Chủ tịch UBND TP Nguyễn Đức Chung

Công tác phòng, chống dịch phải khẩn trương hơn nữa

(LĐTĐ) Chiều 23/02, UBND Thành phố Hà Nội triệu tập phiên họp trực tuyến đột xuất để tiếp tục triển khai công tác phòng ngừa dịch Covid-19 trên địa bàn. Đồng chí Nguyễn Đức Chung, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội, Trưởng Ban Chỉ đạo (BCĐ) phòng, chống dịch Covid-19 thành phố chủ trì cuộc họp. Cùng dự có các thành viên BCĐ là lãnh đạo các Sở, Ban, ngành thành phố.
cong tac phong chong dich phai khan truong hon nua Hà Nội: Tiếp tục kêu gọi nhà đầu tư dự án lập quy hoạch khu tập thể Nam Thành Công
cong tac phong chong dich phai khan truong hon nua Tiếp tục phòng chống dịch COVID-19 tại các điểm du lịch

Tại cuộc họp Chủ tịch UBND TP Nguyễn Đức Chung cho biết: Trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, nhất là tại Hàn Quốc và Nhật Bản, TP phải cập nhật các công việc đã và đang làm, quán triệt các nội dung công việc để triển khai ngay áp dụng các biện pháp phòng ngừa bởi nguy cơ lây nhiễm từ vùng dịch là rất cao. Bởi hiện nay có nhiều người Hàn Quốc trên địa bàn TP Hà Nội; số lượng người Việt Nam ở Hàn Quốc cũng đang rất lớn. Chủ tịch UBND TP nhấn mạnh: Chỉ có thể thắng dịch bằng cách chủ động nắm thông tin và có biện pháp xử lý kịp thời.

Báo cáo tại hội nghị, Phó Giám đốc Sở Y tế Hoàng Đức Hạnh cho biết, tính đến 15 giờ, ngày 23/02, thế giới ghi nhận 78.755 trường hợp mắc Covid-19. Một số nước trên thế giới đang có xu hướng dịch gia tăng như Hàn Quốc, số ca mắc mới trong 3 ngày gần đây đang có xu hướng gia tăng, đến 9 giờ sáng, ngày 23/02, có 556 trường hợp mắc, 4 tử vong; số mắc đứng thứ 2 trên thế giới sau Trung Quốc; Nhật Bản có 134 trường hợp mắc, 03 trường hợp tử vong (02 trường hợp là người Nhật Bản có mặt trên du thuyền Diamond Princess); Singapore có 89 ca mắc, số mắc đứng thứ 4 thế giới; Italia có 79 ca mắc, 2 tử vong, số mắc đứng thứ 5 thế giới...

cong tac phong chong dich phai khan truong hon nua
Đồng chí Nguyễn Đức Chung kết luận cuộc họp

Riêng Hà Nội, hiện chưa ghi nhận trường hợp nào dương tính với Covid-19. Giám sát tại bệnh viện có 77 trường hợp nghi ngờ nhiễm Covid-19 (07 trường hợp đến từ Vũ Hán, 15 trường hợp đến từ Bình Xuyên, Vĩnh Phúc...) và đến thời điểm hiện tại, tất cả các trường hợp này đều có kết quả xét nghiệm âm tính. Giám sát theo dõi sức khỏe người đi về từ vùng dịch tại cộng đồng, có 1.724 trường hợp hết thời gian cách ly; 384 ca phải tiếp tục cách ly theo dõi. 5/69 trường hợp được cách ly tập trung tại Bệnh viện Công an Thành phố đã hết thời gian cách ly…

Phó Giám đốc Sở Y tế cho rằng, trong thời gian qua, dịch Covid-19 tiếp tục diễn biến phức tạp. Không chỉ ở Trung Quốc, các ca bệnh đã bùng phát ở các quốc gia khác như: Hàn Quốc, Nhật Bản, Singapore, Iran…

Sở Y tế Hà Nội cho biết, tại Hàn Quốc, số ca mắc mới trong 3 ngày gần đây đang có xu hướng gia tăng nhanh. Theo thông tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hàn Ouốc, Hàn Quốc ghi nhận ca xâm nhập đầu tiên ngày 20/01/2020.

Sau đó Hàn Quốc tiếp tục ghi nhận rải rác các trường hợp mắc bệnh xâm nhập khác (chủ yếu có tiền sử đi về từ vùng dịch tại Trung Quốc và một số khác là người tiếp xúc gần với bệnh nhân dương tính).

Ngày 18/02/2020, Hàn Quốc ghi nhận trường hợp mắc bệnh thứ 31 là một người phụ nữ 61 tuổi theo đạo Tân Thiên Địa và được coi là người siêu lây truyền tại đất nước Hàn Quốc. Những ngày tiếp theo, Hàn Quốc ghi nhận một số lượng lớn các trường hợp mắc bệnh khác đều là tín đồ của giáo phái Tân Thiên Địa trên và có tiếp xúc với bệnh nhân thứ 31 trong một lễ của giáo phái tại nhà thờ thuộc Thành phố Deagu.

Tính đến 9h sáng ngày 23/02/2020, toàn Hàn Quốc đã ghi nhận 556 hợp mắc, 04 tử vong do COVID-19, trong đó số trường hợp mắc bệnh có liên quan đến giáo phái Tân Thiên Địa là 257 người (chiếm 46%). Mặt khác, Hàn Quốc cũng ghi nhận một ổ dịch tại bệnh viện (Cheongdo Daenam Hospital) thuộc tinh Bắc Gyeongsang (là tỉnh tiếp giáp với Thành phố Daegu) với tổng cộng số người lây nhiễm có liên quan đến bệnh viện là 159 trường hợp (chiếm 28,5%).

Nhật Bản ghi nhận ca bệnh COVID-19 xâm nhập đầu tiên vào ngày 15/01/2020. Sau đó mỗi ngày ghi nhận rải rác vài ca mắc. Từ ngày 15/2/2020 đến nay, số bệnh nhân mắc mới có xu hướng gia tăng (trung bình 10-11 trường hợp/ngày). Tính đến 13h ngày 23/02/2020, Nhật Bản đã ghi nhận tổng cộng 134 trường hợp mắc tại 10/47 tình thành phố trong đó có 03 trường hợp tử vong (02 trường hợp là người Nhật Bản có mặt trên du thuyền Diamond Princess).

Trước đó, ngày 3/02/2020 du thuyền Diamond Princess cập cảng Yokohama và bị cách ly ngoài cảng do phát hiện người nhiễm COVID-19 trên du thuyền Tính đến ngày 23/02/2020, đã có tổng cộng 634 hành khách và thủy thủ đoàn mắc bệnh, trong dó có 02 trường hợp tử vong là người Nhật Bản. Từ ngày 19/02/2020, sau khi kết thúc 14 ngày cách ly tại cảng Yokohama, Chính phủ Nhật Bản đã cho phép các quốc gia khác thực hiện sơ tán công dân về nước.

Mặc dù ở Việt Nam đang được kiểm soát, song tình hình thế giới còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ, do đó, lãnh đạo Sở Y tế đề xuất, ngoài các biện pháp phòng, chống dịch đang triển khai, thành phố tăng cường hơn nữa công tác giám sát tại cộng đồng. Trong đó, nắm bắt thông tin những người đi từ nước ngoài về Việt Nam ngay tại khu dân cư để chủ động theo dõi khi có ca bệnh. Cùng với đó, tiếp tục tuyên truyền, khuyến cáo người dân hạn chế đi du lịch nhất là các nước có dịch…

Tại các điểm cầu, các quận, huyện, thị xã khẳng định tiếp tục làm tốt công tác phòng, chống dịch Covid-19. UBND quận, huyện, thị xã đã chỉ đạo các phường, xã, lực lượng Công an quản lý chặt chẽ đối với người nước ngoài lưu trú trên địa bàn nhất là người Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Singapore… Đồng thời, sẽ cách ly nếu phát hiện những biểu hiện liên quan đến Covid-19.

Phát biểu kết luận tại cuộc họp, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội, Trưởng BCĐ phòng, chống dịch Covid-19 đánh giá: Dịch Covid-19 hiện diễn biến rất khó lường. Trong khi đó, Thủ đô là nơi có nguy cơ lây nhiễm cao do nhiều nguồn đi lại từ vùng dịch. Sau Trung Quốc, cần chú ý đến tình hình dịch tại các quốc gia như Hàn Quốc, Nhật Bản, Hồng Kông, Singapore… Đồng chí Nguyễn Đức Chung nhấn mạnh, đến thời điểm này, tất cả công tác phòng, chống dịch phải đi vào từng công việc cụ thể, khẩn trương hơn nữa. Điều này đòi hỏi các cán bộ chủ chốt, chuyên môn phải quyết liệt, nắm rõ tình hình, phối hợp hiệu quả.

Lãnh đạo thành phố đề nghị các quận, huyện, thị xã tiếp tục tuyên truyền bằng các thứ tiếng, nhất là các địa phương có đông công dân nước ngoài đang sinh sống, làm việc và học tập. Đặc biệt, Ban quản lý các tòa chung cư rà soát các cư dân đang sinh sống theo tiêu chí "đến từng nhà, rà từng hộ", lập danh sách cụ thể; bắt buộc rửa tay sát khuẩn khi vào các tòa chung cư. Rà soát các trường hợp công dân Việt Nam đi về từ vùng dịch từ ngày 18/2, tuyên truyền để người dân tự giác, có trách nhiệm với cộng đồng, thông tin về quá trình đi lại, nhất là những người có dấu hiệu liên quan đến dịch...

Đối với việc chuẩn bị cho học sinh đi học trở lại, Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Đức Chung yêu cầu bắt buộc các lớp học, trước khi học sinh vào lớp và trước khi ra về phải đo thân nhiệt; rửa tay bằng xà phòng. Ngoài ra, phải tập huấn cho giáo viên về các biểu hiện của Covid-19. Chủ tịch Nguyễn Đức Chung cũng yêu cầu các trường học không tổ chức chào cờ toàn trường mà tổ chức chào cờ trong lớp, có thể bố trí giờ giải lao lệch nhau giữa các lớp… Giao Sở Y tế tiếp tục cập nhật phác đồ điều trị trong nước và trên thế giới; mua sắm trang thiết bị, chuẩn bị cơ sở vật chất; tổ chức tập huấn, diễn tập cách ly cũng như xử lý các tình huống bệnh... Đề nghị các quận, huyện chỉ đạo Phòng Văn hóa và Thông tin phối hợp với Công an địa phương tuyên truyền hạn chế tụ tập đông người ở các quán bar, karaoke…

Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Đức Chung cũng khẳng định, Thành phố luôn chủ động ứng phó với mọi tình hình, không hoang mang và không chủ quan đối với dịch bệnh Covid-19.

T.V

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường được bầu là Ủy viên UBND thành phố Hà Nội

Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường được bầu là Ủy viên UBND thành phố Hà Nội

(LĐTĐ) Chiều 29/3, Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội tiến hành miễn nhiệm và bầu bổ sung Ủy viên Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố; cho thôi nhiệm vụ đại biểu HĐND Thành phố đối với một số cán bộ đã điều chuyển công tác khác.
Sản xuất công nghiệp quý I/2024 tiếp tục đà tăng trưởng mạnh

Sản xuất công nghiệp quý I/2024 tiếp tục đà tăng trưởng mạnh

(LĐTĐ) Tiếp tục đà tăng trưởng từ cuối năm 2023, quý I/2024, sản xuất công nghiệp trong ước tính tăng 6,18% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm trước giảm 0,73%), đóng góp 2,02 điểm phần trăm vào mức tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế. Qua đó, đưa tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý I/2024 ước tính tăng 5,66% so với cùng kỳ.
Vì sao đề xuất doanh nghiệp tự quyết định giá xăng dầu?

Vì sao đề xuất doanh nghiệp tự quyết định giá xăng dầu?

(LĐTĐ) “Nhà nước có vai trò điều tiết, đưa ra công thức, trên công thức đó doanh nghiệp tự tính toán trên cơ sở các chi phí thực tế để đưa ra mức giá phù hợp, nhưng không vượt giá trần”, Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân chia sẻ về đề xuất để doanh nghiệp tự quyết định giá xăng dầu.
LĐLĐ Thành phố Hà Nội và LĐLĐ Thành phố Hồ Chí Minh trao đổi kinh nghiệm triển khai công tác công đoàn

LĐLĐ Thành phố Hà Nội và LĐLĐ Thành phố Hồ Chí Minh trao đổi kinh nghiệm triển khai công tác công đoàn

(LĐTĐ) Ngày 29/3, Đoàn công tác của Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Thành phố Hà Nội do đồng chí Phạm Quang Thanh - Ủy viên Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam, Thành ủy viên, Chủ tịch LĐLĐ Thành phố Hà Nội làm trưởng đoàn đã đến thăm, học tập, trao đổi kinh nghiệm công tác Công đoàn với LĐLĐ Thành phố Hồ Chí Minh.
Khẩn trương hoàn chỉnh Quy hoạch Thủ đô để trình Bộ Chính trị và Thủ tướng Chính phủ

Khẩn trương hoàn chỉnh Quy hoạch Thủ đô để trình Bộ Chính trị và Thủ tướng Chính phủ

(LĐTĐ) Chiều 29/3, sau một ngày làm việc khẩn trương, tập trung, nghiêm túc, dân chủ và hiệu quả, kỳ họp chuyên đề - kỳ họp thứ 15 Hội đồng nhân dân (HĐND) Thành phố đã hoàn thành toàn bộ nội dung, chương trình đề ra và thành công tốt đẹp.
Hà Nội: Ban hành 27 danh mục dịch vụ sự nghiệp công lĩnh vực khoa học và công nghệ

Hà Nội: Ban hành 27 danh mục dịch vụ sự nghiệp công lĩnh vực khoa học và công nghệ

(LĐTĐ) Chiều 29/3, Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội đã thông qua Nghị quyết Ban hành danh mục dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách Nhà nước trong lĩnh vực khoa học và công nghệ (KH&CN) của thành phố Hà Nội.
Nhiều tồn tại trong hoạt động đấu thầu tại Thành phố Hồ Chí Minh

Nhiều tồn tại trong hoạt động đấu thầu tại Thành phố Hồ Chí Minh

(LĐTĐ) Trong Báo cáo 1504 gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đã chỉ rõ nhiều tồn tại, hạn chế trong công tác đấu thầu trên địa bàn Thành phố trong năm 2023.

Tin khác

Khen thưởng nữ điều dưỡng ép tim cứu du khách nước ngoài

Khen thưởng nữ điều dưỡng ép tim cứu du khách nước ngoài

(LĐTĐ) Chiều 28/3, điều dưỡng Đặng Thị Hạ, 29 tuổi, người ép tim cứu sống du khách nước ngoài bị ngừng tim trong nhà hàng, được lãnh đạo Bệnh viện Bạch Mai khen thưởng.
TP.HCM: 90% chó mèo đã được tiêm phòng bệnh dại

TP.HCM: 90% chó mèo đã được tiêm phòng bệnh dại

(LĐTĐ) TP.HCM là địa phương duy nhất đạt chứng nhận vùng an toàn dịch bệnh động vật đối với bệnh dại ở cấp tỉnh (toàn bộ thành phố, với tỷ lệ tiêm phòng bệnh dại đạt trên 90% tổng đàn chó mèo).
Tăng cường trao đổi kinh nghiệm thực hiện Đề án 06 trong lĩnh vực y tế

Tăng cường trao đổi kinh nghiệm thực hiện Đề án 06 trong lĩnh vực y tế

(LĐTĐ) Sáng 28/3, tại Bệnh viện Đa khoa (BVĐK) Xanh Pôn đã diễn ra hội nghị trao đổi kinh nghiệm thực hiện Đề án 06 trong lĩnh vực y tế giữa hai thành phố lớn là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.
Sức khỏe răng miệng: Vấn đề thẩm mỹ được “xếp hạng” sau

Sức khỏe răng miệng: Vấn đề thẩm mỹ được “xếp hạng” sau

(LĐTĐ) “Với sức khỏe răng miệng, vấn đề về thẩm mỹ được “xếp hạng” sau. Bởi vì, khi có các ổ viêm, nhiễm trùng trong khoang miệng, thì đó là nguy cơ tiềm ẩn sức khỏe toàn thân, nguy cơ của các bệnh khác như: Viêm nội tâm mạc, viêm cầu thận, viêm khớp…”, đó là chia sẻ của GS.TS Trịnh Đình Hải - Trưởng Khoa Răng Hàm Mặt - Trường Đại học Y Dược, Đại học Quốc gia Hà Nội.
Quản lý thuốc lá thế hệ mới: Thiếu hành lang pháp lý đồng bộ

Quản lý thuốc lá thế hệ mới: Thiếu hành lang pháp lý đồng bộ

(LĐTĐ) Việt Nam đã có Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá, song do các văn bản quy phạm pháp luật chưa đồng bộ khiến thuốc lá thế hệ mới (thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng) vẫn được lưu hành và bày bán công khai. Đáng nói, loại thuốc lá thế hệ mới lại đang “hút hồn” giới trẻ, trong khi mức độ “nguy hiểm” ra sao chỉ mới dừng lại cấp độ cảnh báo chứ chưa có số liệu cụ thể về độ độc hại.
Trang web lấy số khám bệnh của Viện Tim TP.HCM bị tấn công

Trang web lấy số khám bệnh của Viện Tim TP.HCM bị tấn công

(LĐTĐ) Phát hiện có sự tấn công vào trang web là do ghi nhận bất thường khi lượt truy cập cao hơn rất nhiều so với bình thường - khoảng 5 triệu lượt.
Gia tăng dịch bệnh phức tạp đầu năm 2024

Gia tăng dịch bệnh phức tạp đầu năm 2024

Ngày 27/3, tại Hà Nội, Bộ Y tế phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức “Hội nghị trực tuyến liên ngành tăng cường công tác phòng, chống các bệnh lây truyền từ động vật sang người năm 2024”. Hội nghị được tổ chức trong bối cảnh tình hình dịch bệnh đầu năm 2024 đang có nhiều diễn biến phức tạp, nhất là một số bệnh lây truyền từ động vật sang người như dại, cúm A(H5N1).
Bảo hiểm xã hội Việt Nam thông tin về thẻ BHYT mẫu mới không ghi ngày hết hạn sử dụng

Bảo hiểm xã hội Việt Nam thông tin về thẻ BHYT mẫu mới không ghi ngày hết hạn sử dụng

(LĐTĐ) Bảo hiểm xã hội Việt Nam cho biết: Thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) được ban hành trên cơ sở đảm bảo đúng quy định của Luật BHYT; Nghị định số 146/2018/NĐ-CP ngày 17/10/2018 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn biện pháp thi hành một số điều của Luật BHYT và được sự thống nhất của Bộ Y tế.
Thủ tướng chỉ đạo tăng cường phòng, chống bệnh lao

Thủ tướng chỉ đạo tăng cường phòng, chống bệnh lao

(LĐTĐ) Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 25/CĐ-TTg về việc tăng cường công tác phòng, chống bệnh lao.
Chủ động phòng chống bệnh lao từ y tế cơ sở

Chủ động phòng chống bệnh lao từ y tế cơ sở

(LĐTĐ) Hiện tình hình dịch tễ bệnh lao tại Việt Nam tốc độ giảm chậm trong khi kinh phí đầu tư cho công tác phòng, chống còn thấp, bởi vậy, căn bệnh nguy hiểm này luôn tiềm ẩn nguy cơ bùng phát. Để đạt mục tiêu chấm dứt bệnh lao vào năm 2035, thì việc sàng lọc lao chủ động ở những nhóm nguy cơ cao và kiểm soát lao gắn với y tế cơ sở đang được kỳ vọng trở thành đột phá trong việc điều trị và quản lý bệnh lao trong cộng đồng.
Xem thêm
Phiên bản di động