Vắc xin Combe Five có tác dụng tương tự Quinvaxem
Đã có vắc xin mới thay thế Quinvaxem trong tiêm chủng mở rộng | |
Vắc xin ComBe Five của Ấn Độ sẽ thay thế vắc xin Quinvaxem trong tháng 6 |
Sắp tới vắc xin 5 trong 1 Combe Five do Ấn Độ sản xuất sẽ được Bộ Y tế chọn thay thế vắc xin Quivaxem trong chương trình tiêm chủng mở rộng (TCMR).
Theo PGS.TS Trần Như Dương, Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương: Vắc xin Combe Five do Công ty Biological E của Ấn Độ sản xuất, được Bộ Y tế cấp phép lưu hành ở Việt Nam từ tháng 5/2017. Vắc xin này đạt tiêu chuẩn tiền thẩm định của Tổ chức Y tế thế giới WHO và đã được sử dụng ở hơn 43 quốc gia với hơn 400 triệu liều.
Tiêm chủng là cách phòng bệnh đơn giản và hiệu quả nhất cho trẻ nhỏ. |
Theo Bộ Y tế, dự kiến việc chuyển đổi sử dụng vắc xin Combe Five sẽ được triển khai trên toàn quốc trong tháng 6, tháng 7 năm 2018. Trước khi triển khai trên toàn quốc, dự án TCMR sẽ triển khai tiêm trước tại 4 tỉnh: Hà Nam, Bình Định, Kon Tum, Đồng Tháp để có thêm kinh nghiệm; sau đó mới triển khai tại hơn 11.000 điểm tiêm chủng trên toàn quốc.
Vắc xin Combe Five sẽ được tiêm miễn phí tại tất cả các trạm y tế xã, phường trên toàn quốc và tại một số điểm tiêm chủng dịch vụ. Hiện nay, vắc xin Quinvaxem vẫn tiếp tục được sử dụng cho trẻ dưới 1 tuổi trong chương trình tiêm chủng mở rộng cho tới khi được thay thế bằng vắc xin mới để đảm bảo trẻ em được tiêm chủng đầy đủ.
Cũng theo PGS. Dương, tính an toàn và hiệu quả của vắc xin Combe Five tương tự như các vắc xin 5 trong 1 có cùng thành phần. Trước khi quyết định đưa vào sử dụng, vắc xin Combe Five đã được tiêm tại 4 huyện của tỉnh Hà Nam là Bình Lục, Lý Nhân, Kim Bảng và Thanh Liêm từ năm 2016.
Kết quả, sau tiêm chủng chỉ ghi nhận một số phản ứng thông thường xuất hiện vào ngày thứ nhất sau tiêm vắc xin bao gồm: Phản ứng tại chỗ tiêm đau, quầng đỏ với tỷ lệ từ 5-15%; sốt với tỷ lệ 34-39%; đặc biệt, không nghi nhận bất kỳ phản ứng nặng nào sau tiêm chủng.
Tuy nhiên, các chuyên gia cũng lưu ý, không tiêm vắc xin Combe Five cho trẻ nếu: Tiền sử có phản ứng mạnh đối với liều tiêm trước hoặc có phản ứng mạnh đối với vắc xin bạch hầu, ho gà, uốn ván (DPT) hoặc vắc xin viêm gan B với các phản ứng trong vòng 48 giờ sau tiêm với các biểu hiện như: Bị sốc; co giật có kèm theo sốt hoặc không sốt trong vòng 3 ngày sau tiêm vắc xin; sốt cao trên 39 độ C; khóc dai dẳng trên 3 giờ trong vòng 48 giờ sau tiêm; đặc biệt hoãn tiêm với trẻ đang ốm, sốt hoặc mắc các bệnh cấp tính.
Hiện nay nguy cơ trẻ mắc ho gà đang có xu hướng tăng cao, Bộ Y tế khuyến cáo các bậc cha mẹ tiếp tục đưa con đi tiêm chủng đầy đủ, đúng lịch các vắc xin trong chương trìnhTCMR, để phòng các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Cảnh giác cao điểm dịch sốt xuất huyết
Đại biểu đề nghị tăng chi đầu tư phát triển cho y tế và giáo dục
Sau lãi kỷ lục, Tập đoàn xây dựng Hòa Bình trúng thầu dự án gần 1.900 tỷ đồng
Techcombank Visa Eco: Thẻ xanh đầu tiên theo dõi dấu chân carbon cho bạn
Lộ diện khu đô thị mới nơi “vùng lõi” định hình tương lai đáng sống ở Thủy Nguyên
Nhận định, dự đoán tỷ số Real Madrid và AC Milan: Mbappe tỏa sáng giúp Real giành 3 điểm
Tu sửa hè đường: Giải pháp nào giảm ảnh hưởng dân sinh?
Tin khác
Cảnh giác cao điểm dịch sốt xuất huyết
Y tế 05/11/2024 10:44
Liên thông kết quả khám để phục vụ người bệnh tốt hơn
Y tế 05/11/2024 09:16
Y học tái tạo - Xu hướng mới trong điều trị bệnh lý cơ xương khớp
Y tế 04/11/2024 14:06
Đề xuất công nhận Ngày Chiều cao thế giới
Y tế 03/11/2024 22:25
Đồng hành cùng các gia đình hiếm muộn trên hành trình “tìm con”
Y tế 03/11/2024 19:31
Nhân viên y tế trung tâm tiêm chủng cứu sống cụ ông bị nhồi máu cơ tim khi đi trên đường
Y tế 02/11/2024 16:50
Phát động giải chạy vì trẻ sinh non
Y tế 02/11/2024 16:38
Phẫu thuật thành công cho bệnh nhi 7 tuổi gãy xương đùi
Y tế 02/11/2024 12:36
6 giờ phẫu thuật hồi sinh sự sống cho trẻ mắc bệnh tim bẩm sinh nghiêm trọng
Y tế 02/11/2024 06:18
Những điều cần biết để tránh đột quỵ khi chạy bộ
Y tế 31/10/2024 06:40