Thúc đẩy thực thi trách nhiệm trong quản lý chuỗi giá trị nông nghiệp
Vẫn vàng, thau lẫn lộn… | |
Minh bạch nguồn gốc để nền nông nghiệp phát triển bền vững | |
Nông sản an toàn: Cần thay đổi thói quen “tiện đâu, mua đấy” |
Phát biểu tại hội thảo, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Kinh tế Trung ương, TS. Phạm Xuân Đương cho biết: Việt Nam là quốc gia có nhiều lợi thế về phát triển nông nghiệp. Trong những năm qua, thực hiện đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước, nông nghiệp Việt Nam đã có những thành tựu to lớn, đóng góp vào sự phát triển của đất nước. Từ một nước nhập khẩu lương thực, Việt Nam đã vươn lên đáp ứng đủ nhu cầu về thực phẩm cho hơn 90 triệu dân, nhiều mặt hàng nông sản xuất khẩu đứng trong tốp đầu của thế giới.
"Tuy nhiên, nông nghiệp Việt Nam đang đứng trước những cơ hội và thách thức trong điều kiện hội nhập, biến đổi khí hậu ngày càng gay gắt. Đặc biệt là vấn đề mất vệ sinh ATTP ngày càng gia tăng, dẫn đến nhiều hệ lụy, ảnh hưởng trực tiếp đến an ninh lương thực, sinh kế và đời sống, sức khỏe của con người, ảnh hưởng đến giống nòi Việt”, TS Phạm Xuân Đương nhận định.
Phó Trưởng ban Thường trực Ban Kinh tế Trung ương Phạm Xuân Đương phát biểu tại hội thảo |
Theo số liệu thống kế từ Tổ chức Y tế thế giới, mỗi năm có khoảng 10% dân số thế giới bị ngộ độc do ăn thức ăn nhiễm độc, thực phẩm không an toàn. Một trong những nguyên nhân đó là do phương thức sản xuất nông nghiệp ở nước ta còn lạc hậu, nhỏ lẻ. Công tác quản lý chất lượng sản phẩm còn lỏng lẻo ở nhiều khâu trong chuỗi, từ sản xuất, chế biến, vận chuyển đến bao gói tiêu thụ thực phẩm. Nhận thức và ý thức trách nhiệm về an toàn của các tổ chức, cá nhân tham gia chuỗi sản xuất, quản lý còn hạn chế. Công tác kiểm tra, giám sát chế tài xử phạt còn chưa đủ sức răn đe…
Đề cập đến một số giải pháp, ông Phùng Hữu Hào, Phó Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng nông, lâm, thủy sản (Bộ NN&PTNT) cho hay: Hiện nay, nhằm siết chặt việc quản lý ATTP, Bộ NN&PTNT đã tăng cường công tác kiểm tra các cơ sở sản xuất kinh doanh nông sản, phân loại và chứng nhận đủ điều kiện ATTP. Tăng cường thanh tra, kiểm tra theo kế hoạch và đột xuất, tập trung vào các nhóm đối tượng, công đoạn có nguy cơ cao về an toàn thực phẩm... Các trường hợp vi phạm được phát giác và xử lý, loại ra khỏi chuỗi cung ứng sản phẩm an toàn đến tay người tiêu dùng…Đồng thời, Bộ NN&PTNT tổ chức triển khai các nội dung chương trình phối hợp với Bộ Công Thương về vấn đề kiểm soát lạm dụng hóa chất công nghiệp trong sản xuất kinh doanh. Rà soát và đề xuất ban hành chính sách liên kết, phát triển, nhân rộng chuỗi giá trị nông sản an toàn.
Hội thảo đưa ra các giải pháp thúc đẩy thực thi trách nhiệm trong quản lý chuỗi giá trị nông nghiệp |
Tại hội thảo, bà Lê Việt Nga, Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương), cho biết, trong thời gian tới, Bộ Công Thương sẽ tiếp tục thực hiện hiệu quả các văn bản, chính sách về bảo đảm ATTP trong chuỗi cung ứng nông sản thuộc phạm vi của Bộ; xây dựng cơ chế, chính sách thu hút đầu tư, xã hội hóa công tác xây dựng chuỗi cung ứng nông sản thực phẩm an toàn với sự tham gia của các kênh phân phối; xây dựng tiêu chuẩn Việt Nam về chợ kinh doanh thực phẩm; tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường; các chương trình tăng cường hoạt động liên kết trong chuỗi cung ứng hàng Việt Nam bền vững…
Trong khuôn khổ hội thảo, các đại biểu cũng tập trung thảo luận xoay quanh một số vấn đề chính như: đánh giá mức độ thiệt hại về kinh tế - xã hội, con người từ câu chuyện thực phẩm không an toàn; phân tích các hạn chế, bất cập trong cơ chế, chính sách quản lý, thực thi nhằm bảo đảm và duy trì một nền nông nghiệp an toàn; tìm các giải pháp hữu hiệu hơn nhằm hạn chế và giải quyết vấn nạn thực phẩm bẩn, tạo dựng và củng cố niềm tin của người tiêu dùng…
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10
Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện
Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”
Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô
Tin khác
Y học tái tạo - Xu hướng mới trong điều trị bệnh lý cơ xương khớp
Y tế 04/11/2024 14:06
Đề xuất công nhận Ngày Chiều cao thế giới
Y tế 03/11/2024 22:25
Đồng hành cùng các gia đình hiếm muộn trên hành trình “tìm con”
Y tế 03/11/2024 19:31
Nhân viên y tế trung tâm tiêm chủng cứu sống cụ ông bị nhồi máu cơ tim khi đi trên đường
Y tế 02/11/2024 16:50
Phát động giải chạy vì trẻ sinh non
Y tế 02/11/2024 16:38
Phẫu thuật thành công cho bệnh nhi 7 tuổi gãy xương đùi
Y tế 02/11/2024 12:36
6 giờ phẫu thuật hồi sinh sự sống cho trẻ mắc bệnh tim bẩm sinh nghiêm trọng
Y tế 02/11/2024 06:18
Những điều cần biết để tránh đột quỵ khi chạy bộ
Y tế 31/10/2024 06:40
Phẫu thuật nội soi tuyến giáp qua đường tiền đình miệng
Y tế 30/10/2024 11:44
4 bệnh nhân được hồi sinh sự sống từ mô, tạng của người chết não hiến tặng
Y tế 29/10/2024 15:05