Tàu điện nhanh, ga hiện đại nhưng vỉa hè vẫn nhếch nhác

Kể từ khi đi vào khai thác thương mại, tuyến đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông đã nhanh chóng trở thành lựa chọn di chuyển của đông đảo người dân, góp phần giảm ùn tắc giao thông và hạn chế khí thải cho Thủ đô. Tuy nhiên, ngay dưới chân những cầu vượt dẫn lên các nhà ga của tuyến đường sắt này, tình trạng lấn chiếm lòng đường, vỉa hè để buôn bán, đậu đỗ xe trái phép và xả rác bừa bãi lại diễn ra nhan nhản, làm mất trật tự và ảnh hưởng nghiêm trọng đến mỹ quan đô thị.
Lộn xộn tại các nhà ga đường sắt Nhổn - ga Hà Nội “Bát nháo” xe khách - Kỳ 3: “Bến cóc” bên đường Lê Trọng Tấn

Đường sắt Cát Linh - Hà Đông chạy dọc theo tuyến đường Nguyễn Trãi - Quang Trung là một trong những tuyến đường có lưu lượng giao thông đông đúc bậc nhất Hà Nội. Tại các nhà ga như Thượng Đình, Phùng Khoang, Văn Quán, Yên Nghĩa…, vỉa hè dưới chân cầu vượt gần như bị "biến thành" bãi giữ xe tự phát hoặc khu vực kinh doanh tạm bợ. Điều này không chỉ gây cản trở lối đi mà còn tạo ra những điểm ùn tắc cục bộ vào giờ cao điểm.

Tàu điện nhanh, ga hiện đại nhưng vỉa hè vẫn nhếch nhác
Vỉa hè ở hầu hết các nhà ga tuyến đường sắt trên cao Yên Nghĩa - Hà Đông đều bị lấn chiếm, sử dụng không phép.

Mỗi lần di chuyển bằng đường sắt trên cao tới trường, Nguyễn Nhung (sinh viên Trường Đại học Giáo dục, cơ sở Lương Thế Vinh, Nam Từ Liêm, Hà Nội) đều cảm thấy rất bức xúc. Nhung chia sẻ: “Chúng tôi đi bộ đến trường lẽ ra phải có vỉa hè thông thoáng, nhưng quán xá bày kín lối, xe máy leo lên vỉa hè chạy ào ào khi đường tắc, nhiều lúc không còn cách nào khác phải đi xuống lòng đường, vừa bất tiện vừa nguy hiểm”.

Ga Thượng Đình nằm ngay sát chợ Thượng Đình, nên một số người dân đã đậu đỗ xe ngay dưới gầm các cầu đi bộ để vào chợ. Vỉa hè khu vực này cũng có nhiều hàng sổ xố “mọc” lên ngay sát lề đường để người dân “tiện bề” vào mua. Khu vực kẻ vạch xương cá dành cho xe buýt thì bị các loại ô tô con chiếm chỗ đậu đỗ linh tinh. Ngay gần đó, rác thải bị xả ra lộn xộn. Đáng chú ý, trụ sở của Công an phường Thượng Đình cũng nằm ngay cạnh đó, chỉ cách chân cầu vượt khoảng 100m, nhưng không hiểu sao tình trạng lấn chiếm vỉa hè và đậu đỗ trái phép vẫn ngang nhiên diễn ra?

Tàu điện nhanh, ga hiện đại nhưng vỉa hè vẫn nhếch nhác
Vỉa hè khu vực chân nhà ga Thượng Đình bị chiếm dụng làm chỗ gửi xe.
Tàu điện nhanh, ga hiện đại nhưng vỉa hè vẫn nhếch nhác
Cơ quan công an phường Thượng Đình chỉ nằm cách chân cầu vượt có vài chục mét, nhưng tình trạng lấn chiếm vỉa hè vẫn ngang nhiên diễn ra.

Tại ga Phùng Khoang nằm ngay sát chợ Phùng Khoang và Học viện Y dược học cổ truyền Việt Nam, theo ghi nhận vào ngày 8/3, hàng loạt quán vỉa hè và hàng bán hoa “xâm chiếm” khu vực vỉa hè hai bên ga tàu.

Các hàng bán hoa bày sát ra vỉa hè, gần như tràn xuống lòng đường. Trong khi đó, các quán ăn thì kê bàn ghế tràn lan, biến lối đi bộ thành nơi phục vụ thực khách. Khu vực gầm cầu đi bộ trở thành nơi người dân ghé ăn, sử dụng các dịch vụ để xe.

Tàu điện nhanh, ga hiện đại nhưng vỉa hè vẫn nhếch nhác
Ga Phùng Khoang nằm gần chợ Phùng Khoang và Học viện Y dược học cổ truyền Việt Nam. Vỉa hè tại đây bày la liệt các hàng quán, xe máy đậu đỗ tràn lan.
Tàu điện nhanh, ga hiện đại nhưng vỉa hè vẫn nhếch nhác
Các hàng quán chiếm lối đi.
Tàu điện nhanh, ga hiện đại nhưng vỉa hè vẫn nhếch nhác
Nhiều cửa hàng bày bán hoa ra sát lề đường.
Tàu điện nhanh, ga hiện đại nhưng vỉa hè vẫn nhếch nhác
Xe để thành hàng dài dưới chân cầu vượt.

Phạm Hiên, sinh viên Trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn (hiện trọ tại Phùng Khoang), bức xúc chia sẻ: “Gần như toàn bộ vỉa hè dọc tuyến Nguyễn Trãi và khu vực chân các nhà ga tàu điện trên cao Cát Linh - Hà Đông đều bị chiếm dụng để bán hàng và làm bãi giữ xe. Sinh viên như chúng tôi khi bộ ra ga đi tàu điện lại phải đi vòng xuống lòng đường để tránh những điểm lấn chiếm ấy. Chưa kể, vào giờ cao điểm, xe máy lao lên vỉa hè chạy ào ào như đường của riêng họ. Tôi cảm thấy nếu có cách nào phóng xe máy lên đường sắt trên cao, chắc họ cũng sẵn sàng làm vậy vào lúc tắc đường”.

Tình trạng lấn chiếm vỉa hè không chỉ dừng lại ở ga Phùng Khoang. Ngay dưới chân ga Văn Quán là Sở Văn hóa - Thể thao thành phố Hà Nội. Cách đó khoảng vài chục mét có một hàng rào và biển cấm sử dụng trái phép lòng đường, hè phố để kinh doanh dịch vụ và cấm các phương tiện đỗ, để trái quy định trên hè phố gây cản trở giao thông và lối đi dành cho người đi bộ. Nhưng có vẻ quy định này hoàn toàn bị phớt lờ. Xe ô tô vẫn đậu ngay sát cổng của Sở Văn hóa - Thể thao thành phố Hà Nội. Các tài xế xe công nghệ vẫn tụ tập dưới chân ga để chờ khách di chuyển từ đường sắt trên cao đi xuống.

Tàu điện nhanh, ga hiện đại nhưng vỉa hè vẫn nhếch nhác
Xe ô tô đỗ ngay trước cổng Sở Văn hóa - Thể thao thành phố Hà Nội.
Tàu điện nhanh, ga hiện đại nhưng vỉa hè vẫn nhếch nhác
Cách đó không xa có biển cấm lấn chiếm lòng đường và để, đỗ trái quy định.
Tàu điện nhanh, ga hiện đại nhưng vỉa hè vẫn nhếch nhác
Nhưng có vẻ như nhiều người phớt lờ biển cấm.
Tàu điện nhanh, ga hiện đại nhưng vỉa hè vẫn nhếch nhác
Các tài xế vẫn đỗ xe ở đó để chờ bắt khách đi từ trên ga xuống.

Điểm kết thúc của tuyến đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông là ga Yên Nghĩa (Hà Đông). Ga này nối với bến xe Yên Nghĩa và có xe buýt cũng như xe khách tỏa đi khắp Hà Nội và các tỉnh thành lân cận. Vì thế, nơi đây thu hút rất nhiều người dân tham gia di chuyển bằng phương tiện công cộng. Nhưng lượng người qua lại càng nhiều thì cũng càng nhiều tài xế xe ôm, xe công nghệ tụ tập quanh khu vực này để mời chào sẻ dụng dịch vụ. Và như một lẽ tất nhiên, hàng quán vỉa hè cũng mọc lên hàng loạt xung quanh, khiến cảnh quan khu vực cửa ra vào của bến xe trở nên lộn xộn, nhếch nhác.

Tàu điện nhanh, ga hiện đại nhưng vỉa hè vẫn nhếch nhác
Điểm lên xuống cầu vượt của ga Yên Nghĩa cũng bị các tài xế xe ôm "xâm chiếm".

Là một trong những phương tiện giao thông công cộng hiện đại nhất của Thủ đô, tuyến đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông được kỳ vọng sẽ góp phần thay đổi thói quen di chuyển của người dân Hà Nội. Thế nhưng, ngay tại các nhà ga, tình trạng lấn chiếm vỉa hè để kinh doanh và đậu đỗ xe trái phép lại diễn ra tràn lan, làm mất mỹ quan đô thị và gây bất tiện cho hành khách.

Nhận thấy nhu cầu gửi xe cá nhân để tiếp cận tàu điện là rất lớn, Sở Giao thông vận tải Hà Nội từng đề xuất các quận dọc tuyến, gồm Đống Đa, Thanh Xuân, Nam Từ Liêm và Hà Đông rà soát quỹ đất để bố trí bãi giữ xe phục vụ hành khách. Tuy nhiên, đến nay, ngoài hai ga đầu và cuối tuyến có điểm trông giữ xe theo quy định, hầu hết các ga còn lại vẫn chưa có bãi gửi xe chính thức. Điều này khiến người dân buộc phải tìm kiếm các điểm gửi xe tự phát, bất chấp việc chúng không đảm bảo an toàn và đúng quy định.

Với một công trình giao thông hiện đại như tuyến đường sắt trên cao, không chỉ bản thân hệ thống tàu điện mà các tiện ích đi kèm như bãi đỗ xe, lối đi bộ và không gian công cộng cũng cần được quy hoạch bài bản, đảm bảo sự thuận tiện, thông thoáng và sạch đẹp. Một tuyến đường sắt văn minh không chỉ nằm ở những đoàn tàu chạy đúng giờ, mà còn ở cả hệ thống hạ tầng hỗ trợ, giúp người dân thực sự yên tâm khi sử dụng.

Kim Quyên - Phương Mai

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Chiều 15/3, giá vàng trong nước vẫn ở mức cao

Chiều 15/3, giá vàng trong nước vẫn ở mức cao

Chiều nay (15/3), giá vàng trong nước vẫn ở mức rất cao. Nhiều tiệm vàng vẫn giữ ở mốc trên 96 triệu đồng/lượng đối với vàng miếng lẫn vàng nhẫn 9999.
Võ sĩ Hà Thị Linh giành Huy chương Đồng tại Giải vô địch Boxing nữ thế giới 2025

Võ sĩ Hà Thị Linh giành Huy chương Đồng tại Giải vô địch Boxing nữ thế giới 2025

Nữ võ sĩ Hà Thị Linh đã xuất sắc mang về tấm Huy chương Đồng duy nhất cho đội tuyển boxing Việt Nam tại Giải vô địch boxing nữ thế giới 2025, diễn ra tại Serbia. Đây không chỉ là thành tích đáng tự hào của cá nhân cô mà còn là điểm sáng hiếm hoi của đội tuyển Việt Nam sau hơn một tuần tranh tài đầy quyết liệt.
Hà Nội nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ công trực tuyến

Hà Nội nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ công trực tuyến

Nhằm hiện đại hóa và nâng cao hiệu quả trong công tác giải quyết thủ tục hành chính (TTHC), Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội đã ban hành Kế hoạch số 74/KH-UBND về nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ công trực tuyến toàn trình; cung cấp dịch vụ số mới được cá nhân hóa, dựa trên dữ liệu cho người dân và doanh nghiệp; cung cấp dịch vụ công không phụ thuộc địa giới hành chính.
Khai mạc Festival “Phụ nữ Thủ đô vì hòa bình, phát triển”

Khai mạc Festival “Phụ nữ Thủ đô vì hòa bình, phát triển”

Trong 2 ngày (15 và 16/3/2025), tại vườn hoa đền Bà Kiệu và khu vực phố đi bộ hồ Hoàn Kiếm (đường Đinh Tiên Hoàng, Hoàn Kiếm, Hà Nội), Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) thành phố Hà Nội tổ chức Festival “Phụ nữ Thủ đô vì hòa bình, phát triển” năm 2025.
212 dự án dự thi nghiên cứu khoa học, kỹ thuật cấp quốc gia

212 dự án dự thi nghiên cứu khoa học, kỹ thuật cấp quốc gia

Tham dự Cuộc thi nghiên cứu Khoa học, kỹ thuật cấp quốc gia dành cho học sinh trung học cơ sở và trung học phổ thông năm học 2024 - 2025 có tổng số 212 dự án, trong đó có 23 dự án cá nhân và 189 dự án tập thể.
Thận trọng khi đăng ký đi làm việc tại Hàn Quốc

Thận trọng khi đăng ký đi làm việc tại Hàn Quốc

Trung tâm Lao động ngoài nước (thuộc Bộ Nội vụ) vừa đưa ra cảnh báo hành vi lừa đảo người lao động đăng ký tuyển chọn đi làm việc nghề hàn, nghề khuôn mẫu tại Hàn Quốc theo Chương trình EPS (Chương trình cấp phép cho lao động nước ngoài của Chính phủ Hàn Quốc).
Đổi mới phong cách, thái độ phục vụ hướng tới sự hài lòng của người dân

Đổi mới phong cách, thái độ phục vụ hướng tới sự hài lòng của người dân

Thời gian qua, các cơ sở y tế quận Bắc Từ Liêm luôn chú trọng thực hiện việc đổi mới phong cách, thái độ phục vụ của cán bộ y tế hướng tới sự hài lòng của người bệnh.

Tin khác

Cần "đột phá" trong phương án cải tạo 3 khu chung cư cũ Thành Công, Giảng Võ, Ngọc Khánh

Cần "đột phá" trong phương án cải tạo 3 khu chung cư cũ Thành Công, Giảng Võ, Ngọc Khánh

Thành phố Hà Nội thống nhất với phương án nghiên cứu quy hoạch kiến trúc do UBND quận Ba Đình và đơn vị tư vấn đề xuất đối với 3 khu chung cư cũ là Thành Công, Giảng Võ và Ngọc Khánh. Tuy nhiên, lãnh đạo Thành phố cho rằng, phương án đề xuất chưa có sự đổi mới, bứt phá và đề xuất một số nghiên cứu để hoàn thiện.
“Bát nháo” xe khách - Kỳ 3: “Bến cóc” bên đường Lê Trọng Tấn

“Bát nháo” xe khách - Kỳ 3: “Bến cóc” bên đường Lê Trọng Tấn

Mặc dù nằm gần Bến xe Yên Nghĩa, một trong những bến xe lớn, được quy hoạch bài bản của Hà Nội - nhưng khu vực cổng Nhà máy SYM Factory và nhiều điểm khác trên tuyến đường Lê Trọng Tấn đã bị biến thành “bãi xe” trái phép khi rất nhiều xe tuyến cố định dừng đỗ, bắt khách trái phép tại đây.
“Bát nháo" xe khách - Kỳ 2: "Lộng hành” trong Khu đô thị Đồng Tầu

“Bát nháo" xe khách - Kỳ 2: "Lộng hành” trong Khu đô thị Đồng Tầu

Khu đô thị vốn được thiết kế, xây dựng cho cư dân sinh sống, nhưng đã bị biến thành “bến xe” khi hàng loạt các nhà xe mở văn phòng và kinh doanh dịch vụ xe khách. Tình trạng này đang xảy ra tại Khu đô thị Đồng Tầu (phường Thịnh Liệt, quận Hoàng Mai, Hà Nội) gây bức xúc cho người dân sinh sống tại đây.
Kiểm tra các bãi giữ xe trên địa bàn TP.HCM

Kiểm tra các bãi giữ xe trên địa bàn TP.HCM

Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) vừa giao Sở Giao thông công chánh, UBND thành phố Thủ Đức và các quận, huyện phối hợp chặt chẽ với Sở Tài chính thực hiện quy định về kê khai giá và kiểm tra việc chấp hành quy định pháp luật đối với dịch vụ trông giữ xe đầu tư bằng nguồn vốn ngoài ngân sách nhà nước trên địa bàn Thành phố.
Các công trình vi phạm sẽ bị cắt điện, nước

Các công trình vi phạm sẽ bị cắt điện, nước

Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội vừa có văn bản chỉ đạo áp dụng biện pháp yêu cầu ngừng cung cấp dịch vụ điện, nước trên địa bàn thành phố. Đây là hướng dẫn giúp chính quyền địa phương áp dụng ngay biện pháp cần thiết nhằm siết chặt kỷ cương, ngăn chặn vi phạm trong quản lý đô thị, đất đai và trật tự xây dựng.
"Bát nháo" xe khách - Kỳ 1:  “Diễu hành" bắt khách trên đường

"Bát nháo" xe khách - Kỳ 1: “Diễu hành" bắt khách trên đường

Dọc tuyến đường Giải Phóng gần Bến xe Giáp Bát lên tới khu vực Pháp Vân gần Bến xe Nước Ngầm, không khó để bắt gặp nhiều xe khách chạy kiểu “diễu hành” với tốc độ chậm hơn “rùa bò” để bắt khách dọc đường. Dù đã nhiều lần được phản ánh và các cơ quan chức năng đã có nhiều biện pháp xử lý nhưng tình trạng này vẫn tái diễn.
Tiếp tục hỗ trợ di dời, tạm cư 11 nhà dân tại ngõ 7, phố Giang Văn Minh

Tiếp tục hỗ trợ di dời, tạm cư 11 nhà dân tại ngõ 7, phố Giang Văn Minh

Sáng 28/2, thông tin từ UBND quận Ba Đình cho biết, 11 hộ dân chịu ảnh hưởng trong quá trình thi công đoạn hầm qua phố Giang Văn Minh ngày 27/2 đã được Ban Quản lý đường sắt đô thị Hà Nội và chính quyền địa phương hỗ trợ tạm di dời.
Tìm "lối ra" cho dự án Công viên lịch sử - văn hóa dân tộc Thành phố Hồ Chí Minh

Tìm "lối ra" cho dự án Công viên lịch sử - văn hóa dân tộc Thành phố Hồ Chí Minh

Sở Quy hoạch - Kiến trúc Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) vừa phối hợp với Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Thủ Đức tổ chức lễ công bố thi tuyển quốc tế "Ý tưởng quy hoạch Công viên lịch sử - văn hóa dân tộc" tại thành phố Thủ Đức. Đây là động thái mới nhất, kỳ vọng sẽ là giải pháp hiệu quả để sớm triển khai dự án có độ “treo” lên tới 20 năm qua, gây bức xúc trong dư luận.
Bài toán khai thác “tài nguyên” vỉa hè: Vừa để thông thoáng, vừa có nguồn thu

Bài toán khai thác “tài nguyên” vỉa hè: Vừa để thông thoáng, vừa có nguồn thu

Sau hơn 1 năm thí điểm, việc thu phí sử dụng tạm thời lòng đường, vỉa hè dù còn tồn tại nhiều ý kiến nhưng bước đầu cũng ghi nhận sự chuyển biến tích cực đó là công tác quản lý được đề cao, các tuyến phố cũng trở nên sạch đẹp hơn chứ không chỉ đơn thuần là thu phí cho thuê.
TP.HCM: Hoang vắng khu tái định cư Vĩnh Lộc B

TP.HCM: Hoang vắng khu tái định cư Vĩnh Lộc B

Khu tái định cư Vĩnh Lộc B, huyện Bình Chánh, Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) được xây dựng với vốn đầu tư hơn 1.000 tỉ đồng, chính thức đưa vào sử dụng từ năm 2010 nhưng đến nay nhiều lô chung cư vẫn bỏ trống, xuống cấp, gây lãng phí. Ghi nhận của phóng viên Báo Lao động Thủ đô qua chùm ảnh.
Xem thêm
Phiên bản di động