Thực chất về trái cây gây nóng?
Trái cây có gây nóng?
Vào mùa hè nhiều người thường ái ngại khi ăn những loại trái cây được cho là gây nóng trong người, làm mọc mụn và rôm sẩy như xoài, mít, vải, dứa...
Trả lời về vấn đề này PGS-TS Nguyễn Thị Lâm, Viện phó Viện Dinh dưỡng Quốc gia, cho biết: Quan niệm hoa quả nóng của nhiều người thực ra chưa chính xác. Bản chất đó là những quả nhiều ngọt (đường), vì vậy nếu ăn nhiều có thể cảm giác nóng sau khi ăn.
![]() |
Thực tế không có trái cây nóng hay mát - BS Lê Thị Hải. Ảnh: Internet |
Cũng tương tự như thế ThS-BS Lê Thị Hải, Giám đốc Trung tâm Tư vấn dinh dưỡng, Viện Dinh dưỡng quốc gia trả lời trên báo chí rằng: Thực tế không có trái cây nóng hay mát. Đó chỉ là quan niệm dân gian. Trái cây chỉ được phân làm hai loại nhiều đường và ít đường.
Tùy vào từng người và thể trạng khác nhau mà ăn tường loại quả cho thích hợp. Có người phù hợp với loại quả này nhưng kích ứng với loại quả khác. Lý giải về nguyên nhân mọc mụn, rôm sảy sau khi ăn một số loại trái cây, bà Hải cho biết: “Đó có thể là do cơ địa của từng người chứ không phải do ăn quả đó mà gây nóng trong người nên làm nổi mụn, rôm sảy. Những loại quả nhiều đường khi vào cơ thể làm tăng lượng đường trong máu, trở thành môi trường thuận lợi cho các vi khuẩn (liên cầu, tụ cầu) trên da phát triển nên dễ gây các bệnh về da như mụn nhọt, rôm sảy”.
Vậy nên ăn trái cây như thế nào cho hợp lý?
Hoa quả cung cấp nhiều vitamin, chất xơ và các khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Tuy nhiên không phải ăn bất cứ loại hoa quả nào cũng tốt cho cơ thể. PGS-TS Nguyễn Thị Lâm cho hay: Đối với những người bị rối loạn đường máu (hay tiểu đường, dư cân, béo phì) nên hạn chế ăn các loại quả cho nhiều vị ngọt và các loại quả này đồng thời cung cấp nhiều năng lượng. Vì thực tế quả ngọt vẫn cung cấp nhiều vitamin (chủ yếu là vitamin C) nên các bạn vẫn ăn được vừa phải. Mỗi lần nên khoảng từ 80 - 100 g”.
Còn BS Hải khuyến cáo cũng như bất kỳ loại thực phẩm nào chúng ta cũng chỉ nên ăn trái cây một lượng vừa phải, liều lượng phù hợp với người trưởng thành khoảng 300 g/ngày. Ngoài ra, bạn nên ăn đa dạng trái cây để cung cấp đầy đủ vitamin và khoáng chất cho cơ thể.
Theo Hạ Quyên/Pháp luật Tp HCM
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Đi làm việc theo chương trình EPS: Chỉ tiêu giảm, người đăng ký đông

Quy định mới nhất về giá điện

Arsenal đánh bại Fulham, rút ngắn khoảng cách với Liverpool xuống còn 9 điểm

“Cha tôi, người ở lại” tập 21: Việt trở về, An dao động, Đại vụng về đáng yêu

Real Madrid vượt ải Sociedad sau 120 phút nghẹt thở, sẵn sàng cho trận chung kết trong mơ

MU gục ngã trước Nottingham Forest: "Cú đấm" từ người cũ, giấc mơ châu Âu mờ dần

Sắp bãi bỏ 11 nghị định về tiền lương, tiền thưởng
Tin khác

CDC Hà Nội giám sát công tác phòng, chống bệnh tay chân miệng
Y tế 01/04/2025 20:24

Hà Nội ghi nhận thêm 189 trường hợp mắc sởi
Y tế 01/04/2025 10:37

Bệnh viện Nhi Hà Nội tiếp nhận điều trị gần 300 ca mắc sởi
Y tế 29/03/2025 15:50

Huyện Thanh Trì tăng cường phòng, chống dịch sởi
Y tế 29/03/2025 07:45

4 biện pháp trọng tâm phòng, chống dịch bệnh sởi hiệu quả
Y tế 28/03/2025 20:07

Hà Nội: Quyết liệt triển khai Chiến dịch tiêm vắc xin sởi cho trẻ từ 6 - 9 tháng tuổi
Y tế 28/03/2025 17:05

Hậu quả khôn lường khi do dự, chống đối tiêm vắc xin
Y tế 28/03/2025 11:10

Gia tăng bệnh nhân là trẻ em và người lớn mắc sởi nhập viện điều trị
Y tế 27/03/2025 18:38

3 nhóm đối tượng nguy cơ cao nên tiêm vắc xin phòng bệnh sởi
Y tế 27/03/2025 17:27

Hà Nội: Kiểm soát nhiễm khuẩn, phòng lây nhiễm chéo bệnh sởi trong các cơ sở y tế
Y tế 27/03/2025 15:58