Triển khai công tác phòng, chống HIV/AIDS và ma túy, mại dâm năm 2018
Giảm nguy cơ lây nhiễm từ mô hình xét nghiệm HIV tại cộng đồng | |
LĐLĐ huyện Gia Lâm tuyên truyền công tác phòng chống HIV/AIDS |
Theo báo cáo của thường trực Ủy ban, ước tính đến hết năm 2017, cả nước phát hiện mới khoảng 9.800 trường hợp nhiễm HIV, 1.800 người nhiễm HIV tử vong. So với năm 2016, giảm 1,1% số người nhiễm mới, giảm 15% số người tử vong. Số người nhiễm HIV còn sống là trên 208.000 người. Hiện hay có khoảng 122.000 người nhiễm HIV được điều trị thuốc ARV và sẽ đạt 124.000 người vào cuối năm 2017.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam chủ trì cuộc họp trực tuyến với 63 tỉnh, thành phố trong cả nước. Ảnh: VGP/Đình Nam |
Trong công tác can thiệp, giảm tác hại, hiện 53 tỉnh, thành phố đã tiếp cận, phân phát bơm kim tiêm sạch cho 126.000 người nghiện ma túy, phát bao cao su miễn phí cho trên 120.000 người thuộc nhóm nguy cơ cao.
Trong năm 2018, ngành y tế xác định đẩy mạnh và mở rộng các hoạt động chuyên môn trong dự phòng, can thiệp giảm tác hại và truyền thông thay đổi hành vi, giảm kỳ thị phân biệt đối xử với người nhiễm HIV. Đặc biệt, tập trung xét nghiệm, tư vấn, phát hiện mới người nhiễm HIV nhằm sớm đạt mục tiêu đầu tiên trong mục tiêu 90-90-90 của Liên Hợp Quốc là 90% người nhiễm HIV biết được tình trạng của mình.
Mở rộng nâng cao chất lượng công tác điều trị HIV/AIDS tại các cơ sở điều trị ARV, cung cấp dịch vụ điều trị và chăm sóc HIV/AIDS qua bảo hiểm y tế, nhất là tại tuyến huyện, xã.
Đối với công tác phòng, chống ma túy, Thượng tướng Lê Quý Vương, Thứ trưởng Bộ Công an cho biết tình hình tội phạm ma túy diễn biến phức tạp. Các lực lượng chức năng đã phát hiện, điều tra, bắt giữ 22.346 vụ, 34.494 đối tượng (tăng 3.031 vụ và 3.493 đối tượng), thu giữ 906,7 kg heroin, 856,9 kg và gần 1 triệu viên ma túy tổng hợp…
Hiện cả nước có 222.582 người nghiện ma túy có hồ sơ quản lý, tăng 11.831 người so với năm 2016, trong đó số người phát hiện mới chủ yếu sử dụng ma túy tổng hợp và các chất hướng thần.
Đáng chú ý, chương trình điều trị người nghiện ma túy bằng Methadone được triển khai ở cả 63 tỉnh, thành phố với 294 cơ sở, 52.818 bệnh nhân.
Chương trình điều trị người nghiện ma túy bằng Methadone được triển khai ở cả 63 tỉnh, thành phố với 294 cơ sở, 52.818 bệnh nhân.
Trong năm 2018, lãnh đạo Bộ Công an cho biết sẽ tập trung chỉ đạo đẩy mạnh tấn công, triệt phá địa bàn trọng điểm về ma túy ở khu vực Tây Bắc, bắc miền Trung giáp Lào và biên giới Việt Nam-Trung Quốc, hiện chiếm khoảng 50% lượng heroin và ma túy tổng hợp so với cả nước.
Bộ LĐTB&XH sẽ đẩy nhanh việc chuyển đổi mô hình các cơ sở điều trị người nghiện ma túy từ bắt buộc sang tự nguyện, đa chức năng, thí điểm các mô hình điều trị bằng thuốc đông y.
Ảnh: VGP/Đình Nam |
Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long khẳng định hiện nay nguồn thuốc Methadone để điều trị người nghiện ma túy không thiếu, cơ sở vật chất cho công tác điều trị không yêu cầu cao. Vì vậy các địa phương cần đẩy mạnh hơn nữa công tác điều trị bằng thuốc Methadone.
Hiệu quả của công tác điều trị người nghiện bằng Methadone đã chứng minh được hiệu quả. Tỷ lệ người nghiện heroin sau 24 tháng điều trị Methadone đã giảm tần suất sử dụng từ 3-5 lần/ngày xuống 2-3 lần/tháng; tỷ lệ vi phạm pháp luật từ 40,8% xuống 1,34%...
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh: Việc điều trị người nghiện bằng Methadone các địa phương phải làm quyết liệt, không bàn nữa.
Trong hoạt động phòng, chống mại dâm, cả nước thống kê được hơn 11.900 người, tuy nhiên trên thực tế con số này lớn hơn rất nhiều, hình thái đa dạng, phức tạp và tiềm ẩn nhiều nguy cơ như gái gọi, du lịch tình dục, mại dâm nam, mại dâm đồng tính… Lực lượng chức năng đã phát hiện, bắt giữ 1.177 vụ về hoạt động mại dâm với 3.053 đối tượng.
Trong năm 2018, ngành LĐTB&XH tiếp tục hỗ trợ các địa phương đã xây dựng, thí điểm các mô hình can thiệp giảm tác hại, phòng, chống bạo lực, tăng cường khả năng tiếp cận dịch vụ xã hội cho người bán dâm.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đề nghị các địa phương bám sát chương trình của năm 2018, tập trung thảo luận, đi vào những giải pháp, hành động thiết thực để bảo đảm vượt và đạt các mục tiêu được đặt ra.
Khai trương hệ thống quản lý thông tin điều trị Methadone. Ảnh: VGP/Đình Nam |
* Nhân dịp này, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam và lãnh đạo các bộ ngành đã khai trương hệ thống quản lý thông tin điều trị Methadone bảo đảm người nghiện ma túy được điều trị bằng Methadone khi di chuyển đến đâu cũng được điều trị liên tục. Sau khi đưa vào sử dụng hệ thống này, đến tháng 6/2018, việc quản lý người nghiện ma túy điều trị Methadone sẽ được tin học hoá hoàn toàn.
Theo Đình Nam/ baochinhphu.vn
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Hà Nội thí điểm mô hình thu gom rác trực tiếp
Đặc sắc chương trình nghệ thuật “Tây Hồ toả sáng”
Thanh Trì: Triển khai cho vay ưu đãi gần 700 triệu đồng tháng 12
Lần đầu tiên ngành Thuế thu đạt 1,7 triệu tỷ đồng
Luật Thủ đô 2024: Cơ hội để Hà Nội phát triển thương mại văn hóa
Triển lãm “Thiên Quang”: Tôn vinh nghề thủ công truyền thống
Ăn thử xúc xích Cocktail của TH true FOOD: Tên nghe “wow”, còn hương vị thì sao?
Tin khác
"Quả ngọt" sau hành trình 11 năm mòn mỏi mong con
Y tế 22/12/2024 06:02
Hoàn thiện Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức và Bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2 trong năm 2025
Y tế 20/12/2024 20:37
Trang bị kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản cho vị thành niên, thanh niên
Xã hội 20/12/2024 09:58
Hạnh phúc của những cặp vợ chồng quân nhân hiếm muộn
Y tế 19/12/2024 17:38
Tình trạng các nạn nhân vụ cháy trên đường Phạm Văn Đồng đang điều trị tại Bệnh viện E
Y tế 19/12/2024 16:43
Sôi nổi Hội thi Rung chuông vàng tìm hiểu kiến thức về sức khỏe sinh sản vị thành niên
Y tế 17/12/2024 20:52
Thời tiết chuyển lạnh, nhiều người nhập viện vì mắc sởi
Y tế 17/12/2024 08:06
Nhiều người cần tham vấn tâm lý trong điều trị bệnh “khó nói”
Y tế 17/12/2024 06:39
Hà Nội ghi nhận thêm 44 trường hợp mắc sởi
Y tế 17/12/2024 06:38
Duy trì mức sinh thay thế, nâng cao chất lượng dân số
Xã hội 13/12/2024 11:46