Các công trình vi phạm sẽ bị cắt điện, nước

Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội vừa có văn bản chỉ đạo áp dụng biện pháp yêu cầu ngừng cung cấp dịch vụ điện, nước trên địa bàn thành phố. Đây là hướng dẫn giúp chính quyền địa phương áp dụng ngay biện pháp cần thiết nhằm siết chặt kỷ cương, ngăn chặn vi phạm trong quản lý đô thị, đất đai và trật tự xây dựng.
Xây dựng sân tập lái xe trên đất nông nghiệp: Xử lý cán bộ và công trình vi phạm Vẫn còn hơn 2.160 công trình tồn tại vi phạm về phòng cháy, chữa cháy

Hà Nội chính thức ban hành nghị quyết cắt điện, nước công trình vi phạm

Tháng 7/2024, bà Nguyễn Thị Kim Liên, Tổ 22, Tân Khai, phường Vĩnh Hưng, quận Hoàng Mai, Hà Nội khá bất ngờ khi thấy trên đất nông nghiệp của mình xuất hiện tới 4 công trình xây dựng kiên cố. Đây là những công trình do người khác cố tình xây dựng và lấn chiếm đất của gia đình bà.

Theo quy định của pháp luật những công trình trên không được phép xây dựng trên đất nông nghiệp, bị cấp có thẩm quyền là UBND phường ra quyết định xử phạt hành chính, yêu cầu tháo dỡ trả lại hiện trạng ban đầu. Trong trường hợp người vi phạm cố tình không tháo dỡ sẽ bị chính quyền ra quyết định và thông báo cưỡng chế.

Các công trình vi phạm sẽ bị cắt điện, nước
Nhà xưởng xây dựng trên đất nông nghiệp tại thôn Ngãi Cầu, xã An Khánh, huyện Hoài Đức. (Ảnh: K.H)

Trao đổi với phóng viên, ông Ngô Mạnh Cường - Chủ tịch UBND phường Vĩnh Hưng nói phường sẽ có biện pháp xử lý. Nhưng từ tháng 7/2024 đến này các công trình trên vẫn tồn tại. Điều này buộc UBND quận Hoàng Mai sau khi nhận được đơn của người dân phản ánh đã chỉ đạo thanh tra quận xác minh sự việc liên quan đến trách nhiệm của Chủ tịch UBND phường Vĩnh Hưng.

Bắt đầu từ ngày 1/1/2025, thành phố Hà Nội chính thức triển khai biện pháp cắt điện, nước đối với các công trình vi phạm trật tự xây dựng, theo quy định tại Nghị quyết số 33/2024/NQ-HĐND của Hội đồng nhân dân Thành phố. Theo đó, UBND thành phố Hà Nội yêu cầu các cơ quan, đơn vị tổ chức quán triệt nội dung đến các cấp chính quyền, cán bộ phụ trách đô thị, xây dựng và các đơn vị cung cấp dịch vụ điện, nước, ngoài ra cần đẩy mạnh tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật của người dân, doanh nghiệp.

Nghị quyết quy định 8 trường hợp vi phạm sẽ bị áp dụng biện pháp ngừng cung cấp dịch vụ điện, nước. Như vậy, các đối tượng tự ý xây dựng trên đất nông nghiệp của gia đình bà Nguyễn Thị Kim Liên sẽ thuộc trường hợp thứ 3 của Nghị quyết: “Công trình xây dựng trên đất bị lấn, chiếm theo quy định của pháp luật về đất đai...”. Các công trình này buộc phải bị cắt điện, nước. Trước khi cắt điện, nước lãnh đạo chính quyền sở tại phải có văn bản yêu cầu chấm dứt thực hiện hành vi vi phạm, yêu cầu dừng thi công công trình.

Vẫn tồn tại nhiều công trình vi phạm

Sau khi Nghị quyết số 33/2024/NQ-HĐND chính thức được áp dụng, tình trạng xây dựng vị phạm pháp luật vẫn tiếp diễn. Tại thôn Ngãi Cầu, xã An Khánh, huyện Hoài Đức, Hà Nội thời điểm này vẫn xuất hiện một loạt công trình cả nhà xưởng lẫn nhà ở kiên cố hoặc quây tôn trên đất nông nghiệp. Ông Nguyễn Đăng Lợi - Phó Chủ tịch UBND xã An Khánh khẳng định, xã đã có quyết định cưỡng chế công trình vi phạm. Tuy nhiên, qua tìm hiểu chúng tôi được biết không ít công trình thuộc diện bị xử lý, buộc phải cắt điện, nước vẫn ung dung tồn tại và không hề bị cắt điện, nước.

Tại kỳ họp chuyên đề được tổ chức ngày 19/11/2024, UBND thành phố Hà Nội cho biết, giai đoạn từ năm 2014 đến tháng 6/2024, UBND các quận, huyện, thị xã đã tiến hành kiểm tra 182.571 công trình. Qua đó phát hiện, thiết lập hồ sơ xử lý đối với 10.494 công trình có vi phạm quy định về trật tự xây dựng. Trong đó, 3.297 công trình xây dựng không phép; 2.454 công trình xây dựng sai phép, sai quy hoạch 244 công trình xây dựng công trình ảnh hưởng đến công trình lân cận, gây ô nhiễm môi trường; 4.499 công trình vi phạm khác...

Mới đây, theo báo cáo của Sở Xây dựng Hà Nội, năm 2024, UBND các quận, huyện, thị xã và các Đội Quản lý trật tự xây dựng đô thị quận, huyện, thị xã đã tiến hành kiểm tra 23.621 công trình, qua đó phát hiện, thiết lập hồ sơ xử lý đối với 415 công trình vi phạm. Trong số các công trình vi phạm, có 93 trường hợp xây dựng không phép, 180 trường hợp xây dựng sai phép, sai quy hoạch, sai thiết kế... Các cơ quan đã xử lý dứt điểm 265/415 trường hợp, đang tiếp tục giải quyết, xử lý theo thẩm quyền 150/415 trường hợp.

Áp dụng Nghị quyết số 33/2024/NQ-HĐND của Hội đồng nhân dân thành phố sẽ có rất nhiều công trình vi phạm bị công bố buộc phải cắt điện, nước nếu như chủ đầu tư không hợp tác với các cơ quan chức năng.

Phó Giám đốc Sở Tư pháp Hà Nội Nguyễn Công Anh đánh giá, khi đưa nội dung ngừng cung cấp điện, nước vào Khoản 2, Khoản 3 Điều 33 Luật Thủ đô 2024, việc đánh giá tác động đã được thành phố Hà Nội thực hiện công phu. Đây là biện pháp quản lý hành chính chứ không đơn thuần là xử lý vi phạm hành chính.

Để cơ sở không lúng túng trong việc áp dụng Nghị quyết số 33/2024/NQ-HĐND của Hội đồng nhân dân thành phố. Mới đây, UBND thành phố Hà Nội đã ban hành Công văn số 4151/UBND-NC quy định việc áp dụng biện pháp yêu cầu ngừng cung cấp dịch vụ điện, nước trên địa bàn Hà Nội.

UBND thành phố yêu cầu giám đốc, thủ trưởng các sở ngành thành phố; chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã; chủ tịch UBND các xã, phường, thị trấn ban hành văn bản chỉ đạo, tổ chức quán triệt, tập huấn các quy định của Nghị quyết số 33/2024/NQ-HĐND của Hội đồng nhân dân thành phố đến người có thẩm quyền áp dụng yêu cầu ngừng cung cấp dịch vụ điện, nước, các đơn vị cung cấp dịch vụ điện, nước; đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác tham mưu xử lý vi phạm hành chính, quản lý nhà nước về trật tự xây dựng, đất đai, văn hóa, phòng cháy, chữa cháy thuộc địa bàn, lĩnh vực quản lý…

Khắc Hạnh

Có thể bạn quan tâm

Ý kiến bạn đọc

Nên xem

Sinh lời trên tài khoản MSB: Lợi suất hấp dẫn, chuyển nhượng linh hoạt

Sinh lời trên tài khoản MSB: Lợi suất hấp dẫn, chuyển nhượng linh hoạt

Lợi suất hấp dẫn, tài khoản không ngừng gia tăng số dư, đồng thời dễ dàng chuyển nhượng theo nhu cầu, tính năng sinh lời trên tài khoản MSB đang ngày càng được nâng cấp, giúp tối ưu dòng tiền cho khách hàng.
Đảm bảo an toàn tại các “Phố cà phê đường tàu”

Đảm bảo an toàn tại các “Phố cà phê đường tàu”

Trước thực trạng người dân và du khách tập trung chụp ảnh, check-in tại khu vực cà phê đường tàu, tiềm ẩn nguy cơ mất trật tự an toàn giao thông (TTATGT) tại một số khu vực có đường sắt đi qua trên địa bàn thành phố Hà Nội, các lực lượng chức năng đã và đang nỗ lực đảm bảo TTATGT, trật tự đô thị (TTĐT) tại địa phương.
Địa chỉ đỏ không thể bỏ qua sau khi xem diễu binh tại TP. Hồ Chí Minh dịp 30/4

Địa chỉ đỏ không thể bỏ qua sau khi xem diễu binh tại TP. Hồ Chí Minh dịp 30/4

Loạt sự kiện quy mô chưa từng có nhằm hướng về 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước sẽ được tổ chức tại Nam bộ. Sau Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM), Tây Ninh là điểm đến không thể bỏ lỡ trong dịp 30/4 năm nay.
Quận Đống Đa tổng thu ngân sách quý I/2025 đạt 6.326 tỷ đồng

Quận Đống Đa tổng thu ngân sách quý I/2025 đạt 6.326 tỷ đồng

Chiều ngày 10/4, Ban Chấp hành (BCH) Đảng bộ quận Đống Đa khoá XXVIII tổ chức Hội nghị lần thứ 25 để thảo luận cho ý kiến về các nội dung quan trọng, như: Báo cáo sơ kết quý I và phương hướng, nhiệm vụ công tác quý II/2025 của BCH Đảng bộ quận; Báo cáo Tổng kết 7 chương trình công tác của Quận ủy.
Sẵn sàng cho Giải bóng đá CNVCLĐ Cúp Báo Lao động Thủ đô lần thứ X năm 2025

Sẵn sàng cho Giải bóng đá CNVCLĐ Cúp Báo Lao động Thủ đô lần thứ X năm 2025

Không khí chuẩn bị cho Giải bóng đá công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) Cúp Báo Lao động Thủ đô lần thứ X năm 2025 đang trở nên sôi động hơn bao giờ hết. Với sự chuẩn bị kỹ lưỡng từ Ban Tổ chức, các đội bóng và đội ngũ trọng tài chuyên nghiệp, hứa hẹn mùa giải năm nay sẽ có nhiều trận bóng hấp dẫn, là món ăn tinh thần tuyệt vời cho quý vị khán giả.
Hà Nội: Tiếp tục đẩy mạnh chi trả lương hưu, chế độ BHXH qua tài khoản

Hà Nội: Tiếp tục đẩy mạnh chi trả lương hưu, chế độ BHXH qua tài khoản

Thành phố Hà Nội tiếp tục đẩy mạnh chi trả lương hưu và chế độ bảo hiểm xã hội (BHXH) hằng tháng qua phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt, nhằm tạo điều kiện để người dân tiếp cận các dịch vụ xã hội một cách thuận lợi.
Amway triển khai đào tạo cho 30.000 nhà phân phối về Chương trình Buổi sáng dinh dưỡng

Amway triển khai đào tạo cho 30.000 nhà phân phối về Chương trình Buổi sáng dinh dưỡng

Ngày 10/4/2025, Amway, Thương hiệu hàng đầu về chăm sóc sức khỏe, chính thức triển khai chương trình huấn luyện dành cho 30.000 nhà phân phối về Chương trình Buổi sáng dinh dưỡng. Đây là một sáng kiến quan trọng nhằm nâng cao nhận thức và thúc đẩy thói quen ăn sáng khoa học cho người Việt, với sự phối hợp chặt chẽ giữa Amway Việt Nam và Viện Dinh dưỡng Quốc gia.

Tin khác

Đảm bảo an toàn tại các “Phố cà phê đường tàu”

Đảm bảo an toàn tại các “Phố cà phê đường tàu”

Trước thực trạng người dân và du khách tập trung chụp ảnh, check-in tại khu vực cà phê đường tàu, tiềm ẩn nguy cơ mất trật tự an toàn giao thông (TTATGT) tại một số khu vực có đường sắt đi qua trên địa bàn thành phố Hà Nội, các lực lượng chức năng đã và đang nỗ lực đảm bảo TTATGT, trật tự đô thị (TTĐT) tại địa phương.
Hướng đến đời sống người dân được tốt hơn

Hướng đến đời sống người dân được tốt hơn

Dựa trên nguyên tắc "nơi ở mới tốt hơn nơi ở cũ", đồ án quy hoạch chi tiết 1/500 cải tạo, xây dựng lại các khu tập thể Kim Liên, Trung Tự, Khương Thượng và Hào Nam đã và đang nhận được nhiều ý kiến đóng góp của nhân dân.
Bình Dương: Cao điểm tấn công trấn áp tội phạm dịp Lễ 30/4 và 1/5

Bình Dương: Cao điểm tấn công trấn áp tội phạm dịp Lễ 30/4 và 1/5

Công an tỉnh Bình Dương vừa phát động mở đợt cao điểm ra quân tấn công trấn áp các loại tội phạm, bảo đảm an ninh trật tự (ANTT) trước, trong và sau dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).
Gần 600 dự án, công trình tại TP.HCM cần tháo gỡ khó khăn, vướng mắc

Gần 600 dự án, công trình tại TP.HCM cần tháo gỡ khó khăn, vướng mắc

Theo Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM), hiện nay Thành phố đã tổng hợp danh mục 571 công trình, dự án cần tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trên địa bàn, trong đó có thẩm quyền giải quyết của cả Trung ương và của Thành phố.
Chung cư cao tầng phải đảm bảo quy định về chống động đất

Chung cư cao tầng phải đảm bảo quy định về chống động đất

Mô hình nhà chung cư cao tầng đã được xã hội hiện nay chấp nhận và ngày càng trở thành xu hướng nhà ở chủ yếu tại các khu vực đô thị của nước ta. Tuy nhiên, những hệ luỵ sau trận động đất mạnh từ Myanmar và việc hàng trăm căn hộ ở chung cư Diamond Riverside, đường Võ Văn Kiệt (phường 16, quận 8, Thành phố Hồ Chí Minh) bị nứt tường sau rung chấn, bong tróc nền cũng đang khiến nhiều người có tâm lý lo ngại.
TP.HCM: Ra quân trấn áp tội phạm, đảm bảo an ninh trật tự dịp Lễ 30/4

TP.HCM: Ra quân trấn áp tội phạm, đảm bảo an ninh trật tự dịp Lễ 30/4

Ngày 1/4, Công an Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) ra quân thực hiện cao điểm tấn công trấn áp tội phạm, chào mừng Kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước và 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Hà Nội giao đất cho 3 quận, huyện làm công viên, trường học

Hà Nội giao đất cho 3 quận, huyện làm công viên, trường học

Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội vừa có 5 quyết định giao đất tại các quận, huyện: Đông Anh, Thanh Trì, Long Biên để thực hiện các dự án.
TP.HCM: 1 năm thu phí sử dụng vỉa hè được 7 tỷ đồng

TP.HCM: 1 năm thu phí sử dụng vỉa hè được 7 tỷ đồng

Sau 1 năm thực hiện việc quản lý, thu phí các hoạt động sử dụng tạm thời lòng đường, vỉa hè, Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) chỉ thu được số tiền 7 tỷ đồng. Điều này khiến dư luận hoài nghi về tính hiệu quả trong công tác quản lý nhà nước về lòng đường, vỉa hè tại TP.HCM - địa bàn sầm uất các hoạt động kinh doanh, buôn bán, thương mại.
Quận Ba Đình sẽ cắt điện nước đối với hộ dân chậm bàn giao mặt bằng dự án Vành đai 1

Quận Ba Đình sẽ cắt điện nước đối với hộ dân chậm bàn giao mặt bằng dự án Vành đai 1

Nhằm đẩy nhanh dự án đường Vành đai 1 đoạn Hoàng Cầu - Voi Phục và đảm bảo trật tự đô thị, UBND quận Ba Đình sẽ thực hiện biện pháp mạnh với các trường hợp không chấp hành giải phóng mặt bằng.
Nghiên cứu phương án cải tạo, tái thiết chợ Long Biên

Nghiên cứu phương án cải tạo, tái thiết chợ Long Biên

UBND quận Ba Đình cho biết đang phối hợp với Trường Đại học Xây dựng Hà Nội nghiên cứu các phương án cải tạo, tái thiết chợ Long Biên thông qua cuộc thi kiến trúc quốc tế AIAC 2025 với chủ đề "Reconstruction of LongBien market".
Xem thêm
Phiên bản di động