Ước mơ làm bác sĩ còn dở dang: Vân Nhi nguyện hiến tặng giác mạc cho đời
Nhân lên những điều tốt | |
Gần 40.000 người đã đăng ký hiến tặng giác mạc |
“Con ngủ ngoan nhé”…
Trước khi mất, Vân Nhi đã nguyện hiến giác mạc của mình cho những người cần ánh sáng. |
Nguyễn Vân Nhi (12 tuổi, ở Hà Nội) đã qua đời vào sáng 2/7 vì căn bệnh Papylome (u nhú dây thanh quản). Trước khi mất, Vân Nhi đã nguyện hiến giác mạc cho những người cần ánh sáng.
Theo lời mẹ cháu bé chia sẻ, Vân Nhi mắc bệnh từ khi lên 1 tuổi và đã từng phải chữa bệnh ở rất nhiều bệnh viện. 11 năm qua, cô bé đã dũng cảm “chiến đấu” với bệnh tật. “Mặc dù còn nhỏ tuổi, nhưng con rất kiên cường. Con không khóc, không kêu đau, không sợ hãi mỗi khi tiêm hay mổ. Nhưng căn bệnh con mắc là bệnh hiếm nên các bác sĩ dù đã có gắng hết sức, nhưng cũng đành “bó tay”.
Khi biết con từ một đứa trẻ khỏe mạnh bỗng mang trong mình căn bệnh nan y, mọi thứ như bỗng nhiên sụp đổ, dù vậy chị Hải Vân vẫn phải cười, mạnh mẽ và đồng hành tất cả vì con. Những ngày cuối đời, Vân Nhi nằm trên giường bệnh, chị Hải Vân đã trò chuyện cùng con về việc hiến mô, tạng để mang lại sự sống cho người khác và được em mỉm cười đồng ý.
Đặc biệt, câu chuyện của bé Hải An (7 tuổi, hiến giác mạc sau khi mất) đã tác động đến trái tim của Vân Nhi và mẹ. “Con đã khóc vì cảm động khi xem clip về bé Hải An. Và khi được hỏi, con đồng ý chia sẻ như Hải An không? Vân Nhi nói: “Mẹ ơi như thế là rất tốt”. Chỉ có điều tôi không ngờ con đi nhanh như vậy”- chị Hải Vân nói.
Khi quyết định cho con gái hiến giác mạc sau khi chết não, chắc chắn chị Hải Vân đã phải suy nghĩ rất nhiều. Nhưng chúng tôi hiểu rằng, chính nỗi đau đớn tột cùng khi buộc phải buông tay đứa con gái là máu thịt đời mình, chị Hải Vân vẫn muốn con mình vẫn được tiếp tục cuộc sống bằng một cách khác. Nếu giác mạc của con được hồi sinh trong cơ thể người khác, cuộc đời con sẽ ý nghĩa biết bao nhiêu. Vì thế, trong nước mắt đớn đau, mẹ bé vẫn quyết định hiến tạng của bé để cứu sống người khác.
Ngày vào gặp mặt con lần cuối, cô bé Vân Nhi đã không còn có thể trò chuyện được nữa mà nằm trên giường bệnh như thể đang ngủ. Một giấc ngủ dài thanh thản và đẹp đẽ như thiên thần. “Tôi nắm tay con, ôm con…và chúc con ngủ ngon. Con hiến giác mạc của mình cho những người kém may mắn và rồi mẹ sẽ lại được gặp lại con trong hình hài của người khác. Đó là điều an ủi với mẹ”, chị Hải Vân chia sẻ.
Dù rất đau lòng khi mất con, nhưng chị Hải Vân vẫn quyết định thực hiện tâm nguyện hiến giác mạc của con. |
Và dù bất cứ ai may mắn được nhận đôi mắt ấy, chị Hải Vân vẫn luôn khao khát cháy bỏng được gặp họ: "Tôi muốn được nhìn mắt con trong một cuộc đời mới. Và nếu người nhận là một cháu bé, tôi cũng muốn nhận cháu bé đó là con nuôi. Nhưng tôi được biết như vậy là không được phép, bởi theo quy định của pháp luật, thì khi hiến tạng cả người nhận và người cho đều không được biết. Nhưng dù sao, suy nghĩ một phần của con gái vẫn còn hiện hữu trên cõi đời cũng khiến bản thân tôi và mọi người trong gia đình nguôi ngoai cảm giác đau lòng hơn”.
“Tương lai của con, hạnh phúc của con”
Một ngày trước khi Vân Nhi qua đời, các bạn học cùng lớp 6A9 Trường THCS Phan Chu Trinh (Hà Nội) đã thăm người bạn đang ốm nặng. Các bạn cùng với Vân Nhi chuẩn bị lên lớp 7, chỉ mình em mãi mãi sẽ học lớp 6, cuộc đời em mãi mãi dừng lại ở tuổi 12. Căn bệnh quái ác đã cướp đi Vân Nhi bé nhỏ mà kiên cường của cả gia đình, bạn bè và những người thương yêu em.
Căn nhà nhỏ nơi Vân Nhi từng sống vẫn ngập tràn hình ảnh của em, từ sách vở, đồ chơi đến những bức ảnh chụp cùng mọi người trong gia đình. Không giấu nổi nước mắt khi kể về cô cháu ngoại bé bỏng, bà Đặng Thị Chính chia sẻ: Tôi có 4 đứa cháu, 2 nội, 2 ngoại, tôi thương và yêu Vân Nhi nhất. Vì từ nhỏ thời gian Vân Nhi ở với bà còn nhiều hơn ở với bố mẹ.
Bà ngoại Vân Nhi không kìm được nước mắt khi chia sẻ những kỷ niệm về cháu gái. |
Suốt 12 năm qua, Vân Nhi trở thành niềm vui, thành nơi nương tựa tinh thần tuổi già của ông, bà ngoại “Có những hôm cuối tuần, nó về với bố mẹ nó mà mãi không qua tôi chơi. Tôi lại phải gọi điện, nhắc nó mãi vì nhớ. Hằng ngày, Vân Nhi thích ăn nhất món canh rau muống luộc dầm sấu, cơm lúc nào cũng phải có bát canh cháu ăn mới ngon miệng. Giờ cứ nghĩ tới đó thôi, tôi lại thương cháu đến ứa nước mắt", bà Chính kể lại..
Bà Chính mới mổ đục thuỷ tinh thể, bác sĩ dặn, mắt bà con yếu và phải nghỉ ngơi. Và nghiễm nhiên, những ngày ở nhà ngoại Vân Nhi trở thành “đôi mắt” của bà. Cô bé thường cùng bà đọc sách, đọc báo.
Bà Chính nhớ lại: “Tôi thường mua báo cho cháu đọc, có hôm, tôi hỏi cháu thích bài nào nhất. Nó nói với tôi, con thích tựa đề bài “tương lai của con, hạnh phúc của con”. Nó đọc lại hết cho tôi nghe bài báo ấy. Tôi vẫn nhớ, bài báo nói về nuôi dạy con khi học hành, cha mẹ quan tâm tương lai của con. Tôi vẫn nghĩ, nó đọc được như thế, nghĩ được như thế, chắc chắn nó sẽ có trách nhiệm với bố mẹ và ông bà, nó sẽ nhân đức với tôi. Tất cả những điều đó, như tôi mới được nghe ngày hôm qua thôi. Vậy mà, không ngờ lần vào viện này cháu đã đi xa mãi mãi".
Ngày biết Vân Nhi mất, bà Chính muốn vào viện nhưng các con, cháu không đồng ý, vì sợ mắt bà mới mổ, khóc nhiều không tốt. Nhưng với người đã đi đến cái dốc bên kia của cuộc đời, bà Chính còn sợ gì mờ mắt, sợ gì cái chết. “Dù có ảnh hưởng tới mắt tôi cũng phải vào nhìn mặt nó chứ. Nó đi, nó trốn tôi không nói gì với tôi, không nói bà ơi con thương bà, nhớ bà như mọi khi. Mãi trưa nay, tôi mới được gặp cháu, tôi sờ hết chân tay mặt mũi, cháu vẫn đầy đặn lắm”.
Với bà Chính, cháu gái đã làm rất tốt, khi nghĩa cử của cháu không phải ai cũng làm được. Vân Nhi còn nhỏ, nhưng đã biết sống vì người khác. Điều đó cũng có thể để mỗi người lớn chúng ta suy ngẫm… “Rồi sau này tôi chết, nếu được, tôi cũng sẽ hiến tất cả”, Bà Chính chia sẻ.
Bà ngoại và mẹ Vân Nhi òa khóc khi nhìn thấy hình ảnh của em với hành động can đảm và vĩ đại trên bản thời sự. |
Dẫu rằng con người mất đi rồi là hết, nhưng những gì bé Vân Nhi để lại cho đời, chúng ta vẫn luôn tin rằng đã đem ánh sáng cho nhiều người còn sống, đó mới là giá trị. Vĩnh biệt Vân Nhi, em bé thiên thần nhân ái và dũng cảm đã để lại đôi mắt sáng trong của mình thắp sáng cuộc đời.
Ngày bác sĩ thông báo với gia đình bé đã chết não, cả nhà họp lại để quyết định hiến đôi giác mạc của con. Bà Chính vẫn đau đáu lo sợ cháu mình ra đi không lành lặn. Bởi người đời vẫn nói, "giàu hai con mắt, khó đôi bàn tay", giờ Vân Nhi bé thế, làm sao kiếm sống được ở thế giới bên kia, người ta vẫn nói trần sao âm vậy. Nhưng bố mẹ và Vân Nhi vì nghĩa cử cứu người nên bà Chính cũng đồng tình để cháu được cho đôi mắt. Giác mạc của Vân Nhi sẽ được tái sinh ở hai người bệnh trong danh sách khoảng 1.000 người đang chờ ghép vì mù hoặc thị lực kém do mắc các chứng sẹo giác mạc, bỏng giác mạc, loạn dưỡng giác mạc. |
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Liên hoan Ban nhạc toàn quốc năm 2024: "Hút" hàng nghìn khán giả về Sơn Tây
Google Maps tích hợp AI Gemini, sẵn sàng trả lời mọi câu hỏi về địa điểm
Thời tiết miền Bắc chuyển rét, Trung Bộ, Tây Nguyên có mưa lớn
Xây dựng các trung tâm văn hóa Việt Nam ở nước ngoài: Chỉ xây khi dự kiến thu đủ bù chi
Phát huy hiệu quả mô hình “Cổng trường an toàn giao thông”
Quy định về phê duyệt phương án chữa cháy của cơ sở từ 16/12/2024
Công đoàn ngành GTVT Hà Nội: Trao hỗ trợ cho đoàn viên bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3
Tin khác
Phát động giải chạy vì trẻ sinh non
Y tế 02/11/2024 16:38
Phẫu thuật thành công cho bệnh nhi 7 tuổi gãy xương đùi
Y tế 02/11/2024 12:36
6 giờ phẫu thuật hồi sinh sự sống cho trẻ mắc bệnh tim bẩm sinh nghiêm trọng
Y tế 02/11/2024 06:18
Những điều cần biết để tránh đột quỵ khi chạy bộ
Y tế 31/10/2024 06:40
Phẫu thuật nội soi tuyến giáp qua đường tiền đình miệng
Y tế 30/10/2024 11:44
4 bệnh nhân được hồi sinh sự sống từ mô, tạng của người chết não hiến tặng
Y tế 29/10/2024 15:05
Hà Nội ghi nhận thêm 24 ổ dịch sốt xuất huyết
Y tế 28/10/2024 10:31
Lan tỏa tinh thần hiến máu, hiến tiểu cầu vì cộng đồng
Y tế 28/10/2024 06:03
Phẫu thuật thành công cho người đàn ông bị lưỡi bừa đâm xuyên cẳng chân
Y tế 27/10/2024 16:42
Tâm huyết với sáng kiến nâng cao sức khỏe người cao tuổi
Longform 27/10/2024 09:07