệnh viện này đó là môi trường xanh - sạch - đẹp, cải cách hành chính mạnh mẽ để giảm thời gian khám bệnh. Thời gian qua, Bệnh viện đã triển khai rất nhiều danh mục kĩ thuật chuyên sâu về phổi, giúp cho người bệnh được hưởng các dịch vụ kỹ thuật cao tuyến Trung ương ngay trên địa bàn, góp phần giảm tải cho tuyến trên, tiết kiệm chi phí cho người bệnh.

Hiện nay, Bệnh viện Phổi Nghệ An đang nỗ lực để trở thành Bệnh viện chuyên khoa hô hấp hoàn chỉnh của khu vực Bắc Trung Bộ và đang là bệnh viện vệ tinh của Bệnh viện Phổi Trung ương. Trong chuỗi kết quả nổi bật bệnh viện đạt được những năm qua, có sự đóng góp trực tiếp, quan trọng, to lớn của người lao động. Rất nhiều cán bộ, y, bác sĩ bệnh viện đã được Bộ Y tế, UBND tỉnh, Sở Y tế, Công đoàn ngành Y tế, Giám đốc Bệnh viện biểu dương, khen thưởng.

Để nhớ một thời gian khó ở ngành Y
Y, bác sĩ yên tâm làm việc, gắn bó với bệnh viện và phấn khởi khi điều kiện làm việc và đời sống được nâng lên

Bác sĩ CKII Lương Văn Phùng - Phó Giám đốc Bệnh viện chia sẻ, ngoài làm chuyên môn, ông còn là Chủ tịch Công đoàn của bệnh viện và ông luôn có niềm vui ở cả hai nhiệm vụ. Đó là đối với chuyên môn thì chất lượng khám chữa bệnh được người dân hài lòng cao, bệnh viện được đánh giá là đơn vị mạnh trong chuyên ngành hô hấp; và đối với công đoàn, thì vui vì việc làm, thu nhập và đời sống của người lao động bệnh viện ngày một nâng lên, người lao động phấn khởi và gắn bó với bệnh viện.

Đội ngũ y, bác sĩ được tăng cường, trẻ hoá, có trình độ chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp; công tác đào tạo, quy hoạch ở bệnh viện được chú trọng, thực hiện tốt. Đặc biệt là các thế hệ cán bộ, nhân viên bệnh viện luôn trân trọng, lắng nghe, học hỏi lẫn nhau, trong mỗi con người đều quyết tâm đổi mới để phục vụ bệnh nhân tốt hơn, xây dựng môi trường làm việc hạnh phúc.

Mai Liễu

Có thể bạn quan tâm

Ý kiến bạn đọc

Nên xem

Nhận 1,5 tỷ đồng, vì sao cựu Thứ trưởng Bộ Công Thương "thoát" tội Nhận hối lộ?

Nhận 1,5 tỷ đồng, vì sao cựu Thứ trưởng Bộ Công Thương "thoát" tội Nhận hối lộ?

Luật sư Hoàng Văn Doãn, Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội rằng, tại vụ án Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ và Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng xảy ra tại Bộ Công Thương cần làm rõ thêm hành vi nhận tiền từ doanh nghiệp của cựu Thứ trưởng Bộ Công Thương Hoàng Quốc Vượng, bởi có liên quan đến dấu hiệu của tội Nhận hối lộ.
Chăm sóc sức khoẻ cho đoàn viên, người lao động nhân Tháng Công nhân

Chăm sóc sức khoẻ cho đoàn viên, người lao động nhân Tháng Công nhân

Trong Tháng Công nhân năm 2025, các cấp Công đoàn trên địa bàn thành phố Hà Nội đã tổ chức nhiều chương trình khám sức khoẻ miễn phí cho đoàn viên, người lao động. Hoạt động này thường được Công đoàn phối hợp với đơn vị chuyên môn tổ chức. Nội dung khám tập trung vào sức khỏe sinh sản và tầm soát phát hiện sớm ung thư.
Khám sức khoẻ cho đoàn viên, người lao động doanh nghiệp ngoài nhà nước

Khám sức khoẻ cho đoàn viên, người lao động doanh nghiệp ngoài nhà nước

Liên đoàn Lao động quận Hai Bà Trưng vừa phối hợp với Bệnh viện Đa khoa Melatec tổ chức chương trình khám sức khỏe sinh sản, tầm soát phát hiện sớm ung thư miễn phí cho 300 đoàn viên, người lao động có hoàn cảnh khó khăn thuộc 2 doanh nghiệp ngoài nhà nước là Công ty TNHH Trần Thành và Công ty TNHH Thương mại Thiên Thủy Mộc.
Hà Nội: Tăng cường kiểm soát chi phí khám chữa bệnh bảo hiểm y tế

Hà Nội: Tăng cường kiểm soát chi phí khám chữa bệnh bảo hiểm y tế

Bảo hiểm xã hội (BHXH) Khu vực I vừa có Công văn gửi tới các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế (BHYT) đề nghị tăng cường kiểm soát chi phí khám chữa bệnh BHYT; phòng, chống hành vi lạm dụng, trục lợi Quỹ BHYT; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong khám chữa bệnh BHYT.
Ngày mai (26/4), gần 600 nghìn người dân Thủ đô sẽ nhận lương hưu và trợ cấp BHXH

Ngày mai (26/4), gần 600 nghìn người dân Thủ đô sẽ nhận lương hưu và trợ cấp BHXH

Bảo hiểm xã hội (BHXH) Khu vực I cho biết, đơn vị phối hợp với các ngân hàng và Bưu điện thực hiện chi trả lương hưu và trợ cấp BHXH kỳ tháng 5/2025 qua tài khoản cá nhân và tiền mặt tới người hưởng trên địa bàn thành phố Hà Nội bắt đầu từ ngày mai (26/4).
Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số trong bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ

Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số trong bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ

Nhân dịp kỷ niệm Ngày Sở hữu trí tuệ 26/4, việc nhìn nhận và đánh giá lại những thành tựu cũng như thách thức trong lĩnh vực bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ tại Việt Nam trở nên đặc biệt có ý nghĩa. Nhất là khi phong trào "Bình dân học vụ số" do Tổng Bí thư Tô Lâm phát động đã và đang khẳng định tính đúng đắn và tầm nhìn chiến lược của Đảng và Nhà nước trong tiến trình chuyển đổi số quốc gia.
Hà Nội - Điểm đến hấp dẫn với chuỗi sự kiện đặc sắc dịp lễ 30/4 - 1/5

Hà Nội - Điểm đến hấp dẫn với chuỗi sự kiện đặc sắc dịp lễ 30/4 - 1/5

Nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025) và Ngày Quốc tế Lao động 1/5, ngành Du lịch Thủ đô đã triển khai nhiều hoạt động, chương trình quảng bá, xúc tiến và kích cầu du lịch hấp dẫn nhằm thu hút và chuẩn bị chu đáo cho việc đón khách du lịch đến Thủ đô trong 5 ngày nghỉ lễ.

Tin khác

Hà Nội: Tăng cường kiểm soát chi phí khám chữa bệnh bảo hiểm y tế

Hà Nội: Tăng cường kiểm soát chi phí khám chữa bệnh bảo hiểm y tế

Bảo hiểm xã hội (BHXH) Khu vực I vừa có Công văn gửi tới các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế (BHYT) đề nghị tăng cường kiểm soát chi phí khám chữa bệnh BHYT; phòng, chống hành vi lạm dụng, trục lợi Quỹ BHYT; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong khám chữa bệnh BHYT.
Tiêm vắc xin cúm miễn phí cho cựu chiến binh, người có công với cách mạng

Tiêm vắc xin cúm miễn phí cho cựu chiến binh, người có công với cách mạng

Nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), Hệ thống Trung tâm tiêm chủng VNVC sẽ tổ chức tiêm miễn phí 5.000 liều vắc xin cúm cho các cựu chiến binh, người có công với cách mạng… Hoạt động được triển khai tại gần 220 trung tâm tiêm chủng của VNVC trên cả nước và kéo dài đến hết ngày 30/4.
Tiếp lửa hành trình “tìm con” cho các cặp vợ chồng hiếm muộn

Tiếp lửa hành trình “tìm con” cho các cặp vợ chồng hiếm muộn

Thiên chức làm cha, làm mẹ luôn là đích đến, là khát khao cháy bỏng của các cặp vợ chồng trong hôn nhân. Với nhiều người, đó là việc tưởng chừng đơn giản. Nhưng với các cặp vợ chồng hiếm muộn, khát khao ấy là một hành trình dài phải trải qua nhiều cung bậc cảm xúc, trở ngại tâm lý và cả những lo lắng về tài chính.
Danh sách 16 loại thuốc giả chưa được cấp đăng ký lưu hành

Danh sách 16 loại thuốc giả chưa được cấp đăng ký lưu hành

Sau vụ phát hiện 21 loại thuốc giả, Cục Quản lý dược (Bộ Y tế) yêu cầu rà soát lại quy trình mua thuốc, cung ứng thuốc, tình hình cung ứng thuốc trong thời gian qua tại các cơ sở khám, chữa bệnh.
Ghi nhận thêm 2 ca tử vong liên quan đến bệnh sởi

Ghi nhận thêm 2 ca tử vong liên quan đến bệnh sởi

Theo Bộ Y tế, trong tuần (từ 12/4 đến 17/4), cả nước ghi nhận 4.122 trường hợp nghi sởi, giảm 8,8% so với tuần trước và ghi nhận 2 trường hợp tử vong liên quan đến sởi. Trong 2 trường hợp tử vong liên quan đến bệnh sởi có 1 ca đang điều trị ung thư, có nhiều bệnh nền và 1 trẻ nhập viện muộn sau 3 ngày.
Gia tăng ca ngộ độc nấm, bác sĩ cảnh báo không ăn nấm mọc hoang dại

Gia tăng ca ngộ độc nấm, bác sĩ cảnh báo không ăn nấm mọc hoang dại

Những năm gần đây, tình trạng ngộ độc nấm rừng thường xuyên xảy ra. Do không phân biệt nấm ăn được và nấm độc nên nhiều trường hợp bị ngộ độc nặng, thậm chí tử vong. Chuyên gia y tế cảnh báo, người dân không tự ý ăn nấm mọc hoang dại, không rõ nguồn gốc.
Lan tỏa tri thức y khoa bằng công nghệ số

Lan tỏa tri thức y khoa bằng công nghệ số

Ngày 19/4, Tổng hội Y học Việt Nam, Quỹ Hỗ trợ bệnh nhân ung thư - Ngày mai tươi sáng (Bộ Y tế), TikTok Việt Nam, Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh và Hệ thống tiêm chủng VNVC đã ký thỏa thuận hợp tác xây dựng mạng lưới thông tin y tế chính thống vì cộng đồng trên nền tảng số.
Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội chỉ đạo "nóng" về quản lý, kiểm soát giết mổ động vật

Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội chỉ đạo "nóng" về quản lý, kiểm soát giết mổ động vật

Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa có Chỉ thị số 07/CT-UBND chỉ đạo các đơn vị tăng cường công tác quản lý, kiểm soát giết mổ động vật bảo đảm an toàn dịch bệnh, an toàn thực phẩm.
Vingroup hợp tác với Cleveland Clinic xây dựng Bệnh viện Vinmec Cần Giờ theo chuẩn Quốc tế

Vingroup hợp tác với Cleveland Clinic xây dựng Bệnh viện Vinmec Cần Giờ theo chuẩn Quốc tế

Ngày 18/4/2025, Tập đoàn Vingroup công bố chuẩn bị khởi công Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Cần Giờ tại khu đô thị Vinhomes Green Paradise vào tháng 8/2025, theo tiêu chuẩn của Cleveland Clinic - một trong những hệ thống y tế hàn lâm hàng đầu thế giới. Thông qua Vinmec Cần Giờ, người dân sẽ được tiếp cận dịch vụ chăm sóc lâm sàng tốt nhất của Cleveland Clinic ngay tại Việt Nam; đồng thời có thể chuyển viện quốc tế tới các cơ sở hàng đầu của mạng lưới Cleveland Clinic Connected.
Bộ Y tế: Thuốc giả không xâm nhập được vào bệnh viện công lập

Bộ Y tế: Thuốc giả không xâm nhập được vào bệnh viện công lập

Ngày 17/4, Cục Quản lý dược (Bộ Y tế) đã cung cấp thông tin cho báo chí liên quan đến công tác đấu tranh phòng, chống thuốc giả.
Xem thêm
Phiên bản di động