Toan tính của đế quốc Mỹ khi mở cuộc tập kích đường không năm 1972
Khẳng định bản lĩnh, trí tuệ và sức mạnh Việt Nam trên mặt trận đối không | |
Hướng tới kỷ niệm 45 năm Chiến thắng "Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không" bằng nhiều hoạt động thiết thực |
Trước đó, ngày 8/10/1972 phía ta và Mỹ đã thỏa thuận cơ bản về nội dung của Hiệp định "Chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam" do ta dự thảo với lịch trình rõ ràng và đến ngày 27/10/1972 hai bên sẽ ngừng bắn trên toàn lãnh thổ Việt Nam.
Ngày 20/10/1972, Thủ tướng Phạm Văn Đồng nhận được thư của Ních-xơn khẳng định: "Hiệp định coi như đã hoàn tất, hãy tin vào chúng tôi là có thể ký kết được Hiệp định như thời gian biểu đã thỏa thuận".
Ảnh tư liệu chụp tại Bảo tàng Phòng không Không quân. |
Nhưng, sau khi Ních-xơn tái đắc cử tổng thống Mỹ, phía Mỹ đòi ta phải sửa một số điều trong những điều hai bên đã thỏa thuận của Hiệp định, đòi miền Bắc cùng rút quân, đòi miền Nam là một quốc gia riêng.
Ngày 24/11/1972, Kít-xinh-giơ buông lời cảnh báo: "Nếu các ông không tỏ ra biết điều, tổng thống chúng tôi buộc sẽ ra lệnh ngừng đàm phán và tiếp tục các hành động quân sự mà hậu quả sẽ khó lường".
Ngày 6/12/1972, Kít-xinh-giơ hăm dọa: "Nếu cuộc thương lượng bị tan vỡ thì chiến tranh sẽ tiếp diễn với cường độ mạnh hơn. Đến lúc đó, cuộc chiến tranh sẽ thay đổi tính chất. Mỹ sẽ không bàn bạc về Hiệp định này nữa".
Ngày 7/12/1972, trong cuộc điện đàm, Ních-xơn đã nói với Kít-xinh-giơ: "Chúng ta sẽ ném bom dữ dội Bắc Việt. Nhưng sẽ không thông báo cho công chúng biết trước". Điều đó tất yếu dẫn đến việc Hội nghị Pa-ri bị phá vỡ.
Việc đánh phá, hủy diệt tiềm lực kinh tế, quốc phòng của miền Bắc sẽ hạn chế sự chi viện cho cách mạng miền Nam, làm giảm thế lực của ta so với quân đội và chính quyền Sài Gòn. Hơn thế nữa, nếu cuộc tập kích đường không thành công còn có tác dụng đe dọa phong trào đấu tranh của nhân dân thế giới.
Có một thực tế, khi đế quốc Mỹ tuyên bố sẽ dùng B.52 tiến hành cuộc tập kích chiến lược đường không đối với Hà Nội, Hải Phòng, Thái Nguyên và một số mục tiêu quan trọng miền Bắc, một số quốc gia đã khuyên ta nên chấp nhận những điều kiện mà Mỹ đã đưa ra.
Tuy nhiên, Mỹ đã không thể ngờ rằng, quân dân Hà Nội cùng với nhân dân miền Bắc đã làm nên kỳ tích "Điện Biên Phủ trên không" trong 12 ngày đêm, đập tan cuộc tập kích chiến lược bằng không quân có quy mô lớn nhất, tàn bạo nhất trong lịch sử của đế quốc Mỹ; là đỉnh cao về ý chí, bản lĩnh và trí tuệ dân tộc. Đó là bản hùng ca bất diệt trong truyền thống giữ nước hàng nghìn năm của dân tộc Việt Nam.
B.T
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Việt Nam vô địch tại giải Futsal nữ Đông Nam Á 2024
Ban Dân vận Trung ương làm việc với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam
Giá vé tuyến metro Bến Thành - Suối Tiên từ 7.000 đồng - 20.000 đồng/lượt
Hà Nội: Phát hiện hơn 100 bộ hài cốt vô danh khi thi công hệ thống thoát nước đã được dự đoán trước
TP.HCM: Thành lập tổ công tác tháo gỡ vướng mắc cho các dự án nhằm chống lãng phí, thất thoát
Đích đến của Đề án 06 là người dân được hưởng thụ dịch vụ ở bất kỳ đâu, tạo công bằng xã hội
Công nghệ AI liệu có thể thay thế giáo viên giảng dạy?
Tin khác
Đột phá chiến lược cho kỷ nguyên vươn mình
Bình luận 21/11/2024 08:44
Đoàn kết vì mục tiêu chung
Bình luận 19/11/2024 08:54
“Thần tốc” tinh gọn bộ máy
Thời sự 14/11/2024 11:29
Kiên quyết xóa bỏ cơ chế “xin - cho”
Thời sự 14/11/2024 09:10
Xây trường và học phí
Bình luận 12/11/2024 11:51
Góc nhìn dự án quốc lộ 6 đoạn Ba La - Xuân Mai
Bình luận 07/11/2024 12:09
Để giá nhà chung cư không “nóng”
Bình luận 05/11/2024 18:28
Đột phá, sáng tạo để Hà Nội là nơi đáng sống, đáng đến
Thời sự 24/10/2024 20:18
Kỳ cuối: Để mọi “công bộc” không muốn tham nhũng
Thời sự 23/10/2024 00:00
Kỳ 2: Cải cách thể chế để không thể tham nhũng, lãng phí
Thời sự 22/10/2024 14:06