Tai nạn tiềm ẩn sau những “thói quen”
Họp chợ ven đường, mất an toàn giao thông | |
Quan trọng là ý thức của người dân | |
Xin đừng vẽ bậy lên di tích |
Chúng ta thường dùng cụm từ văn hóa giao thông để diễn tả những hành vi ứng xử tích cực khi tham gia giao thông của chủ các phương tiện, bao gồm cả việc chấp hành luật an toàn giao thông. Thế nhưng, trái ngược với cụm từ văn hóa giao thông lại là những thói quen xấu của người tham gia giao thông, đặc biệt là các đô thị lớn như Hà Nội.
Khi đường phố ách tắc, các phương tiện leo lên vỉa hè để di chuyển, nhiều chủ phương tiện sẵn sàng đi ngược chiều để rút ngắn khoảng cách của tuyến đường. |
Rất dễ để có thể nhìn mặt điểm danh các sai phạm của các chủ phương tiện dọc các tuyến phố của Thủ đô. Vào mỗi buổi sáng hay trong bất cứ khoảng thời gian nào trong ngày, chỉ cần đi dọc trên một tuyến phố của Thủ đô thì có thể “điểm danh” khá nhiều người tham gia giao thông vi phạm luật.
Đơn cử trong việc quay đầu xe thì người ta cũng lựa quãng đường ngắn nhất để quay đầu cho dù có đang đi ngược chiều. Nguy hiểm hơn, dù đã có những quy định rõ về việc phân chia làn đường cho các phương tiện tham gia giao thông nhưng tình trạng ô tô xe máy lấn làn ngày càng nhiều và không có dấu hiệu chấm dứt.
Nhiều ô tô khi qua giao lộ cứ nhìn xe trước mà chạy theo, bất kể khi đã có đèn đỏ, dẫn đến việc xe của họ thành vật cản ngay giữa giao lộ. Đèn vàng ở nơi không có các đèn tín hiệu khác là một cảnh báo để người tham gia giao thông phải lưu ý, giảm tốc độ và thận trọng hơn vì có thể có xe ra vào hoặc nơi có đông người qua lại, thế nhưng nhiều người vẫn chạy như chỗ không có cảnh báo.
Còn đèn vàng nơi các ngã ba, ngã tư buộc phương tiện phải dừng nếu chưa tiến vào giao lộ, thế nhưng nhiều người lại xem đó là “đèn tăng tốc”, tức là hết sức tăng ga để vượt qua, hành vi này thực sự gây nguy hiểm cho chính chủ các phương tiện và người khác.
Nhiều phương tiện vượt lên khi đèn tín hiệu giao thông vẫn đang báo đỏ trên đường Trần Khát Chân. |
Cùng đó, người tham gia giao thông vẫn giữ thói quen ích kỷ, đặt lợi ích của mình lên trên hết. Không khó để bắt gặp những hành động ích kỷ của người tham gia giao thông, một hành động nhỏ là dừng đúng vạch kẻ đường phần đường của mình nhưng nhiều phương tiện lại cố tình chen vào phần đường dành cho các phương tiện được phép rẽ phải khiến cả đoạn đường trở nên ách tắc.
Biết rằng việc làm của bản thân là vi phạm Luật an toàn giao thông, nhưng những người điều khiển phương tiện giao thông vẫn bằng cách nào đó bao biện lỗi sai của mình khi đối mặt với sự xử lý của cơ quan chức năng với đủ mọi lý do. Có thể nói rằng, chính những người tham gia giao thông đang tự xem nhẹ tính mạng mình trong việc coi những điều cấm trong luật thành “thói quen” .
Nói về thói quen xấu của một các phương tiện khi tham gia giao thông, chị Nguyễn Thị Mai (quận Long Biên, Hà Nội) cho biết: “Trước đây khi chưa có ô tô thì mình thường lái xe máy đi làm. Có một điều mình rút ra cho bản thân đó là không nên vượt phải hoặc tạt ngang đầu ô tô bởi vì lúc vượt lên nếu người lái ô tô đó không xử lý kịp hoặc bị giật mình thì rất dễ xảy ra tai nạn. Cùng với đó, khi đi trên đường có sự phân làn giữa các phương tiện thì các phương tiện nên đi đúng phần đường của mình, không nên lấn làn vì khi đó nhiều phương tiện sẽ không làm chủ được tốc độ của mình, từ đó có thể dẫn đến những hậu họa khôn lường.”
Thiết nghĩ, người điều khiển phương tiện tham gia giao thông nên thay đổi thói quen tùy tiện của mình. Các chủ phương tiện khi tham gia lưu thông cần chấp hành nghiêm chỉnh quy định của pháp luật về giao thông đường bộ như: Dừng đúng phần đường khi chờ đèn tín hiệu giao thông; không đi ngược chiều, không cho xe leo vỉa hè… để góp phần đảm bảo trật tự an toàn giao thông, vì sự an toàn của chính mình và những người xung quanh.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024
Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới
Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động
Tin khác
Sơn Tây: Bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa
Nhịp sống Thủ đô 22/11/2024 18:56
Tổ chức thành công Đại hội Hội Khuyến học quận Bắc Từ Liêm nhiệm kỳ 2024 - 2029
Tôi yêu Hà Nội 22/11/2024 17:29
Nâng cao tính minh bạch, hiệu quả và chuyên nghiệp trong hoạt động cải cách hành chính
Thủ đô 22/11/2024 17:25
Kênh thông tin hữu hiệu tuyên truyền sâu rộng Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở
Nhịp sống Thủ đô 22/11/2024 15:13
Sôi nổi Hội thi Bí thư chi bộ giỏi quận Bắc Từ Liêm năm 2024
Nhịp sống Thủ đô 22/11/2024 14:18
Quận Tây Hồ phát huy và bảo tồn giá trị di sản văn hóa
Thủ đô 22/11/2024 10:53
Đích đến của Đề án 06 là người dân được hưởng thụ dịch vụ ở bất kỳ đâu, tạo công bằng xã hội
Chỉ đạo - Điều hành 21/11/2024 19:41
Hợp tác để tạo bước đột phá thực hiện Đề án 06 của thành phố Hà Nội
Chỉ đạo - Điều hành 21/11/2024 19:23
Hà Nội thống nhất chủ trương đầu tư 3 cây cầu lớn qua sông Hồng
Chỉ đạo - Điều hành 21/11/2024 16:44
Hội nghị tổng kết các hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô
Chỉ đạo - Điều hành 21/11/2024 13:51