Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không:

Toan tính của đế quốc Mỹ khi mở cuộc tập kích đường không năm 1972

21:32 | 13/12/2017
Với việc mở cuộc tập kích đường không chiến lược vào miền Bắc, chính quyền Ních-xơn toan tính phá vỡ Hiệp định Pa-ri. 
toan tinh cua de quoc my khi mo cuoc tap kich duong khong nam 1972 Khẳng định bản lĩnh, trí tuệ và sức mạnh Việt Nam trên mặt trận đối không
toan tinh cua de quoc my khi mo cuoc tap kich duong khong nam 1972 Hướng tới kỷ niệm 45 năm Chiến thắng "Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không" bằng nhiều hoạt động thiết thực

Trước đó, ngày 8/10/1972 phía ta và Mỹ đã thỏa thuận cơ bản về nội dung của Hiệp định "Chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam" do ta dự thảo với lịch trình rõ ràng và đến ngày 27/10/1972 hai bên sẽ ngừng bắn trên toàn lãnh thổ Việt Nam.

Ngày 20/10/1972, Thủ tướng Phạm Văn Đồng nhận được thư của Ních-xơn khẳng định: "Hiệp định coi như đã hoàn tất, hãy tin vào chúng tôi là có thể ký kết được Hiệp định như thời gian biểu đã thỏa thuận".

toan tinh cua de quoc my khi mo cuoc tap kich duong khong nam 1972
Ảnh tư liệu chụp tại Bảo tàng Phòng không Không quân.

Nhưng, sau khi Ních-xơn tái đắc cử tổng thống Mỹ, phía Mỹ đòi ta phải sửa một số điều trong những điều hai bên đã thỏa thuận của Hiệp định, đòi miền Bắc cùng rút quân, đòi miền Nam là một quốc gia riêng.

Ngày 24/11/1972, Kít-xinh-giơ buông lời cảnh báo: "Nếu các ông không tỏ ra biết điều, tổng thống chúng tôi buộc sẽ ra lệnh ngừng đàm phán và tiếp tục các hành động quân sự mà hậu quả sẽ khó lường".

Ngày 6/12/1972, Kít-xinh-giơ hăm dọa: "Nếu cuộc thương lượng bị tan vỡ thì chiến tranh sẽ tiếp diễn với cường độ mạnh hơn. Đến lúc đó, cuộc chiến tranh sẽ thay đổi tính chất. Mỹ sẽ không bàn bạc về Hiệp định này nữa".

Ngày 7/12/1972, trong cuộc điện đàm, Ních-xơn đã nói với Kít-xinh-giơ: "Chúng ta sẽ ném bom dữ dội Bắc Việt. Nhưng sẽ không thông báo cho công chúng biết trước". Điều đó tất yếu dẫn đến việc Hội nghị Pa-ri bị phá vỡ.

Việc đánh phá, hủy diệt tiềm lực kinh tế, quốc phòng của miền Bắc sẽ hạn chế sự chi viện cho cách mạng miền Nam, làm giảm thế lực của ta so với quân đội và chính quyền Sài Gòn. Hơn thế nữa, nếu cuộc tập kích đường không thành công còn có tác dụng đe dọa phong trào đấu tranh của nhân dân thế giới.

Có một thực tế, khi đế quốc Mỹ tuyên bố sẽ dùng B.52 tiến hành cuộc tập kích chiến lược đường không đối với Hà Nội, Hải Phòng, Thái Nguyên và một số mục tiêu quan trọng miền Bắc, một số quốc gia đã khuyên ta nên chấp nhận những điều kiện mà Mỹ đã đưa ra.

Tuy nhiên, Mỹ đã không thể ngờ rằng, quân dân Hà Nội cùng với nhân dân miền Bắc đã làm nên kỳ tích "Điện Biên Phủ trên không" trong 12 ngày đêm, đập tan cuộc tập kích chiến lược bằng không quân có quy mô lớn nhất, tàn bạo nhất trong lịch sử của đế quốc Mỹ; là đỉnh cao về ý chí, bản lĩnh và trí tuệ dân tộc. Đó là bản hùng ca bất diệt trong truyền thống giữ nước hàng nghìn năm của dân tộc Việt Nam.

B.T

© 2021 Ghi rõ nguồn "laodongthudo.vn" khi phát hành lại thông tin từ website này