Thực hư tác dụng của thẻ đeo chống virus, kháng khuẩn
Quảng cáo thẻ đeo kháng khuẩn đăng trên mạng. |
Gần đây, mạng xã hội đã đăng tải rất nhiều hình ảnh quảng cáo các loại thẻ đeo kháng khuẩn có tác dụng như "lá chắn" chống virus corona. Không ít gia đình có con nhỏ đã lùng sục tìm mua loại thẻ kháng khuẩn này để cho con đeo. Tuy nhiên, hầu hết những người mua chỉ nghe quảng cáo chứ không biết thực hư tác dụng của thẻ kháng khuẩn như thế nào.
Qua tìm hiểu được biết, loại thẻ đeo chống virus, kháng khuẩn của Nhật Bản – được người bán quảng cáo là có chức năng bảo vệ cơ thể trước virus, dịch cúm. Theo quảng cáo, loại thẻ này có thành phần natri clorit carbon dioxide, đã được chứng minh với khả năng kháng virus, kháng khuẩn, chống bụi, phấn hoa. Thẻ đeo này vô cùng tiện dụng, phù hợp với mọi đối tượng: Trẻ em, người lớn, phụ nữ mang thai,... không gây độc hại cho sức khỏe hay kích ứng.
Bảo vệ cơ thể trước nguy cơ tấn công của virus, vi khuẩn; ngăn chặn lây nhiễm, dịch bệnh, cảm cúm. Loại bỏ phấn hoa, bụi bẩn, vi trùng ở xung quanh cơ thể.Những người đeo thẻ này sẽ tạo nên hàng rào vô hình để bảo vệ cơ thể trước những tác nhân gây hại từ môi trường. Ngoài việc đeo khẩu trang ở nơi công cộng thì đeo chiếc thẻ chống virus, kháng khuẩn trước ngực sẽ tạo nên hàng rào vô hình để bảo vệ cơ thể trước những tác nhân gây hại từ môi trường.
Trên thực tế, hiện nay tại Nhật Bản loại thẻ này được bán công khai tại các siêu thị. Tuy nhiên, thông qua một vài đầu mối chuyên nhập hàng từ Nhật Bản cho biết, ngay tại nước Nhật, mặt hàng này cũng rất ít người tiêu dùng Nhật Bản quan tâm. Theo niêm yết giá tại Nhật thì mỗi chiếc thẻ này mua tại siêu thị có giá 320.000 đồng/chiếc và dùng được 30 ngày.
Mặc dù được bán công khai tại Nhật, song hầu hết không ai hỏi mua. Ảnh: T.Huyền |
Đi vào tìm hiểu kỹ trên trang mua bán điện tử Amazon, rakuten thì phản hồi của người Nhật hầu hết toàn mua loại thẻ này từ năm ngoái để phòng cúm thường là chính. Không thấy ai mua đợt dịch Corona này mà chỉ toàn thấy người Việt mua về bán trong nước.
Theo khuyến cáo của Bộ Y tế, virus corora chủng mới gây Covid-19 lây lan khi người bệnh nói chuyện, ho, hắt hơi. Tốc độ của một giọt bắn khi hắt hơi khoảng 35m/s (120km/h) nên nếu đứng trực tiếp trước mặt một người bệnh đang ho hay hắt hơi thì không có thứ gì ngăn được, trừ những lớp màng che kín như khẩu trang mới hy vọng cản được các giọt bắn này.
Vì vậy, để đảm bảo sức khỏe cho người thân và gia đình, người tiêu dùng cần tìm hiểu kỹ các sản phẩm trước khi mua. Không nên nghe theo một vài lời quảng cáo trên mạng mà chi tiền để mua những thứ không có tác dụng bảo vệ người thân trong khi dịch Covid-19, đang tiến triển mạnh như hiện nay.
Bởi chỉ cần một chút sơ xuất coi thường dịch bệnh có thể mang lại những tác hại không mong muốn đến với người thân chỉ vì tin những lời quảng cáo trên mạng xã hội. Cách tốt nhất phòng dịch vẫn là đeo khẩu trang, rửa tay thường xuyên bằng xà phòng, bằng Gel hoặc cồn sát khuẩn khi ra ngoài, súc họng sát khuẩn...
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 24/12: Sáng sớm có sương mù, ngày nắng
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
Tin khác
Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết
Y tế 23/12/2024 16:40
"Quả ngọt" sau hành trình 11 năm mòn mỏi mong con
Y tế 22/12/2024 06:02
Hoàn thiện Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức và Bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2 trong năm 2025
Y tế 20/12/2024 20:37
Trang bị kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản cho vị thành niên, thanh niên
Xã hội 20/12/2024 09:58
Hạnh phúc của những cặp vợ chồng quân nhân hiếm muộn
Y tế 19/12/2024 17:38
Tình trạng các nạn nhân vụ cháy trên đường Phạm Văn Đồng đang điều trị tại Bệnh viện E
Y tế 19/12/2024 16:43
Sôi nổi Hội thi Rung chuông vàng tìm hiểu kiến thức về sức khỏe sinh sản vị thành niên
Y tế 17/12/2024 20:52
Thời tiết chuyển lạnh, nhiều người nhập viện vì mắc sởi
Y tế 17/12/2024 08:06
Nhiều người cần tham vấn tâm lý trong điều trị bệnh “khó nói”
Y tế 17/12/2024 06:39
Hà Nội ghi nhận thêm 44 trường hợp mắc sởi
Y tế 17/12/2024 06:38