Vẫn vàng, thau lẫn lộn…
Nông sản an toàn: Cần thay đổi thói quen “tiện đâu, mua đấy” | |
Công bố 69 địa chỉ cung cấp nông sản an toàn |
Giá cao, chất lượng có cao?
Có thể nói, hiện nay nhu cầu sử dụng nông sản an toàn luôn được người tiêu dùng đặt lên hàng đầu. Vì thế, ngay sau chương trình hành động của Bộ NNPTNT về việc triển khai xây dựng các địa chỉ nông sản an toàn tại các thành phố lớn, hàng loạt cửa hàng kinh doanh nông sản, siêu thị mini, bày bán thực phẩm an toàn mọc lên “như nấm sau mưa”. Dạo một vòng qua các con phố trên địa bàn Hà Nội như Trần Duy Hưng, Mễ Trì, Trần Cung, Nguyễn Khánh Toàn...hay một số khu đô thị mới, không khó để người tiêu dùng có thể tìm được một cửa hàng bán nông sản sạch, với đầy đủ các loại thực phẩm, từ đậu phụ, thịt lợn, rau cải, rau ngót…đến các loại hoa quả, chỉ có điều giá hơi cao vì nó được gắn mác “sạch”.
Cần minh bạch nguồn gốc sản phẩm để người tiêu dùng yên tâm hơn. |
Theo tìm hiểu của chúng tôi, giá các loại nông sản tại một số cửa hàng bán rau an toàn thường cao hơn ngoài chợ truyền thống rất nhiều, như với rau cải thảo, tại chợ có giá bán từ 10 - 12.000 đồng/1kg, thì tại cửa hàng bán rau an toàn có giá 27.000 đồng/1kg và nếu là sản phẩm VietGAP hay được đóng mác thương hiệu theo tiêu chuẩn rau an toàn GlobalGAP, thì cải thảo có giá bán là 41.000 đồng/1kg. Tương tự như vậy, đối với các loại rau, củ, quả như: Rau ngót, rau mùng tơi, mướp hay bắp cải, thậm chí là thịt, cá…giá bán tại các cửa hàng rau an toàn thường cao hơn gấp đôi, thậm chí gấp 3 lần ngoài chợ truyền thống.
Chị Ngọc Anh (Trung Văn, quận Thanh Xuân) - người thường xuyên sử dụng rau tại các cửa hàng rau sạch cho biết: “Các loại như rau hữu cơ, hay rau được sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, có mẫu mã, bao bì, nơi xuất xứ và các tiêu chuẩn được ghi rõ ràng, giá thành cao là lẽ đương nhiên, bởi họ trồng có quy trình, tiêu chuẩn…Nhưng với một số loại rau, củ, quả bán tại các cửa hàng rau sạch, nếu nhìn bằng mắt thì không có gì khác ngoài chợ, chỉ có điều họ buộc thêm vào một dây nilon ghi nơi sản xuất, là có giá bán cao gấp đôi, gấp ba sản phẩm ngoài chợ. Trong khi đó, nguồn gốc nông sản có thực sự an toàn hay không thì khó có thể biết được”.
Mở cửa hàng nông sản an toàn quá dễ
Hiện Bộ NN &PTNT đã thí điểm xây dựng mô hình thanh kiểm tra tại các quận, huyện, phường và đạt được nhiều kết quả khả quan. Tuy nhiên, tình trạng nông sản bẩn vẫn đang diễn ra khiến người tiêu dùng gặp nhiều khó khăn. Do đó, để giảm thiểu tình trạng này, các nhà sản xuất cần liên kết lại với nhau tạo ra các sản phẩm nông sản an toàn để góp phần nâng cao sức khỏe nhân dân |
Chị Nhung (Trung Kính, quận Cầu Giấy) cho biết: “Hiện nay, để mở một cửa hàng bán nông sản sạch không phải khó, chỉ cần bỏ khoảng 20 -30 triệu đồng tiền đầu tư, cùng với từng đó số tiền dùng để thuê mặt bằng là có ngay một cửa hàng đẹp. Còn nguồn hàng có thể tìm kiếm tại một số tỉnh miền núi, hoặc một vài cơ sở đã được chứng nhận trồng rau an toàn như Sóc Sơn (Hà Nội), Hòa Bình…”. Mở một cửa hàng thực phẩm an toàn không khó, việc nhập hàng vào cửa hàng để bán còn dễ hơn nhiều, khiến không ít cửa hàng có vấn đề về chất lượng sản phẩm. Trong khí đó, cơ quan quản lý mỗi năm chỉ “cỡi ngựa xem hoa” vài lần đến kiểm tra, rồi đâu lại vào đó, càng làm cho các cửa hàng, siêu thị lấy mác kinh doanh nông sản sạch có đất sống.
Về vấn đề này, Thứ trưởng Bộ NNPTNT Trần Thanh Nam cho rằng, hiện nay đường đi của thực phẩm bị chi phối rất nhiều bởi nhà phân phối, đại lý. Vì thế, việc kiểm soát và nâng cao ý thức của nhà phân phối, đại lý sẽ giúp người tiêu dùng yên tâm hơn trong vấn đề minh bạch nông sản an toàn. “Hiện Bộ NNPTNT đã thí điểm xây dựng mô hình thanh, kiểm tra tại các quận, huyện, phường và đạt được nhiều kết quả khả quan. Tuy nhiên, tình trạng nông sản bẩn vẫn diễn ra, khiến người tiêu dùng gặp nhiều khó khăn.
Do đó, để giảm thiểu tình trạng này, các nhà sản xuất cần liên kết lại với nhau tạo ra các sản phẩm nông sản an toàn để góp phần nâng cao sức khỏe nhân dân” - Thứ trưởng Nam nhấn mạnh. Cùng chung quan điểm này, bà Nguyễn Thị Hồng Minh - nguyên Thứ trưởng Bộ Thủy sản - cho rằng, đã đến lúc chúng ta cần phải xây dựng bộ tiêu chí chuẩn mực về chất lượng sản phẩm cũng như quy chuẩn về cung cấp thông tin minh bạch, thương hiệu minh bạch với các nhà cung cấp, cửa hàng kinh doanh…để người tiêu dùng biết đâu là mặt hàng nông sản sạch, đâu là không sạch. Đồng thời, các cơ quan quản lý Nhà nước phải siết chặt việc cấp phép các cửa hàng kinh doanh nông sản sạch.
Đạt Đỗ
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết
Tin khác
Gắn kết tự nhiên và phát triển bền vững nhờ nông nghiệp sinh thái ở Tây Bắc
Kinh tế 22/12/2024 18:31
Giới thiệu, quảng bá sản phẩm công nghiệp nông nghiệp tiêu biểu của Hà Nội tại Tiền Giang
Tiêu dùng 20/12/2024 21:45
Quảng cáo trên mạng: Sẽ xử lý nghiêm các vi phạm
Tiêu dùng 19/12/2024 17:39
EVNHANOI tri ân khách hàng sử dụng điện năm 2024
Tiêu dùng 14/12/2024 11:00
Dồi dào nguồn cung hàng Việt phục vụ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025
Tiêu dùng 13/12/2024 11:52
Nóng trong người khi nỗ lực gấp đôi, gấp ba chạy deadline cuối năm
Tiêu dùng 10/12/2024 12:24
Khai mạc Tuần hàng giới thiệu, quảng bá sản phẩm nông, lâm, thủy sản tỉnh Yên Bái năm 2024 tại Hà Nội
Tiêu dùng 06/12/2024 17:36
Những con số ấn tượng sau chương trình Online Friday 2024
Tiêu dùng 04/12/2024 16:14
Giá xăng ngày mai 5/12 sẽ giảm hơn 300 đồng/lít?
Tiêu dùng 04/12/2024 16:02
Lễ hội “Đặc sản Việt cho Tết Việt”: Cơ hội mua sắm đậm chất Tết cổ truyền
Tiêu dùng 01/12/2024 07:00