Ước gì em cũng “bốn C”!
Bộ Giáo dục: Không có chuyện “5 điểm một môn thi mới đỗ tốt nghiệp” | |
Bạn đồng hành cùng người lao động |
Những ngày tiếp xúc với CNLĐ tại các KCN – CX Hà Nội, chứng kiến cuộc sống mưu sinh của họ, điều mà chúng tôi cảm nhận rõ nhất là cuộc sống của một bộ phận CNLĐ đang khá đơn điệu. Họ lặp đi lặp lại những công việc thường ngày theo đúng mô típ: Đi làm – ăn – ngủ - đi làm. Một số CNLĐ chia sẻ, cuộc sống của họ gắn liền với nhiều cái “không”: Không tiền dư dả, không tình yêu, không vui chơi giải trí, không có chỗ an cư…
Sau một ngày làm việc, nhiều CNLĐ chỉ biết thu mình trong phòng trọ. |
Chị Trần Thị Mai (28 tuổi, quê Nghệ An) đang làm việc tại KCN Nội Bài chia sẻ, chị đang ở cùng 3 bạn nữ cùng quê để tiết kiệm chi phí phòng trọ và sinh hoạt. Mặc dù, mấy chị em trong phòng đã ra Hà Nội làm cũng 5, 6 năm nhưng chưa một lần đi thăm thú các danh lam thắng cảnh của Thủ đô hay đến các khu vui chơi giải trí để xả stress.
Ngày nào cũng vậy, sáng sớm đi làm, tối về nấu ăn, xong xuôi mọi việc thì cả phòng lại ngồi làm bạn với smartphone, người thì xem phim, người lại nghe nhạc nhưng cũng chỉ được khoảng 10 – 15 phút là ai nấy đều đã tắt điện thoại đi ngủ để sáng mai dậy sớm đi làm. Những ngày Chủ nhật, nếu không tăng ca thì cũng ở nhà chứ không đi chơi, vừa đỡ tốn tiền vừa có thời gian nghỉ ngơi.
Chị Mai cho biết, thu nhập trung bình của chị chỉ được ngót nghét 4 triệu/tháng, trừ tất cả các khoản chi phí như tiền phòng, tiền ăn, tiền xăng xe… cũng chẳng còn dư dả là bao, nhiều tháng, có những khoản chi tiêu phát sinh như sửa xe, đám hiếu, hỉ ở quê… trừ đi thì cũng vừa hết tháng lương.
Cuộc sống của một bộ phận CNLĐ gần như chỉ biết đến công ty và nhà trọ khiến cho không ít người rơi vào cảnh “giường đơn, gối chiếc”. Chị Nguyễn Thị Hải (30 tuổi) ở chung phòng với chị Mai tâm sự, nhiều CNLĐ và ngay cả bản thân chị quanh năm suốt tháng chỉ biết làm và làm, đến thời gian dành cho bản thân cũng không có huống chi là thời gian giao lưu, tìm hiểu, hẹn hò với bạn khác giới.
Chưa kể, môi trường làm việc lại toàn người cùng giới nên cơ hội tìm kiếm một nửa của cuộc đời gần như là không có. Chị Mai cũng cho biết, áp lực rồi guồng quay của công việc nhiều khi cũng khiến chị quên đi sự thiếu thốn tình cảm và lâu dần cũng thành quen. Đi làm về, có mấy chị em ở phòng cùng chung cảnh ngộ nên cũng hiểu và tự đem niềm vui đến cho nhau, những dịp sinh nhật hay ngày 8/3, 20/10 cả phòng đều tổ chức và tự chúc mừng nhau.
Không chỉ thế, tại các KCN – CX, nhiều cặp vợ chồng đều là CNLĐ khi có con nhỏ vì không có đủ điều kiện kinh tế nên phải chấp nhận gửi con về quê cho ông bà nội, ngoại chăm sóc, mặc dù biết rằng con mình sẽ phải chịu thiệt thòi vì thiếu thốn sự quan tâm, chăm sóc của cha, mẹ. Anh Vũ Văn Nam (quê Lạng Sơn) đang làm việc tại KCN Sài Đồng chia sẻ: “Cả hai vợ chồng tôi nai lưng ra làm cũng chỉ được khoảng 4 triệu đồng/người /tháng.
Sinh cháu đầu lòng, vợ phải nghỉ làm một thời gian, thu nhập giảm đi một nửa trong khi miệng ăn tăng lên, khó khăn chồng chất, gia đình rơi vào cảnh túng quẫn, thiếu trước hụt sau, tôi phải vay mượn bạn bè, người thân. Được một thời gian, cảm giác bất ổn nên hai vợ chồng quyết định gửi con về quê nhờ ông bà nội chăm sóc hộ. Thỉnh thoảng về thăm con, thấy con lăn lóc, vạ vật, người lem luốc ngoài sân, thấy thương vô cùng nhưng cũng chẳng biết phải làm sao.”
Cuộc sống của CNLĐ tại các KCN – CX Hà Nội đã và đang dần được cải thiện nhờ chế độ đãi ngộ ngày càng tốt hơn của các doanh nghiệp, đặc biệt, là sự quan tâm, chăm lo, đảm bảo quyền lợi cho người lao động của các tổ chức công đoàn ngày càng hiệu quả. Hi vọng rằng, những cái “không”: không tiền dư dả, không có nhiều điều kiện chăm sóc con cái… của một bộ phận CNLĐ đang làm việc tại các KCN – CX Hà Nội sẽ sớm trở thành dĩ vãng.
Mai Quý
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Tin khác
Tặng quà của Chủ tịch nước cho người có công dịp Tết Ất Tỵ 2025 kịp thời, đầy đủ
Đời sống 21/12/2024 17:35
Hầu hết các ngành nghề có triển vọng lương tích cực
Đời sống 21/12/2024 17:35
Kết quả cuộc thi “Sống Đẹp” mùa 4: Lan tỏa yêu thương qua từng tác phẩm
Đời sống 20/12/2024 13:59
Đồng Nai: Thưởng Tết Nguyên đán Ất Tỵ cao nhất 380 triệu đồng
Đời sống 19/12/2024 09:53
Những tín hiệu lạc quan thưởng Tết 2025
Đời sống 19/12/2024 09:30
Nóng trong người khi liên tục tiệc tùng cuối năm: Làm gì để thanh lọc, làm mát cơ thể ?
Đời sống 14/12/2024 22:00
Bình Dương: Doanh nghiệp thưởng Tết cao nhất dự kiến khoảng 375 triệu đồng
Đời sống 14/12/2024 20:41
Làm việc vào ngày nghỉ Tết Dương lịch, người lao động được tính thêm 300% lương
Đời sống 14/12/2024 10:22
Người trẻ sốt ruột, nóng trong người vì áp lực công việc ngày cuối năm
Đời sống 13/12/2024 15:51
Tết Dương lịch 2025, người lao động được hưởng những quyền lợi gì?
Đời sống 12/12/2024 06:21