Tiếp tục chủ động “chống dịch như chống giặc”

(LĐTĐ) Hiện nay, dịch Covid-19 không chỉ đang tiếp tục diễn biến phức tạp ở Trung Quốc mà đã lây lan ra nhiều quốc gia, trong đó đáng quan ngại là Hàn Quốc, Nhật Bản, Italia, Iran số người mắc liên tục gia tăng. Với phương châm, “phòng bệnh hơn chữa bệnh”, hiện Hà Nội đang rất chủ động trong quá trình phòng ngừa dịch do Virus Covid-19.
tiep tuc chu dong chong dich nhu chong giac Hiệu quả phòng chống dịch Covid-19 từ hệ thống loa truyền thanh phường
tiep tuc chu dong chong dich nhu chong giac Hướng dẫn phòng, chống dịch Covid-19 trong trường học
tiep tuc chu dong chong dich nhu chong giac Công tác phòng, chống dịch phải khẩn trương hơn nữa
tiep tuc chu dong chong dich nhu chong giac
Bệnh viện đa khoa Đống Đa có khu cách ly đặc biệt nhằm phòng chống dịch bệnh do Covid-19 hiệu quả

Việt Nam vẫn đang kiểm soát tốt dịch Covid-19

Theo số liệu tại Trung tâm đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng - Bộ Y tế, tính đến 10h ngày 24/2, thế giới ghi nhận 79.160 trường hợp mắc Covid-19. Một số nước trên thế giới đang có xu hướng dịch gia tăng như Hàn Quốc, số ca mắc mới trong 3 ngày gần đây đang có xu hướng gia tăng, đến 18 giờ ngày 24/2, có 833 trường hợp mắc, 7 tử vong; số mắc đứng thứ 2 trên thế giới sau Trung Quốc; Nhật Bản có 146 trường hợp mắc, 1 trường hợp tử vong; Singapore có 89 ca mắc…

Tại Hà Nội, hiện chưa ghi nhận trường hợp nào dương tính với Covid-19. Giám sát tại bệnh viện có 77 trường hợp nghi ngờ nhiễm Covid-19 (7 trường hợp đến từ Vũ Hán, 15 trường hợp đến từ Bình Xuyên, Vĩnh Phúc...) và đến thời điểm hiện tại, tất cả các trường hợp này đều có kết quả xét nghiệm âm tính. Giám sát theo dõi sức khỏe người đi về từ vùng dịch tại cộng đồng, có 1.727 trường hợp hết thời gian cách ly; 383 ca phải tiếp tục cách ly theo dõi. 5/69 trường hợp được cách ly tập trung tại Bệnh viện Công an thành phố Hà Nội đã hết thời gian cách ly…

Phát biểu tại phiên họp trực tuyến đột xuất để tiếp tục triển khai công tác phòng ngừa dịch bệnh Covid-19 trên địa bàn Thành phố chiều ngày 23/2, PGS.TS Hoàng Đức Hạnh, Phó giám đốc Sở Y tế Hà Nội cho biết: Trong suốt thời gian qua, Hà Nội luôn tích cực trong công tác giám sát phòng chống dịch bệnh. Cụ thể, ngày 22/2, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội phối hợp với Trung tâm Y tế quận Cầu Giấy và Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Bắc Giang kiểm tra 2 người có tiền sử đi về từ thành phố Daegu (vùng dịch Hàn Quốc) có lưu trú tại nhà nghỉ trên địa bàn phường Nghĩa Đô, Cầu Giấy. Hiện 2 người này đã được đưa về Bệnh viện đa khoa Bắc Giang để theo dõi sức khoẻ, kết quả lấy mẫu xét nghiệm đều âm tính với dịch bệnh Covid-19.

Ngày 23/2, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội phối hợp với Trung tâm Y tế huyện Ứng Hoà và Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Thái Bình để chuyển một trường hợp là lái xe taxi (địa chỉ ở Trung Tú, Ứng Hoà) chở 1 sinh viên người Việt Nam đi du học tại tỉnh Bắc Gyeongsan của Hàn Quốc (vùng dịch từ Hàn Quốc) từ sân bay Nội Bài về Thái Bình. Hiện tại, người sinh viên đang được theo dõi sức khoẻ tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Thái Bình, lái xe taxi đã được chuyển về Ứng Hoà để theo dõi sức khoẻ tại nơi cư trú.

PGS Hoàng Đức Hạnh cho rằng nhằm phòng chống nguy cơ dịch bệnh tiếp tục xâm nhập từ các nước trên thế giới, các đơn vị cần đảm bảo việc cách ly đối với tất cả những người đi từ vùng dịch. Trong đó, cần phải tiếp tục nâng cao sự chủ động, quyết liệt triển khai các biện pháp phòng, chống dịch. Đặc biệt là kiểm soát chặt chẽ các trường hợp đi về từ vùng dịch và kịp thời phát hiện ca nghi ngờ mắc bệnh để cách ly, khoanh vùng sớm, tuyệt đối không chủ quan với dịch bệnh. Cùng với đó, tiếp tục tuyên truyền, khuyến cáo người dân hạn chế đi du lịch nhất là các nước có dịch…

Đến từng nhà, rà từng hộ

Phát biểu chỉ đạo tại cuộc họp trực tuyến chiều ngày 23/2, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung,Trưởng Ban chỉ đạo công tác phòng chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của Covid-19 cho rằng, dịch bệnh Covid-19 hiện diễn biến rất khó lường. Trong khi đó, Thủ đô là nơi có nguy cơ lây nhiễm cao do nhiều nguồn đi lại từ vùng dịch. Sau Trung Quốc, cần chú ý đến tình hình dịch tại các quốc gia như Hàn Quốc, Nhật Bản, Hồng Kông, Singapore… Theo Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung, đến thời điểm này, tất cả công tác phòng, chống dịch phải đi vào từng công việc cụ thể, khẩn trương hơn nữa.

Theo Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long, trước tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, Bộ Y tế đã triển khai nhiều biện pháp nhằm phòng, chống dịch bệnh, đảm bảo an toàn cho người dân. Về xét nghiệm, Việt Nam có đủ năng lực, đủ sinh phẩm để làm xét nghiệm. Độ chính xác xét nghiệm tương đương như các nước, xét nghiệm Real-time RT-PCR (xét nghiệm kháng nguyên) nên độ nhạy và đặc hiệu cao.

Sau khi có chỉ đạo trực tiếp từ Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội tại buổi họp trực tuyến chiều ngày 23/2, sáng 24/2, Văn phòng UBND Thành phố đã ra thông báo số 180/TB-UBND thông báo kết luận của Chủ tịch Nguyễn Đức Chung, yêu cầu tiếp tục triển khai quyết liệt các biện pháp phòng chống dịch bệnh do Covid-19.

Trong đó, Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội đề nghị các quận/huyện/thị xã tiếp tục tuyên truyền phòng chống dịch Covid-19 bằng các thứ tiếng, nhất là các địa phương có đông công dân nước ngoài đang sinh sống, làm việc và học tập. Đặc biệt, Ban quản lý các tòa chung cư rà soát các cư dân đang sinh sống thực hiện theo tiêu chí “đến từng nhà, rà từng hộ”, lập danh sách cụ thể các đối tượng đi đến từ vùng dịch để có biện pháp xử lý, cánh ly theo quy định, phòng chống dịch bệnh; bắt buộc rửa tay sát khuẩn khi vào các tòa chung cư. Rà soát các trường hợp công dân Việt Nam đi về từ vùng dịch từ ngày 18/2, tuyên truyền để người dân tự giác, có trách nhiệm với cộng đồng, thông tin về quá trình đi lại, nhất là những người có dấu hiệu liên quan đến dịch...

Đối với việc chuẩn bị cho học sinh đi học trở lại, Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Đức Chung giao nhiệm vụ cho Sở Giáo dục và Đào tạo chuẩn bị đầy đủ các điều kiện để cho học sinh đi học vào ngày 2/3 tới. Sở Công thương phối hợp với UBND các quận, huyện, thị xã xây dựng phương án cung cấp thực phẩm kịp thời, đầy đủ khi có dịch bệnh bùng phát trên địa bàn Thành phố.

Riêng Sở Y tế, Chủ tịch UBND Thành phố yêu cầu cập nhật phác đồ, quy trình điều trị của 16 trường hợp dương tính với Covid-19 ở Việt Nam để tuyên truyền, hướng dẫn tới các cơ sở y tế trong toàn ngành sẵn sàng áp dụng điều trị khi có bệnh nhân nhiễm bệnh. Đồng thời, thường xuyên cập nhật tình hình dịch bệnh trong nước và trên thế giới, phác đồ điều trị Covid-19 trên thế giới để hướng dẫn toàn bộ bác sĩ, điều dưỡng trong ngành áp dụng điều trị khi có người bị nhiễm dịch bệnh. Tổ chức tập huấn, diễn tập xử trí các tình huống khi có dịch bệnh bùng phát trên địa bàn thành phố. Tiếp tục tập huấn cách ly tại cộng đồng, trạm y tế xã, phường, thị trấn, bệnh viện huyện, bệnh viện thành phố, bệnh viện dã chiến.

Bên cạnh đó, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung đề nghị các quận/huyện/ thị xã chỉ đạo Phòng Văn hóa và Thông tin phối hợp với Công an địa phương tuyên truyền hạn chế tụ tập đông người ở các quán bar, karaoke… trên địa bàn để tránh lây nhiễm dịch bệnh Covid-19.

Sau khi có chỉ đạo trực tiếp từ Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội tại buổi họp trực tuyến chiều ngày 23/2, sáng 24/2, Văn phòng UBND Thành phố đã ra thông báo số 180/TB-UBND thông báo kết luận của Chủ tịch Nguyễn Đức Chung, yêu cầu tiếp tục triển khai quyết liệt các biện pháp phòng chống dịch bệnh do Covid-19.

Trong đó, Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội đề nghị các quận/huyện/thị xã tiếp tục tuyên truyền phòng chống dịch Covid-19 bằng các thứ tiếng, nhất là các địa phương có đông công dân nước ngoài đang sinh sống, làm việc và học tập. Đặc biệt, Ban quản lý các tòa chung cư rà soát các cư dân đang sinh sống thực hiện theo tiêu chí “đến từng nhà, rà từng hộ”, lập danh sách cụ thể các đối tượng đi đến từ vùng dịch để có biện pháp xử lý, cánh ly theo quy định, phòng chống dịch bệnh; bắt buộc rửa tay sát khuẩn khi vào các tòa chung cư. Rà soát các trường hợp công dân Việt Nam đi về từ vùng dịch từ ngày 18/2, tuyên truyền để người dân tự giác, có trách nhiệm với cộng đồng, thông tin về quá trình đi lại, nhất là những người có dấu hiệu liên quan đến dịch...

Minh Khuê

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Giá xăng dầu hôm nay (5/11): Giá dầu thế giới tiếp đà tăng mạnh

Giá xăng dầu hôm nay (5/11): Giá dầu thế giới tiếp đà tăng mạnh

(LĐTĐ) Hôm nay 5/11/2024, giá dầu thế giới ghi nhận mức tăng mạnh hơn 3% sau khi OPEC+ đưa ra quyết định trì hoãn kế hoạch tăng sản lượng thêm một tháng. Cụ thể, giá dầu WTI đạt 71,68 USD/thùng (tăng 3,19%), trong khi giá dầu Brent ở mức 75,30 USD/thùng (tăng 3,04%).
Tỷ giá USD hôm nay (5/11): Đồng USD thị trường tự do quay đầu giảm

Tỷ giá USD hôm nay (5/11): Đồng USD thị trường tự do quay đầu giảm

(LĐTĐ) Sáng nay 5/11, tỷ giá trung tâm đồng Việt Nam với USD tại Ngân hàng Nhà nước công bố mức 24.253 VND/USD, tăng 11 VND. Trên thị trường Mỹ, chỉ số US Dollar Index (DXY) hiện ở mức 103,89 điểm, giảm 0,39%.
Giá vàng hôm nay (5/11): Vàng trong nước đồng loạt giảm mạnh

Giá vàng hôm nay (5/11): Vàng trong nước đồng loạt giảm mạnh

(LĐTĐ) Hôm nay 5/11, thị trường vàng trong nước chứng kiến sự giảm giá mạnh mẽ trong khi thị trường vàng quốc tế vẫn đang ổn định, chờ đợi các sự kiện kinh tế quan trọng sắp tới.
Tuyên truyền Luật Thủ đô năm 2024 đến người lao động ngành Xây dựng Hà Nội

Tuyên truyền Luật Thủ đô năm 2024 đến người lao động ngành Xây dựng Hà Nội

(LĐTĐ) Các chuyên gia đã giải đáp trực tiếp nhiều câu hỏi liên quan đến các vấn đề như: Tiền lương, tiền thưởng, chế độ bảo hiểm xã hội, thời giờ làm việc, an toàn vệ sinh lao động, những quy định mới của Luật Thủ đô năm 2024,... từ đó giúp đoàn viên, người lao động thuộc Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội có thể hiểu và nắm vững các quy định của pháp luật có liên quan đến bản thân mình.
Ngắm nhìn vẻ đẹp của Hà Nội với loạt tranh vẽ bằng bút bi

Ngắm nhìn vẻ đẹp của Hà Nội với loạt tranh vẽ bằng bút bi

(LĐTĐ) Với tình yêu dành cho Hà Nội, họa sĩ Nguyễn Văn Luận (quận Đống Đa, Hà Nội) đã sử dụng bút bi để vẽ lại những khoảnh khắc đời thường một cách chân thực và sống động. Những bức tranh phong cảnh đặc trưng của Hà Nội như hàng hoa, phố cổ,… khiến người xem không khỏi ngạc nhiên vì chúng được vẽ hoàn toàn bằng bút bi, loại bút vốn rất hạn chế về màu.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 5/11: Sáng sớm có mưa rào, trời chuyển rét

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 5/11: Sáng sớm có mưa rào, trời chuyển rét

(LĐTĐ) Dự báo khu vực Hà Nội sáng sớm có mưa rào, sau không mưa, nhiệt độ từ 19 - 24 độ C, trời chuyển rét.
Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch

Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch

(LĐTĐ) Một trong những điểm nổi bật của Luật Thủ đô 2024 là các quy định về phát triển văn hóa, thể thao và du lịch được quy định tại Điều 21. Điều này thể hiện rõ mục tiêu xây dựng và phát triển Thủ đô trở thành "Văn hiến - Văn minh - Hiện đại", đồng thời là trung tâm hội tụ, kết tinh văn hoá của cả nước.

Tin khác

Y học tái tạo - Xu hướng mới trong điều trị bệnh lý cơ xương khớp

Y học tái tạo - Xu hướng mới trong điều trị bệnh lý cơ xương khớp

(LĐTĐ) Hội nghị Khoa học thường niên - Hội Thấp khớp học Thái Nguyên TRA 2024 với chủ đề "Tiếp cận đa chiều trong xu hướng điều trị mới các bệnh cơ xương khớp" vừa diễn ra tại Thái Nguyên.
Đề xuất công nhận Ngày Chiều cao thế giới

Đề xuất công nhận Ngày Chiều cao thế giới

(LĐTĐ) Các thành viên trong Cộng đồng chuyên gia phát triển chiều cao của Việt Nam vừa đề xuất ngày 11/11 là Ngày Chiều cao thế giới.
Đồng hành cùng các gia đình hiếm muộn trên hành trình “tìm con”

Đồng hành cùng các gia đình hiếm muộn trên hành trình “tìm con”

(LĐTĐ) “Hành trình tìm con của các gia đình hiếm muộn là một hành trình dài, với rất nhiều rào cản về kinh tế và tâm lý mà họ phải vượt qua. Thấu hiểu điều đó, từ khi thành lập (2009) đến nay, Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội luôn chú trọng tới các chương trình hỗ trợ cộng đồng hiếm muộn, với mong muốn san sẻ một phần chi phí cũng như động viên tinh thần các cặp vợ chồng trên hành trình tìm con”, bác sĩ Phạm Văn Hưởng, Phó Giám đốc chuyên môn Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội chia sẻ.
Nhân viên y tế trung tâm tiêm chủng cứu sống cụ ông bị nhồi máu cơ tim khi đi trên đường

Nhân viên y tế trung tâm tiêm chủng cứu sống cụ ông bị nhồi máu cơ tim khi đi trên đường

(LĐTĐ) Người đàn ông 62 tuổi gặp tình trạng nguy kịch và đột ngột té ngã khi đang di chuyển trên đường với triệu chứng nhồi máu cơ tim đã được bác sĩ của một cơ sở tiêm chủng gần đó sơ cứu kịp thời.
Phát động giải chạy vì trẻ sinh non

Phát động giải chạy vì trẻ sinh non

(LĐTĐ) Ngày 2/11, Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em (Bộ Y tế) phối hợp với Bu Baby tổ chức Giải chạy vì trẻ sinh non 2024 - Tiny Hope. Giải chạy diễn ra từ ngày 2 đến 11/1/2024.
Phẫu thuật thành công cho bệnh nhi 7 tuổi gãy xương đùi

Phẫu thuật thành công cho bệnh nhi 7 tuổi gãy xương đùi

(LĐTĐ) Bệnh viện Nhi Hà Nội vừa phẫu thuật thành công cho bệnh nhi 7 tuổi bị gãy xương đùi, bằng kỹ thuật đóng đinh nội tủy trên màn hình tăng sáng C-arm. Đây là phương pháp phẫu thuật xâm lấn tối thiểu, hiệu quả, giúp bệnh nhân có thể vận động và phục hồi sớm.
6 giờ phẫu thuật hồi sinh sự sống cho trẻ mắc bệnh tim bẩm sinh nghiêm trọng

6 giờ phẫu thuật hồi sinh sự sống cho trẻ mắc bệnh tim bẩm sinh nghiêm trọng

(LĐTĐ) Suốt 16 năm sống chung với bệnh tim bẩm sinh chuyển gốc động mạch phức tạp, bệnh nhi N.V.V (ở Bắc Giang) luôn trong tình trạng mệt mỏi, thở dốc, da xanh tím. Sau ca phẫu thuật sửa chữa toàn bộ dị tật diễn ra vào cuối tháng 7/2024 tại Bệnh viện Nhi Trung ương, trái tim của em đã được “hồi sinh” hoàn toàn. Và cũng kể từ đây, N.V.V đã bước vào một cuộc đời mới tươi sáng hơn.
Những điều cần biết để tránh đột quỵ khi chạy bộ

Những điều cần biết để tránh đột quỵ khi chạy bộ

(LĐTĐ) Gần đây, đã xảy ra một số trường hợp đột quỵ khi chạy bộ, khiến nhiều người lo ngại. Để hạn chế nguy cơ và phòng tránh đột quỵ, người chạy cần chú ý một số kiến thức cần thiết cho bản thân.
Phẫu thuật nội soi tuyến giáp qua đường tiền đình miệng

Phẫu thuật nội soi tuyến giáp qua đường tiền đình miệng

(LĐTĐ) Vừa qua, các bác sĩ Khoa Ngoại thần kinh lồng ngực - Bệnh viện Đa khoa Hà Đông đã thực hiện thành công ca phẫu thuật nội soi tuyến giáp qua đường tiền đình miệng cho nữ bệnh nhân 25 tuổi. Kỹ thuật nội soi tuyến giáp qua đường tiền đình miệng với ưu điểm vượt trội, an toàn, không để lại sẹo, tiết kiệm chi phí, phục hồi sức khỏe nhanh chóng cho bệnh nhân.
4 bệnh nhân được hồi sinh sự sống từ mô, tạng của người chết não hiến tặng

4 bệnh nhân được hồi sinh sự sống từ mô, tạng của người chết não hiến tặng

(LĐTĐ) Nhập viện trong trình trạng hôn mê sâu, dù đã được các bác sĩ Bệnh viện Bạch Mai tích cực điều trị, anh Lê Tiến S (36 tuổi, ở Hà Nam) đã không qua khỏi, được chẩn đoán chết não. Gia đình anh hiến tặng tim, gan, thận để cứu 4 người bệnh khác.
Xem thêm
Phiên bản di động