Trẻ sốt xuất huyết: Nguy hiểm khi không xử trí đúng
Sắp có vắc xin phòng bệnh sốt xuất huyết |
Không tự ý cho trẻ uống thuốc
Bé Bống (4 tuổi ở Ứng Hòa, Hà Nội) đang được điều trị tích cực tại khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện đa khoa Hà Đông. Cháu nhập viện trong tình trạng sốt cao 39 độ, co giật và kèm theo nôn, ngoài da xuất hiện nhiều nốt chấm đỏ. Chị Tình, mẹ cháu, cho biết: Khi thấy con sốt cao lại nghĩ do thời tiết giao mùa nên con bị viêm họng, chị ra hiệu thuốc mua kháng sinh về cho con uống. Thấy bệnh của con không thuyên giảm lại biến chứng nặng hơn, gia đình đưa cháu đi cấp cứu mới biết cháu bị SXH.
Trẻ em dễ bị sốt xuất huyết |
Ths.Bs Tạ Quang Mậu, Trưởng khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện đa khoa Hà Đông, cho biết: “Có trẻ bị SXH trong tình trạng rất nặng mới được đưa vào viện. Một trong những nguyên nhân là do gia đình chủ quan, thấy con bị sốt liền tự ý ra ngoài mua thuốc cho trẻ uống. Khi con chưa hết sốt lại đổi thuốc, hay tăng liều… dẫn đến việc điều trị gặp khó khăn. Không những vậy, trẻ có thể còn gặp những biến chứng nguy hiểm như ngộ độc thuốc, xuất huyết tiêu hóa, viêm gan do thuốc…”
Ngoài việc tự ý dùng thuốc, một số gia đình còn hạ sốt cho trẻ bằng cách dùng dao lam rạch vào da. Việc làm này không giúp trẻ hết sốt mà còn làm vết cắt chảy máu, nhiễm trùng và bầm tím. Bác sĩ Mậu nhấn mạnh, nguy hiểm nhất là suy nghĩ “trẻ hết sốt có nghĩa sắp khỏi bệnh”, cần nhớ rằng, trong SXH, hết sốt cũng là lúc bệnh chuyển sang giai đoạn nặng hơn (lừ đừ, ói). Lúc này, chữa trị sẽ gặp nhiều khó khăn và nguy cơ dẫn đến tử vong ở trẻ cao hơn.
Bác sĩ Mậu cho biết thêm, tại khoa Truyền nhiễm số trẻ bị SXH chiếm 10-15% số đến khám và điều trị. Trẻ bị SXH thường sốt cao đột ngột, thời gian sốt từ 2-7 ngày, kèm theo biểu hiện đỏ phừng mặt, da xung huyết, đau nhức cơ, đau khớp, đau đầu. Một số trường hợp kèm đau họng, viêm kết mạc mắt, mệt mỏi, buồn nôn và nôn. Ở trẻ từ 10 tháng tuổi trở xuống có thể kèm triệu chứng ho sổ mũi hay tiêu chảy. Vào thời điểm này, những triệu chứng thường không đặc hiệu, không thể phân biệt với các loại virut khác. Những ngày sau nặng hơn sẽ xuất hiện các chấm huyết và có thể tử vong.
Cách chăm sóc trẻ mắc SXH tại nhà
Chẩn đoán bệnh SXH rất khó và dễ nhầm lẫn với các bệnh khác. Vì vậy cách tốt nhất, khi thấy trẻ có biểu hiện sốt cao từ hai ngày trở lên và có hiện tượng xuất huyết dưới da thì cha mẹ cần đưa trẻ vào bệnh viện theo dõi. Tuy nhiên, không phải trường hợp SXH nào cũng phải nhập viện vì 70% các trường hợp SXH nhẹ có thể chăm sóc, điều trị, theo dõi tại nhà nhưng phải đúng cách. |
Chẩn đoán bệnh SXH rất khó và dễ nhầm lẫn với các bệnh khác. Vì vậy cách tốt nhất, khi thấy trẻ có biểu hiện sốt cao từ hai ngày trở lên và có hiện tượng xuất huyết dưới da thì cha mẹ cần đưa trẻ vào bệnh viện theo dõi. Tuy nhiên, không phải trường hợp SXH nào cũng phải nhập viện vì 70% các trường hợp SXH nhẹ có thể chăm sóc, điều trị, theo dõi tại nhà nhưng phải đúng cách.
Việc đầu tiên là hạ sốt cho trẻ bằng cách cho uống thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ và lau mát bằng nước ấm ở các kẽ nách, háng. Lau nhanh ở ngực, lưng vì hai nơi này dễ dẫn đến viêm phổi. Trẻ bị bệnh, cần được khuyến khích ăn, uống nhiều nước (nước sôi để nguội, cam, chanh, dừa…). Không cho trẻ ăn, uống những thức ăn có màu sẫm vì khó phân biệt với màu máu khi trẻ ói hoặc đi ngoài.
Cũng theo bác sỹ Mậu: “Nếu trẻ sốt cao dẫn đến co giật phải để trẻ nằm nghiêng trên mặt phẳng mềm, không nên cho bất cứ thứ gì vào miệng trẻ vì trẻ sẽ bị sặc. Tiếp theo là lau mát và hạ sốt, nếu áp dụng đúng trẻ sẽ hết co giật sau 2 đến 5 phút". Không dùng hạ sốt bằng Aspirin, Ibuprofen (vì dễ gây xuất huyết nặng). Không cho trẻ SXH truyền dịch tại các phòng khám tư hoặc cơ sở y tế không đủ điều kiện vì đã có không ít trường hợp truyền dịch không đúng làm bệnh trở nặng khi chuyển đến bệnh viện thì đã quá trễ. Trong quá trình hồi phục bệnh, trẻ chưa thể ăn uống ngon miệng như bình thường cũng làm chậm quá trình hồi phục, có thể bổ sung thêm thuốc bổ cho trẻ theo hướng dẫn của bác sĩ.
Bên cạnh đó, mọi người cần nâng cao ý thức trong việc giữ gìn vệ sinh nơi ở, quanh khu vực có nước ứ đọng. Làm sạch môi trường xung quanh. Việc làm này không chỉ phòng chống bệnh SXH mà còn tránh được nhiều bệnh dịch nguy hiểm khác.
T.Trang
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Hợp tác, liên kết du lịch giữa 3 tỉnh Khánh Hòa, Phú Yên, Ninh Thuận
Thái Lan công bố các môn thi đấu chính thức tại SEA Games 33
Bảo vệ sức khỏe từ sớm, từ xa vì kỷ nguyên vươn mình
Nhân lên giá trị tri thức, giá trị văn hóa trong đời sống xã hội
Phụ nữ Hà Nội chung tay thu hẹp khoảng cách giới
Đặc sắc sản phẩm các vùng miền do phụ nữ sản xuất kinh doanh
Quốc hội xem xét tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia, thuốc lá
Tin khác
Kháng thuốc đang đe dọa nghiêm trọng sức khỏe cộng đồng
Y tế 22/11/2024 15:22
Thêm giải pháp nâng cao sức khỏe các nhóm yếu thế tại Việt Nam
Y tế 21/11/2024 14:15
Báo động xu hướng trẻ hóa đối tượng nhiễm HIV
Y tế 21/11/2024 07:03
“Chúng tôi đánh giá cao tinh thần học hỏi của đội ngũ FPT Long Châu!”
Y tế 20/11/2024 22:40
Phát hiện sớm, can thiệp kịp thời các vấn đề liên quan đến thính giác ở trẻ em
Xã hội 20/11/2024 15:57
Mỗi ngày phát hiện 70 ca mắc bệnh sởi tại Đồng Nai
Y tế 19/11/2024 21:56
Hạnh phúc "nảy mầm" sau 7 năm hiếm muộn
Y tế 19/11/2024 15:10
Gia tăng tình trạng lây nhiễm HIV ở nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới
Y tế 18/11/2024 21:00
Quy định mới về tiêu chuẩn sức khoẻ, khám sức khỏe của người lái xe
Y tế 18/11/2024 14:30
Số ca mắc bệnh sởi tăng cao tại tỉnh Đồng Nai
Y tế 17/11/2024 19:03