Tuyến xe buýt nhanh (BRT) bao giờ khai thác?

Để đáp ứng nhu cầu phát triển hệ thống  giao thông công cộng, 10 năm trước (4.12.2006) được sự đồng ý của Thủ tướng Chính phủ, TP.Hà Nội đã bắt đầu triển khai dự án xe buýt nhanh (BRT), với nguồn vốn vay ưu đãi từ Ngân hàng Thế giới (WB). Tuy nhiên, đến nay, tuyến BRT vẫn chưa hoàn thành như tiến độ đề ra.
cuoi nam lieu co duoc khai thac Hà Nội đề xuất tăng số đầu xe buýt
cuoi nam lieu co duoc khai thac TP HCM: Xây nhà ga số 1 tuyến buýt nhanh

Mới hoàn thành 5/12 gói thầu chính

Theo báo cáo mà Sở Giao thông - Vận tải (GTVT) Hà Nội gửi Ban Đô thị (Hội đồng Nhân dân TP) thì hợp phần xe buýt (Yên Nghĩa - Kim Mã) có tổng giá trị dự toán cập nhật đến tháng 6.2016 là 52,5 triệu USD (tương đương 1.100 tỉ đồng), trong đó vốn viện trợ không hoàn lại trị giá 3,3 triệu USD, vay IDA 46,7 triệu USD, vốn ngân sách Thành phố 2,5 triệu USD, đến nay toàn bộ dự án đã giải ngân được 17,7 triệu USD, tương đương 371,7 tỉ đồng. Dự án được chia thành 12 gói thầu chính, chưa kể các gói thầu liên quan đến tư vấn và truyền thông. Thế nhưng, hiện mới hoàn thành 5 gói thầu, 7 gói thầu khác đang trong quá trình hoàn thiện.

cuoi nam lieu co duoc khai thac
Một số hạng mục tuyến xe BRT đã hoàn thành.

Cụ thể, 5 gói thầu đã hoàn thành xong với tổng kinh phí 7,12 triệu USD (tương đương 150 tỉ đồng). Giải ngân gói thầu này đến ngày 30.6 đạt 5,80 triệu USD (tương đương 122,02 tỉ đồng), cụ thể: Gói thầu CP4d (xây dựng trạm trung chuyển bến xe Kim Mã) đã xong và làm thủ tục bàn giao cho đơn vị sử dụng; gói thầu CP4e (xây dựng trạm đầu cuối tại bến xe Yên Nghĩa) hiện đang làm thủ tục bàn giao cho Tổng Công ty vận tải Hà Nội; gói thầu CP4g (mua sắm và lắp đặt thiết bị tại khu bão dưỡng, sửa chữa trong bến xe Yên Nghĩa) đã hoàn thành và đang hoàn thiện các thủ tục bàn giao cho Tổng Công ty Vận tải Hà Nội; gói thầu CP4f (xây dựng khu depot tạm trong bến xe Yên Nghĩa) cũng đã hoàn thành và đang làm thủ tục bàn giao cho Tổng Công ty Vận tải Hà Nội; gói thầu PC4c (xây dựng đường từ Bộ Y tế - Giang Văn Minh - Kim Mã - Giảng Võ) đã hoàn thành gói thầu và đang làm các thủ tục nghiệm thu.

7 gói thầu đang thi công gồm có tổng kinh phí 37,8 triệu USD (tương đương 794 tỉ đồng), trong đó giải ngân đến ngày 30.6.2016 được 5,12 triệu USD (tương đương 107,5 tỉ đồng), cụ thể: Gói thầu CP4k (xây dựng và lắp đặt cầu vượt cho người đi bộ tại Giãng Võ); gói thầu CP4a (xây đường dành riêng, 06 nhà chờ xe buýt từ Bộ Y tế đến đường Khuất Duy Tiến và 1 cầu cải tạo tại công viên Indira Gandhi); gói thầu CP4b (xây dựng đường dành riêng và 15 nhà chờ xe buýt đoạn từ Khuất Duy Tiến đến bến xe Yên Nghĩa); gói thầu CP4h (gia cường cầu vượt tại nút giao thông Láng Hạ - Thái Hà); gói thầu CP06 (mua sắm và lắp đặt hệ thống đèn tín hiệu giao thông trên tuyến BRT); gói thầu PC8 (mua sắm đoàn xe BRT, gồm 35 xe); gói thầu PC07 (mua sắm và lắp đặt hệ thống vé, quản lý đội xe, thông tin sử dụng...)

Sở GTVT lý giải nguyên nhân chậm

Lý giải nguyên nhân chậm tiến độ dự án, thay mặt Sở GTVT- Giám đốc Vũ Văn Viện cho hay: Vì đây là dự án thí điểm vay vốn WB, lại lần đầu tiên áp dụng vào Việt Nam nên chưa có tiêu chuẩn thiết kế riêng cho loại hình này. Do đó, trong quá trình lập và phê duyệt thiết kế phải vận dụng, tham khảo của nước ngoài, nhưng phải bảo đảm phù hợp với đặc điểm, thực trạng giao thông của Thủ đô nên mất nhiều thời gian. Ngoài ra, công tác lựa chọn hướng tuyến cho tuyến BRT phải thay đổi điều chỉnh nhiều lần cho phù hợp với quy hoạch chung cũng như các dự án khác.

Ngoài ra, một số hạng mục công trình được phê duyệt, nhưng khi đưa vào thi công còn nhiều ý kiến khác nhau, nên phải thay đổi thiết kế cùng với đánh giá lại tác động để quyết định có cần phải triển khai tiếp hay không. Cụ thể như việc thay thế mặt đường bê tông nhựa bằng mặt đường bê tông xi măng; gia cố cầu vượt Láng Hạ để xe buýt BRT có thể đi qua. Đã thế, quá trình đấu thầu các gói thầu của hợp thành BRT phải đấu thầu quốc tế và chịu sự giám sát chặt chẽ của WB, nên một số gói thầu có thời gian kéo dài, có gói thầu đến nay vẫn chưa lựa chọn được nhà thầu (gói thầu CP07). Không những vậy, một số hạng mục trong quá trình thi công chưa thể triển khai thực hiện được do vướng mặt bằng thi công của Dự án Tuyến đường sắt đô thị 2A Cát Linh - Hà Đông.

3 phương án cho đích đưa BTR khai thác sớm

Trong báo cáo gửi Ban Đô thị của HĐND TP.Hà Nội, Giám đốc Sở GTVT Vũ Văn Viện cho hay, thực hiện chỉ đạo của Thường trực Thành ủy và UBND TP.Hà Nội, Sở đã tổ chức hội nghị gồm các sở, ban, ngành liên quan rà soát lại dự án và làm việc với các chuyên gia quản lý dự án của WB. Trên cơ sở các nội dung thống nhất tại hội nghị đã đưa ra 3 phương án thực hiện hợp phần BRT trong thời gian tới.

Sở GTVT khẳng định sẽ sớm đưa tuyến BRT vào khai thác sử dụng, phục vụ nhu cầu đi lại của nhân dân vào cuối năm 2016. Đồng thời, tận dụng được toàn bộ hệ thống hạ tầng trên tuyến và đoàn xe BRT đã đầu tư; không phải bố trí thêm kinh phí quản lý nhà chờ và lưu kho bảo quản đoàn xe; tránh việc các hạng mục đã hoàn thành phải chờ đợi, gây lãng phí và đây cũng là bước đệm cho tuyến BRT vào vận hành chính thức sau này.

Theo đó, phương án 1 tiếp tục triển khai bám sát thiết kế được duyệt; trong đó tiếp tục hoàn thiện 6 gói thầu đã ký hợp đồng và đang triển khai thi công. Kinh phí còn lại bao gồm cả các hạng mục đang hoàn chỉnh thiết kế, dự toán bổ sung là 13,83 triệu USD (tương đương 290,3 tỉ đồng)... Phương án 2, hoàn chỉnh các hạn mục còn lại, đưa hợp phần BRT vào khai thác sử dụng và Phương án 3, điều chuyển tuyến BRT, cụ thể chuyển tuyến sang đường Kim Mã - Cầu Giấy - sân bay Nội Bài với lộ trình tuyến khoảng 27,5 km; hoặc chuyển tuyến sang đường Kim Mã - Nguyễn Chí Thanh - Trần Duy Hưng - Đại lộ Thăng Long - Khu Công nghệ cao Hòa Lạc với lộ trình khoảng 37,5 km.

Với việc trình 3 phương án trên, đại diện Sở GTVT cho hay, sau khi cùng các cơ quan hữu quan tiến hành phân tích, đánh giá ưu, nhược điểm của một số phương án đề xuất thực hiện, Sở GTVT “chốt lại” và kiến nghị lựa chọn phương án: Hoàn chỉnh các hạng mục còn lại (đã, đang triển khai thi công và chọn lựa được nhà thầu thi công) để sớm đưa hợp phần BRT vào khai thác sử dụng. “Đây là phương án khả thi nhất trong thời điểm hiện tại”- báo cáo nêu rõ. Dự định đưa vào sử dụng quý 2/2015, nhưng hiện công trình vẫn còn dang dở, người dân hy vọng với sự vào cuôc sát sao của các cấp, ngành, cuối năm nay, tuyến xe buýt BRT sẽ được đưa vào sử dụng đáp ứng nhu cầu đi lại của nhân dân.

Hương Phạm

Có thể bạn quan tâm

Ý kiến bạn đọc

Nên xem

Rộn ràng khai hội bơi Đăm

Rộn ràng khai hội bơi Đăm

Chiều 6/4, tại đình Đăm, phường Tây Tựu, quận Bắc Từ Liêm đã khai mạc Lễ hội truyền thống bơi Đăm - Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia.
LĐLĐ quận Long Biên: Triển khai 19 nhiệm vụ trọng tâm trong quý II

LĐLĐ quận Long Biên: Triển khai 19 nhiệm vụ trọng tâm trong quý II

Bám sát chủ đề công tác năm 2025 là “Tận tâm chăm lo, vững vàng bảo vệ, phát huy sức mạnh đoàn kết và phát triển tổ chức Công đoàn”, quý II/2025, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Long Biên sẽ triển khai 19 nhiệm vụ trọng tâm trong hoạt động công đoàn.
Quý I/2025: Chỉ số giá tiêu dùng tăng 3,22% so với cùng kỳ năm 2024

Quý I/2025: Chỉ số giá tiêu dùng tăng 3,22% so với cùng kỳ năm 2024

Tháng 3/2025, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) giảm 0,03% so với tháng trước, nhưng lại tăng 1,3% so với tháng 12/2024, và tăng 3,13% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung quý I/2025, CPI tăng 3,22% so với cùng kỳ năm trước; lạm phát cơ bản tăng 3,01%.
Bộ Giáo dục và Đào tạo khẳng định chưa bắt buộc học 2 buổi/ngày

Bộ Giáo dục và Đào tạo khẳng định chưa bắt buộc học 2 buổi/ngày

Chiều ngày 6/4, tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ, Thứ trưởng Thường trực Bộ Giáo dục và Đào tạo Phạm Ngọc Thưởng đã làm rõ thông tin “học sinh cấp THCS, THPT sẽ phải học 2 buổi/ngày” đang gây xôn xao dư luận.
Mở ra cơ hội bứt phá cho ngành công nghiệp văn hóa Thủ đô

Mở ra cơ hội bứt phá cho ngành công nghiệp văn hóa Thủ đô

Mô hình trung tâm công nghiệp văn hóa đã chứng minh thành công ở nhiều quốc gia như Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc... Theo đó bày tỏ ý kiến góp ý vào Dự thảo Nghị quyết về tổ chức và hoạt động của trung tâm công nghiệp văn hóa, nhiều người dân cho rằng, đây là điều cần thiết trong bối cảnh hiện nay, sẽ đem đến cơ hội bứt phá cho ngành công nghiệp văn hóa Thủ đô.
Bộ Tài chính: Mục tiêu tăng trưởng kinh tế của năm 2025 không thay đổi

Bộ Tài chính: Mục tiêu tăng trưởng kinh tế của năm 2025 không thay đổi

Liên quan tới kết quả tăng trưởng GDP quý 1 và cả năm 2025, kết quả thu hút FDI, tại buổi Họp báo chính phủ chiều 6/4, Thứ trưởng Bộ Tài Chính Đỗ Thành Trung đã có thông tin với báo chí.
Không phân biệt cán bộ, công chức xã với cấp tỉnh, Trung ương sau khi sắp xếp

Không phân biệt cán bộ, công chức xã với cấp tỉnh, Trung ương sau khi sắp xếp

Chiều 6/4, tại cuộc họp báo Chính phủ thường kỳ, Thứ trưởng Bội Nội vụ Nguyễn Thị Hà đã thông tin về việc thực hiện mô hình chính quyền 2 cấp sắp tới và các chế độ đối với người bị ảnh hưởng sau khi thực hiện sắp xếp, tổ chức bộ máy theo mô hình mới.

Tin khác

TP.HCM: Xử lý hàng trăm trường hợp vi phạm liên quan đến vận tải hành khách tại khu vực Hàng Xanh

TP.HCM: Xử lý hàng trăm trường hợp vi phạm liên quan đến vận tải hành khách tại khu vực Hàng Xanh

Khu vực Hàng Xanh, quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) là "điểm nóng" về trật tự an toàn giao thông (ATGT) cửa ngõ phía Đông Thành phố khi đây là khu vực kết nối trực tiếp Thành phố với các tỉnh miền Đông và Tây Nguyên. Chỉ tính từ ngày 1-5/4/2025, Đội Cảnh sát giao thông (CSGT) Hàng Xanh đã xử lý 360 trường hợp vi phạm, trong đó có nhiều trường hợp kinh doanh vận tải hành khách.
Hạn chế phương tiện lưu thông qua Quảng trường Đông Kinh - Nghĩa Thục từ 7/4

Hạn chế phương tiện lưu thông qua Quảng trường Đông Kinh - Nghĩa Thục từ 7/4

Sở Xây dựng Hà Nội vừa ban hành thông báo về việc thí điểm điều chỉnh tổ chức giao thông khu vực Quảng trường Đông Kinh - Nghĩa Thục thuộc địa bàn quận Hoàn Kiếm. Phương án thí điểm nhằm đảm bảo trật tự an toàn giao thông, giảm thiểu ùn tắc và cải thiện môi trường đô thị tại khu vực trung tâm của Thủ đô.
Yêu cầu người dân và du khách ra khỏi khu vực “cà phê đường tàu” khi tàu chạy qua

Yêu cầu người dân và du khách ra khỏi khu vực “cà phê đường tàu” khi tàu chạy qua

Trước thực trạng người dân và du khách tập trung chụp ảnh, check-in tại khu vực cà phê đường tàu, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông, mới đây, Phòng Cảnh sát giao thông (Công an thành phố Hà Nội) đã triển khai mô hình “Vành đai an toàn đường sắt” nhằm bảo đảm trật tự an toàn giao thông tại khu vực này.
Dự kiến làm đường sắt 3,5 tỷ USD kết nối sân bay Tân Sơn Nhất và sân bay Long Thành

Dự kiến làm đường sắt 3,5 tỷ USD kết nối sân bay Tân Sơn Nhất và sân bay Long Thành

Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Văn phòng Chính phủ, các bộ ngành liên quan và Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM), Đồng Nai đang khẩn trương xây dựng phương án làm đường sắt Thủ Thiêm - Long Thành để kết nối Cảng Hàng không quốc tế (CHKQT) Tân Sơn Nhất và Long Thành.
Điều chỉnh giao thông khu vực Quảng trường Đông Kinh - Nghĩa Thục

Điều chỉnh giao thông khu vực Quảng trường Đông Kinh - Nghĩa Thục

Sở Xây dựng Hà Nội vừa có thông báo về việc điều chỉnh tổ chức giao thông xung quanh khu vực Quảng trường Đông Kinh - Nghĩa Thục thuộc địa bàn quận Hoàn Kiếm.
Cao tốc Hòa Lạc - Hòa Bình sẽ khởi công trong tháng 7/2025

Cao tốc Hòa Lạc - Hòa Bình sẽ khởi công trong tháng 7/2025

Dự kiến, trong tháng 7/2025, thành phố Hà Nội và tỉnh Hòa Bình sẽ khởi công cao tốc Hòa Lạc - Hòa Bình và cải tạo, nâng cấp quốc lộ 6 đoạn Xuân Mai - Hòa Bình. Theo quy hoạch, cao tốc Hòa Lạc - Hòa Bình gồm 6 làn xe, vận tốc thiết kế 100 km/h, cùng với đó là hệ thống đường gom, nút giao, trạm dừng nghỉ…
Nghệ An: Đẩy nhanh tiến độ các dự án trọng điểm

Nghệ An: Đẩy nhanh tiến độ các dự án trọng điểm

Năm 2025, thành phố Vinh quyết tâm cho công tác giải phóng mặt bằng để chỉnh trang, làm mới các tuyến đường trung tâm. Thế nhưng, một số công trình có thể bị ảnh hưởng đến tiến độ trong năm nay.
Xử lý học sinh vi phạm giao thông: Nhìn từ 1 huyện ngoại thành Hà Nội

Xử lý học sinh vi phạm giao thông: Nhìn từ 1 huyện ngoại thành Hà Nội

Thời gian qua, công tác phòng ngừa vi phạm và tai nạn giao thông cho lứa tuổi học sinh vẫn luôn được các cơ quan, ban, ngành chú trọng. Tình trạng học sinh vi phạm trật tự an toàn giao thông đã giảm đáng kể. Tuy nhiên, thực tế vẫn ghi nhận một số học sinh chưa nghiêm túc chấp hành quy định. Nhiều gia đình vẫn giao xe cho con, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông khi các em đi xe mô tô đến trường.
Hà Nội: Hàng loạt tuyến buýt sẽ điều chỉnh luồng tuyến và các chỉ tiêu, biểu đồ vận hành

Hà Nội: Hàng loạt tuyến buýt sẽ điều chỉnh luồng tuyến và các chỉ tiêu, biểu đồ vận hành

Tổng công ty Vận tải Hà Nội (Transerco) thông tin, từ ngày 1/4 đơn vị sẽ căn cứ vào Quyết định của Sở Xây dựng Hà Nội để triển khai các chỉ tiêu dịch vụ đối với 44 tuyến buýt.
Nghệ An: Xe chở học sinh tai nạn trên đường cao tốc

Nghệ An: Xe chở học sinh tai nạn trên đường cao tốc

Vào khoảng hơn 7 giờ sáng 29/3, trên tuyến cao tốc đoạn Diễn Châu - Bãi Vọt, qua huyện Diễn Châu xảy ra vụ tai nạn giữa xe tải trọng lớn và xe ô tô 16 chỗ ngồi
Xem thêm
Phiên bản di động