Đã có vắc xin mới thay thế Quinvaxem trong tiêm chủng mở rộng

GS.TS Đặng Đức Anh, Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương cho biết đã lựa chọn được loại vắc xin ComBe Five 5 trong 1 của Ấn Độ để thay thế cho vắc xin Quinvaxem trong tiêm chủng mở rộng (TCMR).
da co vac xin moi thay the quinvaxem trong tiem chung mo rong Bộ Y tế đưa một số vắc xin mới vào chương trình tiêm chủng mở rộng
da co vac xin moi thay the quinvaxem trong tiem chung mo rong Triển khai tiêm vắc xin bại liệt cho trẻ 5 tháng tuổi

Tại Hội thảo truyền thông về một số loại vắc xin mới sẽ triển khai trong chương trình TCMR năm 2018 diễn ra chiều 16/4, do Bộ Y tế phối hợp với Viện vệ sinh dịch tễ Trung ương tổ chức tại Hà Nội, GS. Đặng Đức Anh cho biết, trước đó, chương trình TCMR sử dụng vắc xin Quinvaxem (Hàn Quốc) sản xuất và đã tiêm 41 triệu liều vắc xin này cho trẻ dưới 1 tuổi, phòng 5 bệnh bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan B, viêm phổi/viêm màng não mủ do khuẩn Hib.

da co vac xin moi thay the quinvaxem trong tiem chung mo rong
Các chuyên gia y tế thông tin về một số loại vắc xin mới sẽ triển khai trong chương trình TCMR năm 2018. (Ảnh: Minh Khuê).

Tuy nhiên, hiện nay nhà sản xuất tại Hàn Quốc đã ngừng sản xuất loại vắc xin này, vì thế, số vắc xin Quinvaxem còn lại chỉ đủ để tiêm cho trẻ đến hết tháng 5/2018. Bộ Y tế đã có kế hoạch chuyển đổi sử dụng vắc xin Quinvaxem sang một loại vắc xin 5 trong 1 tương tự về thành phần và hiệu quả phòng bệnh để thay thế vắc xin này.

Theo đó, vắc xin được lựa chọn có tên là ComBE Five. Đây là vắc xin phối hợp phòng 5 bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho trẻ em là bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan B, viêm phổi/ viêm màng não mủ do vi khuẩn Hib do Ấn Độ sản xuất, được lưu hành tại Ấn Độ từ năm 2010. Vắc xin ComBE Five đã được ký lưu hành tại Việt Nam (QĐ số 196/QĐ-QLD ngày 30/05/2017) có giá trị trong 5 năm.

“Vắc xin Combe Five có dạng trình bày tương tự vắc xin Quinvaxem, được đóng 1 liều/lọ và có gắn chỉ thị nhiệt độ để giám sát việc tiếp xúc với nhiệt độ của từng lọ vắc xin trong quá trình bảo quản, vận chuyển trước khi sử dụng. Vắc xin này cũng đạt tiêu chuẩn tiền thẩm định của Tổ chức Y tế thế giới, được sử dụng ở hơn 43 quốc gia với hơn 400 triệu liều”, PGS.TS Trần Như Dương, Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ thông tin.

Tại Việt Nam, vắc xin đã được sử dụng tại thực địa 4 huyện của tỉnh Hà Nam từ tháng 9/2016 đến 1/2017. Kết quả, sau tiêm chủng chỉ ghi nhận một số phản ứng thông thường xuất hiện vào ngày thứ nhất sau tiêm vắc xin bao gồm: Phản ứng tại chỗ tiêm đau, quầng đỏ với tỷ lệ từ 5-15%. Sốt với tỷ lệ 34-39%. Không nghi nhận bất kỳ phản ứng nặng nào sau tiêm chủng.

Quá trình tiêm thử nghiệm do Học viện Quân y thực hiện và đã được Hội đồng khoa học Bộ Y tế nghiệm thu. Vắc xin Combe Five cũng như các vắc xin nhập khẩu vào Việt Nam khác đều phải tuân thủ các quy định nghiêm ngặt của Việt Nam. Các vắc xin này phải thực hiện các thủ tục để đăng ký lưu hành bao gồm các thử nghiệm cần thiết và đảm bảo đạt được các tiêu chuẩn theo quy định của Việt Nam và của Tổ chức Y tế thế giới.

Từng lô vắc xin khi nhập khẩu vào Việt Nam đều được Viện Kiểm định quốc gia Vắc xin và Sinh phẩm y tế kiểm định và đạt tiêu chuẩn về an toàn trước khi đưa vào sử dụng trong chương trình TCMR. PGS.TS Trần Như Dương, Phó viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương cho biết, vắc xin Combe Five này cũng được sử dụng tại chương trình tiêm chủng mở rộng của Ấn Độ.

da co vac xin moi thay the quinvaxem trong tiem chung mo rong
PGS.TS Trần Minh Điển, Phó giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương phát biểu tại Hội thảo. (Ảnh: Minh Khuê).

Tại Việt Nam, bước đầu tiên sẽ triển khai tiêm vắc xin Combe Five quy mô nhỏ trên địa bàn 4 tỉnh Hà Nam, Bình Định, Kon Tum, Đồng Tháp. Việc kiểm tra giám sát tại 4 địa phương sẽ được thực hiện trong tháng 5, 6, cố gắng trong tháng 6 sẽ hoàn thành kết quả trên quy mô nhỏ và báo cáo bộ y tế. Dự kiến việc chuyển đổi vắc xin Combe Five sẽ được triển khai trên toàn quốc trong tháng 6, 7/2018.

PGS. Dương thông tin thêm, hiện nay vắc xin Quinvaxem vẫn tiếp tục được sử dụng trong Chương trình TCMR cho trẻ dưới 1 tuổi cho đến khi được thay thế bằng vắc xin mới. Lịch tiêm vắc xin 5 trong 1 mới này cũng giống vắc xin Quinvaxem cũ, trẻ dưới 1 tuổi cần được tiêm đủ 3 mũi vắc xin vào lúc 2, 3 và 4 tháng tuổi. Nếu trẻ bị bỏ lỡ lịch tiêm chủng thì cần được tiêm sớm vào thời gian sau đó mà không cần phải tiêm lại từ đầu.

Cũng theo các chuyên gia y tế, đối với những trẻ đã được tiêm 1 hoặc 2 mũi vắc xin Quinvaxem thì sẽ được tiếp tục tiêm vắc xin ComBE Five liều tiếp theo và không phải tiêm lại từ đầu. Bộ Y tế khuyến các bậc cha mẹ tiếp tục đưa con đi tiêm chủng đầy đủ, đúng lịch các vắc xin trong chương trình tiêm chủng mở rộng, để phòng các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm.

Theo PGS.TS Trần Minh Điển, Phó giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương khuyến cáo: Để tránh những biến chứng không may có thể xảy ra cho trẻ, trước tiêm chủng các bậc phụ huynh cần chuẩn bị đầy đủ hồ sơ/phiếu tiêm của các em bé. Theo dõi tình trạng sức khỏe của trẻ. Đồng thời, thông báo với cán bộ y tế tiền sử bệnh tật, sử dụng thuốc của trẻ, phản ứng sau tiêm chủng của những lần tiêm trước.

Còn sau khi tiêm chủng, các bậc phụ huynh cần tiếp tục theo dõi trẻ tại nhà trong 1- 2 ngày sau tiêm. Vẫn tiếp tục cho trẻ bú/ăn đủ bữa, đủ số lượng, đúng tư thế không bú/ăn khi nằm... Và tuyệt đối không đắp thứ gì vào chỗ tiêm của trẻ, kể cả lòng trắng trứng gà. thường xuyên kiểm tra trẻ, đặc biệt là vào ban đêm. Khi thấy trẻ có những triệu chứng bất thường như: quấy, phát ban, sốt cao, cơ thể co giật, da tím tái, chi lạnh.. các bậc phụ huynh không được tự ý dùng thuốc, mà phải đưa ngay tới các cơ sở y tế để được bác sĩ khám và điều trị kịp thời.

Minh Khuê

Có thể bạn quan tâm

Ý kiến bạn đọc

Nên xem

Họa sĩ Lê Thu Huyền: Người thổi hồn nhân văn vào trong từng nét cọ

Họa sĩ Lê Thu Huyền: Người thổi hồn nhân văn vào trong từng nét cọ

Sinh ra nơi mảnh đất Sơn Tây (Hà Nội), họa sĩ Lê Thu Huyền lớn lên cùng kỷ luật thép của con nhà lính. Gai góc, mạnh mẽ trong cá tính, thế nên chị cũng chọn cho mình con đường nghệ thuật đầy thăng trầm và cảm xúc. Chị dành cả tuổi trẻ để dấn thân vào hội họa, không chỉ để sáng tác mà còn để góp phần chữa lành, kết nối và lan tỏa giá trị văn hóa Việt đến với mọi tầng lớp - từ trẻ nhỏ miền núi xa xôi đến những nhà sưu tầm quốc tế yêu nét tinh tế của mỹ thuật Việt Nam.
Chú trọng các phong trào thi đua trong công nhân, viên chức, lao động quận Bắc Từ Liêm

Chú trọng các phong trào thi đua trong công nhân, viên chức, lao động quận Bắc Từ Liêm

Cùng với nhiệm vụ bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng cho đoàn viên, người lao động, thời gian qua, các phong trào thi đua trong công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) tiếp tục được các cấp Công đoàn quận Bắc Từ Liêm quan tâm và triển khai có hiệu quả.
3 tháng đầu năm, Hà Nội giải quyết việc làm cho trên 54.000 người lao động

3 tháng đầu năm, Hà Nội giải quyết việc làm cho trên 54.000 người lao động

Thông tin từ Sở Nội vụ Hà Nội cho biết, trong 3 tháng đầu năm 2025, toàn thành phố Hà Nội đã giải quyết việc làm cho 54.131 người lao động, đạt 32,03% kế hoạch năm.
Thông báo Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Thông báo Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Thực hiện Chương trình làm việc toàn khóa, Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII họp từ ngày 10/4 đến ngày 12/4/2025 tại Thủ đô Hà Nội.
Dấu ấn Công đoàn trong công tác nâng cao chất lượng giáo dục

Dấu ấn Công đoàn trong công tác nâng cao chất lượng giáo dục

Trường Mầm non Mỹ Đình 1 là một trong những đơn vị tiêu biểu của quận Nam Từ Liêm trong việc triển khai hiệu quả phong trào "Dân vận khéo" gắn với nâng cao chất lượng dạy và học. Với mô hình "Giờ học hạnh phúc - Lớp học yêu thương", nhà trường đã tạo dựng môi trường giáo dục lý tưởng, nơi mỗi trẻ đều được phát triển toàn diện và hạnh phúc.
Chú trọng xây dựng phong trào cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa

Chú trọng xây dựng phong trào cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa

Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thị xã Sơn Tây thông tin, thời gian qua phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” được đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia hưởng ứng đã huy động mọi nguồn lực của nhân dân tạo nên sức mạnh tổng hợp để phát triển kinh tế, văn hoá xã hội đảm bảo an ninh, trật tự trên địa bàn.
Lan tỏa mạnh mẽ giá trị văn hóa Hồ Chí Minh

Lan tỏa mạnh mẽ giá trị văn hóa Hồ Chí Minh

Không gian văn hóa Hồ Chí Minh trong trường học góp phần hình thành những suy nghĩ, tình cảm và niềm tin tốt đẹp trong tâm thức của học sinh.

Tin khác

Một người lớn tử vong do sởi

Một người lớn tử vong do sởi

Viện Y học Nhiệt đới, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, đã ghi nhận ca tử vong sởi người lớn đầu tiên trong năm 2025. Bệnh nhân tử vong mắc sởi trên nền bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính và đái tháo đường.
Bộ Y tế tổ chức lại cơ sở y tế theo mô hình chính quyền địa phương 2 cấp

Bộ Y tế tổ chức lại cơ sở y tế theo mô hình chính quyền địa phương 2 cấp

Vừa qua, tại Bộ Y tế, Ủy viên Trung ương Đảng - Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan đã chủ trì cuộc họp trực tuyến xây dựng hướng dẫn sắp xếp, tổ chức lại các cơ sở y tế tại các đơn vị hành chính sau sắp xếp, tổ chức lại theo mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp.
Hà Nội siết chặt kiểm soát an toàn thực phẩm tại cộng đồng

Hà Nội siết chặt kiểm soát an toàn thực phẩm tại cộng đồng

Nhằm đảm bảo an toàn thực phẩm (ATTP), Hà Nội đã và đang tăng cường thanh tra, kiểm tra tại các cơ sở kinh doanh, bếp ăn tập thể, dịch vụ ăn uống và thức ăn đường phố. Đồng thời, Thành phố đẩy mạnh công tác tuyên truyền để nâng cao nhận thức cho người sản xuất, kinh doanh và người tiêu dùng.
Từ 1/6: Sử dụng VssID, VNeID và Căn cước công dân gắn chip để khám, chữa bệnh BHYT

Từ 1/6: Sử dụng VssID, VNeID và Căn cước công dân gắn chip để khám, chữa bệnh BHYT

Bảo hiểm xã hội (BHXH) Khu vực I vừa có văn bản chỉ đạo việc sử dụng hình ảnh thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) tích hợp trên ứng dụng VssID, VNeID, Căn cước công dân (CCCD) có gắn chip để đi khám, chữa bệnh BHYT.
Số ca mắc sởi, tay chân miệng có xu hướng gia tăng

Số ca mắc sởi, tay chân miệng có xu hướng gia tăng

Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố (CDC) Hà Nội, trong tuần qua (từ ngày 28/3 đến ngày 4/4), toàn Thành phố ghi nhận 206 trường hợp mắc sởi tại 30 quận, huyện, thị xã; không ghi nhận ca tử vong.
Nam thanh niên 22 tuổi nguy kịch do nhiễm não mô cầu

Nam thanh niên 22 tuổi nguy kịch do nhiễm não mô cầu

Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương vừa tiếp nhận một trường hợp bệnh nhân nguy kịch do nhiễm não mô cầu. Người bệnh là anh P.T.Đ, 22 tuổi, hiện đang làm việc và sinh sống tại Bắc Ninh.
Siết chặt kiểm soát lây nhiễm sởi trong các bệnh viện

Siết chặt kiểm soát lây nhiễm sởi trong các bệnh viện

Trước tình hình dịch, bệnh sởi diễn biến phức tạp, công tác kiểm soát, phòng ngừa lây nhiễm chéo trong các bệnh viện trên địa bàn thành phố Hà Nội được tăng cường. Đặc biệt, việc phân luồng, chẩn đoán sớm ca bệnh sởi từ khâu nhập viện đến phòng cách ly và khu vực điều trị được các bệnh viện tiến hành đồng bộ và bài bản.
Nơi ươm mầm hạnh phúc cho các gia đình hiếm muộn với tỉ lệ IVF thành công vượt trội

Nơi ươm mầm hạnh phúc cho các gia đình hiếm muộn với tỉ lệ IVF thành công vượt trội

Vinmec Times City đã giúp một phụ nữ hiếm muộn đón con đầu lòng sau nhiều năm mong mỏi và 3 lần chuyển phôi thất bại. “Mục tiêu của Vinmec không chỉ là giúp các cặp vợ chồng mang thai, mà còn phải đưa em bé IVF khỏe mạnh về nhà”, TS.BS Tô Minh Hương, người trực tiếp điều trị ca IVF khó, chia sẻ.
Chủ động các biện pháp phòng, chống, không để dịch bùng phát và lan rộng

Chủ động các biện pháp phòng, chống, không để dịch bùng phát và lan rộng

Ngày 3/4, Sở Y tế Hà Nội tổ chức hội nghị giao ban công tác chuyên môn y tế cơ sở và y tế dự phòng quý I, triển khai nhiệm vụ quý 2 năm 2025. Tiến sĩ Trần Văn Chung, Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội tham dự và chủ trì hội nghị.
Phần lớn trẻ nhập viện điều trị bệnh sởi chưa được tiêm vắc xin

Phần lớn trẻ nhập viện điều trị bệnh sởi chưa được tiêm vắc xin

Hiện nay, tình hình bệnh sởi vẫn đang diễn biến phức tạp, số ca mắc trên địa bàn Hà Nội có xu hướng tăng cao. Đáng lo ngại, đa phần trẻ nhập viện điều trị bệnh sởi tại nhiều bệnh viện trên địa bàn Thành phố đều chưa được tiêm vắc xin phòng bệnh, dù đã đến độ tuổi tiêm chủng. Phóng viên (PV) Báo Lao động Thủ đô đã có cuộc trao đổi trực tiếp với bác sĩ Nguyễn Sỹ Đức, Khoa Nhiễm khuẩn, Bệnh viện Nhi Hà Nội, để có cái nhìn đa chiều hơn về vấn đề này.
Xem thêm
Phiên bản di động