Ưu tiên triển khai các dự án cấp nước mặt
Quản lý và vận hành các công trình cấp nước: Vẫn nỗi lo thiếu nước | |
Kế hoạch cấp nước và thoát nước mùa hè năm 2019 | |
Từng bước thay thế nguồn cung cấp nước ngầm bằng nước mặt |
Theo Giám đốc Sở Xây dựng Lê Văn Dục, phạm vi điều chỉnh quy hoạch cấp nước lần này bao gồm toàn bộ địa giới hành chính Hà Nội với tổng diện tích trên 3.550 km2 với mục tiêu rà soát, điều chỉnh quy hoạch cấp nước cho khu vực đô thị và nông thôn, qua đó xác định nhu cầu sử dụng nước sạch, điều chỉnh phương án phát triển hệ thống cấp nước cho khu vực đô thị và nông thôn theo mô hình cấp nước tập trung và phân tán.
Quy hoạch cấp nước mới sẽ đáp ứng nhu cầu sử dụng nước sạch của người dân tại khu vực nông thôn. |
Mục tiêu quy hoạch đặt ra là đến năm 2020, tỷ lệ dân cư đô thị trung tâm được sử dụng nước sạch đạt 100%, tỷ lệ dân cư đô thị vệ tinh đạt 95-100%; tỷ lệ dân cư nông thôn được sử dụng nước sạch đạt 90-100%. Đến năm 2030, tỷ lệ dân cư đô thị trung tâm được sử dụng nước sạch là 100%; tỷ lệ dân cư đô thị vệ tinh đạt 100%, tỷ lệ dân cư nông thôn được sử dụng nước sạch đạt 90-100%. Giảm tỷ lệ thất thoát, thất thu nước sạch đến năm 2020 đạt dưới 15%.
Để đáp ứng nhu cầu dùng nước của thành phố Hà Nội giai đoạn đến 2030, tầm nhìn 2030, cả hai nguồn nước là nguồn nước mặt và nước ngầm đều được sử dụng. Tuy nhiên quy mô khai thác nước ngầm được giảm dần. Đến giai đoạn đến 2025, thành phố sẽ dừng khai thác nước ngầm tại các trạm xử lý nước ngầm quy mô công suất quá nhỏ, hoạt động không hiệu quả và thay thế bằng nguồn nước mặt từ các nhà máy nước mặt công suất lớn.
Ngoài ra, giai đoạn đến năm 2030 sẽ dừng khai thác nước ngầm tại các nhà máy nước ngầm Tương Mai, Pháp Vân, Hạ Đình là nơi có chất lượng nguồn nước ngầm quá xấu (hàm lượng sắt, độ nhiễm bẩn hữu cơ, hàm lượn amoni rất lớn) dẫn đến chi phí sản xuất nước rất cao nếu như yêu cầu nước sau xử lý phải đạt chất lượng theo quy chuẩn.
Quy hoạch cũng điều chỉnh trong giai đoạn đến năm 2030 dừng hẳn việc khai thác nước ngầm tại các nhà máy tập trung ở khu vực phía Nam Hà Nội. Giai đoạn đến năm 2050 dừng hẳn việc khai thác nước ngầm khu vực phía Tây Hà Nội. Quy mô khai thác nước ngầm tại các nhà máy tập trung tại khu vực trung tâm, khu vực phía Bắc, khu vực phía Đông Hà Nội giai đoạn 2020, 2030, 2050 giảm dần.
Để quy hoạch cấp nước mới thực sự hiệu quả, cần rà soát các dự án cấp nước nông thông đã triển khai nhưng không hiệu quả. |
Các nhà máy nước ngầm giảm dần công suất và chuyển thành các trạm bơm tăng áp, nguồn nước dự phòng khi có nguồn nước mặt thay thế và dừng hoạt động từ giai đoạn 2050. Như vậy, nguồn nước sông Hồng, sông Đà, sông Đuống được quy hoạch làm nguồn cung cấp nước thô cho các nhà máy nước mặt quy mô công suất lớn.
Để đáp ứng đủ nhu cầu dùng nước theo các giai đoạn của Thành phố với việc giảm dần quy mô khai thác nước ngầm của từng khu vực, lưu lượng khai thác các nguồn nước mặt cũng tăng dần theo các giai đoạn. Quy mô khai thác nguồn nước mặt sông Hồng giai đoạn quy hoạch đến 2030 để cấp cho các nhà máy nước sông Hồng là 300 nghìn m3/ngày, nhà máy nước Bắc Thăng Long là 150 nghìn m3/ngày, nhà máy nước Tiến Thịnh là 25 nghìn m3/ngày...
Theo Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội, phương án quy hoạch sử dụng nguồn nước mặt vừa bảo đảm cấp nước an toàn cho Thành phố vừa bảo đảm việc khai thác sử dụng tài nguyên nước một cách ổn định và bền vững.
Trước đó, Quy hoạch cấp nước Thủ đô đã bộc lộ một số tồn tại, hạn chế như việc triển khai xây dựng một số nhà máy nước mặt quy mô lớn để bổ sung nguồn cấp nước, một số dự án ưu tiên đầu tư như trạm biến áp, trạm bơm tăng áp chính chưa xây dựng; khu vực nông thôn nhiều dự án công trình nước sạch tập trung quy mô xã, liên xã thực hiện còn chậm so với quy hoạch được phê duyệt. |
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động
Đánh giá kỹ tác động khi áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường
Với đồ uống này, stress, áp lực công việc không làm khó được người trẻ
Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài
Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt
Tin khác
Kỳ vọng những bước phát triển mới về nhà ở xã hội tại Hà Nội
Trật tự đô thị 22/11/2024 18:46
Điều chỉnh cục bộ quy hoạch chung tỷ lệ 1/10.000 thành phố Biên Hòa, Đồng Nai
Trật tự đô thị 20/11/2024 11:18
Quyết liệt dẹp “điểm đen” về trật tự an toàn giao thông tại phố cổ
Trật tự đô thị 19/11/2024 10:33
Rà soát cây xanh bị nghiêng, gãy đổ chưa được khắc phục
Trật tự đô thị 18/11/2024 16:35
Quyết liệt xử lý tình trạng họp chợ, lấn chiếm lòng đường
Trật tự đô thị 18/11/2024 14:32
Cần làm rõ “trường hợp cần thiết” áp dụng ngừng cung cấp dịch vụ điện, nước
Trật tự đô thị 17/11/2024 20:36
Hà Nội: Xử lý 2.397 trường hợp vi phạm trật tự an toàn giao thông qua phản ánh từ Zalo
Trật tự đô thị 09/11/2024 17:36
Hà Nội có thêm 14 dự án đủ điều kiện đưa vào kinh doanh
Trật tự đô thị 04/11/2024 15:34
Hà Nội quyết liệt xử lý tình trạng nhà “siêu mỏng, siêu méo”
Trật tự đô thị 01/11/2024 17:22
TP.HCM: Mục tiêu giảm trên 75% công trình vi phạm trật tự xây dựng
Trật tự đô thị 30/10/2024 16:26