Uống thuốc xong chớ dại ăn bưởi
![]() | Kháng kháng sinh ở Việt Nam cao nhất thế giới |
![]() | Trẻ biếng ăn: Chớ vội cho dùng thuốc |
![]() |
Bưởi là loại trái cây tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, có một số thời điểm chúng ta không nên ăn bưởi để tránh gây hại cho sức khỏe. Điển hình là lúc chúng ta uống thuốc. Việc ăn bưởi khi uống thuốc sẽ làm thuốc không phát huy tác dụng mà còn có thể gây hại đến sức khỏe.
![]() |
Khi uống thuốc chúng ta không nên ăn bưởi để tránh gây hại cho sức khỏe. Ảnh minh họa |
Theo chuyên gia thực phẩm Vũ Thế Thành, bưởi làm tăng nồng độ thuốc trong máu, thuốc (uống) được hấp thu ở ruột non, đi qua tĩnh mạch cửa vào gan, sau đó theo máu đi khắp cơ thể. Ngay tại lớp tế bào biểu bì của ruột non, một phần thuốc được chuyển hóa thành những chất khác, để rồi bị loại bỏ ra khỏi cơ thể như một hình thức giải độc.
Gan cũng có chức năng chuyển hóa để giải độc tương tự, nếu cần. Như vậy, lượng thuốc thực sự đi vào máu để trị bệnh bị sụt giảm so với lượng thuốc chúng ta uống vào.
Việc chuyển hóa giải độc này xảy ra với sự xúc tác của các enzyme có tên là CYPs. Nói cách khác, chính do enzyme CYPs này mà nồng độ thuốc trong máu giảm xuống. Các loại thuốc khi được thử lâm sàng, cũng dựa vào mức thuốc còn lại trong máu.
Trong bưởi lại có các hợp chất furanocoumarines. Những chất này ức chế hoạt động của enzyme CYPs nên việc chuyển hóa giải độc để loại thải bị hạn chế. Hậu quả là nồng độ thuốc trong máu tăng cao so với dự tính và gây ra các phản ứng phụ bất lợi cho sức khỏe, tương tự như dùng quá liều thuốc.
Các nghiên cứu cho thấy bưởi có thể làm tăng nồng độ thuốc trong máu của hơn 85 loại thuốc. Các loại thuốc sau đây được xác nhận là bị ảnh hưởng do bưởi:
Thuốc trị cao mỡ máu (cholesterol) thuộc loại statins như Atorvastatin (Lipitor) Lovastatin (Mevacor), Simvastatin (Zocor)… mà phản ứng phụ có thể gây đau cơ.
Thuốc trị cao huyết áp: Đa số các loại thuốc cao huyết áp đều không bị ảnh hưởng do tiêu thụ bưởi. Tuy nhiên, vài loại thuốc huyết áp sau đây bị ảnh hưởng: Felodipine, Nifedipine (Procardia), Losartan (Cozaar), Eplerenone (Inspra). Hậu quả là không kiểm soát được mức huyết áp mong muốn, tùy thuộc vào cơ chế hạ huyết áp của thuốc.
Thuốc ổn định nhịp tim: Một vài loại thuốc như Amiodarone, Dronedarone… bị ảnh hưởng do bưởi và làm thay đổi nhịp tim bất thường.
Thuốc chống nhiễm khuẩn như Erythromycin, Rilpivirine, Primaquine, Albendazole cũng bị ảnh hưởng do bưởi, gây rối loạn nhịp tim.
Theo Nguyên Võ/ plo.vn
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Sử dụng hiệu quả nhà, đất công khi sắp xếp, tinh gọn bộ máy

TRỰC TUYẾN: Chính sách liên quan đến người lao động khi thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy

TRỰC TUYẾN HÌNH ẢNH: Chính sách đối với cán bộ nghỉ trước tuổi khi thực hiện tinh gọn bộ máy

Giá xăng dầu hôm nay (26/4): Dầu thế giới quay đầu giảm

Tỷ giá USD hôm nay (26/4): Giá bán USD tại thị trường tự do giảm

Nhận định Nottingham Forest vs Man City: Cơ hội cuối cùng cho thầy trò Guardiola

Nâng cao chất lượng Hội nghị Người lao động
Tin khác

Hà Nội: Tăng cường kiểm soát chi phí khám chữa bệnh bảo hiểm y tế
Y tế 25/04/2025 22:26

Tiêm vắc xin cúm miễn phí cho cựu chiến binh, người có công với cách mạng
Y tế 23/04/2025 16:34

Tiếp lửa hành trình “tìm con” cho các cặp vợ chồng hiếm muộn
Y tế 21/04/2025 14:36

Danh sách 16 loại thuốc giả chưa được cấp đăng ký lưu hành
Y tế 21/04/2025 14:21

Ghi nhận thêm 2 ca tử vong liên quan đến bệnh sởi
Y tế 20/04/2025 11:01

Gia tăng ca ngộ độc nấm, bác sĩ cảnh báo không ăn nấm mọc hoang dại
Y tế 20/04/2025 11:01

Lan tỏa tri thức y khoa bằng công nghệ số
Y tế 19/04/2025 19:03

Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội chỉ đạo "nóng" về quản lý, kiểm soát giết mổ động vật
Y tế 18/04/2025 14:11

Vingroup hợp tác với Cleveland Clinic xây dựng Bệnh viện Vinmec Cần Giờ theo chuẩn Quốc tế
Y tế 18/04/2025 13:22

Bộ Y tế: Thuốc giả không xâm nhập được vào bệnh viện công lập
Y tế 18/04/2025 06:36