Tử vong do TNGT dịp nghỉ lễ chưa giảm sâu: Nhìn từ ý thức giao thông
Theo thống kê từ Văn phòng Bộ Công an, sau 4 ngày đầu tiên của kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5, cả nước đã xảy ra 111 vụ TNGT, làm chết 80 người, bị thương 79 người. Riêng ngày 30/4, toàn quốc xảy ra 35 vụ TNGT, làm chết 22 người, bị thương 27 người.
Tính chung trong tháng 4/2019 (từ ngày 16/3 đến 15/4) toàn quốc đã xảy ra 1.423 vụ TNGT, làm chết 665 người, bị thương 1.038 người. So cùng kỳ tháng 4/2018, tăng cả ba tiêu chí: tăng 77 vụ (+5,72%), tăng 26 người chết (+4,07%), tăng 29 người bị thương (+2,87%)…
Nhiều người tham gia giao thông không đội mũ bảo hiểm. (Ảnh: Đ.L) |
Những con số thống kê này cho thấy thực trạng đáng lo ngại về an toàn giao thông. Đáng buồn hơn là trong số những vụ TNGT nêu trên có không ít vụ xuất phát từ ý thức người điều khiển phương tiện tham gia giao thông.
Chẳng hạn, tính riêng ngày 30/4, đường dây nóng của Ủy ban An toàn giao thông quốc gia nhận được 12 cuộc gọi và tin nhắn của người dân phản về việc: nhồi nhét hành khách, chở quá số người quy định và tình trạng ùn tắc giao thông tại một số tuyến đường.
Để chấn chỉnh tình trạng này, Ủy ban An toàn giao thông quốc gia đã yêu cầu các đơn vị có liên quan thực hiện kiểm tra, xử lý theo nội dung các thông tin được phản ánh để bảo đảm trật tự, an toàn giao thông.
Việc điều khiển phương tiện giao thông sau khi sử dụng rượu bia cũng là thực trạng đáng quan ngại sau mỗi kỳ nghỉ. Nói cách khác, không ít vụ TNGT bắt nguồn từ nguyên nhân người điều khiển phương tiện sử dụng rượu bia, chất kích thích không làm chủ tay lái.
Thực tế, với nhiều người, cuộc vui là phải gắn liền với rượu bia. Dịp nghỉ lễ cũng là cơ hội để gặp gỡ bạn bè, người thân và ở đó, để cuộc vui bùng nổ, thể hiện sự nhiệt tình người ta ép nhau uống tới bến. Không ít người sau những cuộc vui lên xe và để “ma men” lái xe lao vun vút trên đường và đa phần kết cục bằng những vụ TNGT thảm khốc.
Lực lượng chức năng phân luồng phương tiện, đảm bảo trật tự an toàn giao thông. (Ảnh: Đ.L) |
Chưa hết, hiện một bộ phận không nhỏ người tham gia giao thông chỉ có ý thức chấp hành khi thấy cảnh sát giao thông. Còn không, họ sẵn sàng phóng nhanh vượt đèn đỏ, treo mũ bảo hiểm, dàn hàng ngang trên đường.
Để từng bước nâng cao ý thức giao thông an toàn, mỗi người cần có trách nhiệm với sức khỏe, tính mạng của mình và của những người tham gia giao thông khác, trong đó công tác tuyên truyền, giáo dục rất quan trọng.
Khách quan nhìn nhận, thời gian qua công tác tuyên truyền về bảo đảm trật tự an toàn giao thông trên địa bàn Hà Nội nói riêng và cả nước nói chung đã được chú trọng quan tâm.
Nhiều mô hình, hình thức tuyên truyền đã được triển khai rộng rãi đến tận cơ sở, được lồng ghép trong các buổi sinh hoạt câu lạc bộ dân số, câu lạc bộ gia đình nông dân hạnh phúc... các buổi sinh hoạt thôn, cụm, hội diễn, liên hoan văn nghệ; hội thảo, tư vấn pháp luật; đăng ký cam kết đối với các làng, bản, khu phố văn hóa, gia đình văn hóa. Thông qua các buổi hội thảo, các hội nghị chuyên đề tại các xã, phường, đã thu hút đông đảo thanh niên tham gia và có được hiệu ứng cao.
Thiết nghĩ, cùng với tuyên truyền, giáo dục, lực lượng chức năng tiếp tục duy trì, xử lý nghiêm những hành vi vi phạm để răn đe và công bằng với tất cả mọi người, tránh hiện tượng “nhờn luật”. Qua đó, dần tạo nên ý thức tự giác trong chấp hành pháp luật khi tham gia giao thông của mỗi người.
Bộ luật Hình sự năm 2015, tại điều 260 đã sửa đổi, bổ sung quy định mới nhằm xử lý nghiêm hành vi phạm tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ. Cụ thể, mức phạt tù có thể từ 7 năm đến 15 năm nếu làm chết 3 người trở lên; gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 3 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên; hoặc gây thiệt hại về tài sản 1,5 tỉ đồng trở lên. Tuy nhiên, nếu chỉ tăng phạt thì không giảm được tai nạn, không nâng cao được ý thức của người tham gia giao thông. Bằng chứng là tình hình TNGT thời gian qua vẫn rất nhức nhối, đặc biệt là các vụ tai nạn nghiêm trọng do lỗi chủ quan. |
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động
Đánh giá kỹ tác động khi áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường
Với đồ uống này, stress, áp lực công việc không làm khó được người trẻ
Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài
Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt
Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024
Tin khác
Tăng cường xử lý xe chở quá tải, cơi nới thành thùng
Giao thông 22/11/2024 12:55
Quyết tâm kiềm chế tai nạn giao thông ở Thủ đô
Giao thông 22/11/2024 12:50
Nỗ lực ngăn chặn tình trạng học sinh vi phạm luật giao thông
Giao thông 22/11/2024 10:41
Giá vé tuyến metro Bến Thành - Suối Tiên từ 7.000 đồng - 20.000 đồng/lượt
Giao thông 21/11/2024 21:02
Lộ trình phát triển hệ thống giao thông thông minh
Đề án Hà Nội 21/11/2024 08:42
Đồng lòng gỡ “nút thắt” giải phóng mặt bằng Quốc lộ 1A
Giao thông 21/11/2024 07:18
Dự án đường sắt tốc độ cao: Cơ hội cho doanh nghiệp Việt “vươn mình”
Giao thông 21/11/2024 07:17
Công an xác minh nhóm học sinh đầu trần đi xe máy cầm cờ trên đường Nguyễn Trãi
Giao thông 20/11/2024 11:22
Xử lý nhiều trường hợp điều khiển xe máy đi vào Vành đai 3 trên cao
Giao thông 20/11/2024 09:34
Đường sắt tốc độ cao: Cơ hội và thách thức với doanh nghiệp Việt
Giao thông 19/11/2024 18:56