Thiếu trường, thiếu lớp học: Một thực tế nan giải
Lớp tiểu học có 35 em là quá đông! |
Nhiều “điểm nóng” chưa được giải tỏa
Cầu Giấy là một trong những quận có tốc độ phát triển dân số cơ học nhanh do có nhiều khu chung cư, nhà cao tầng mới được xây dựng. Một số trường có tiếng trên địa bàn quận như Tiểu học Dịch Vọng A, Tiểu học và THCS Nghĩa Tân, THCS Lê Quý Đôn, THCS Cầu Giấy, tình trạng sĩ số lớp vượt trội là điều không tránh khỏi.
Chọn sinh con “năm đẹp” được cho mà một trong những nguyên nhân gây quá tải khi nhập học. |
Quận Hai Bà Trưng, quận Hoàn Kiếm cũng trong tình trạng thiếu trường lớp. Hiện nay, Tiểu học và THCS Lê Ngọc Hân vẫn phải chung một cơ sở, chưa có điều kiện để xây dựng thành hai trường độc lập. Năm học mới tới, hai trường vẫn chia nhau ca sáng, ca chiều để tổ chức dạy học cho HS hai cấp. Khó khăn này cũng ảnh hưởng đến quá trình dạy - học của cả thầy và trò. Thậm chí thời gian trước đây, tình trạng căng thẳng do thiếu phòng học, phải đi thuê nhà dân ở trường tiểu học Lê Ngọc Hân khiến nhiều người dân không khỏi ngán ngẩm. Một vị phụ huynh chia sẻ: “Các địa điểm thuê không đồng đều về diện tích phòng học, điều kiện ánh sáng nhưng tôi cũng như nhiều phụ huynh vẫn muốn cho con theo học vì uy tín và chất lượng giảng dạy của nhà trường...”
Trường mầm non Ngô Thì Nhậm, mầm non Hoa Phượng, tiểu học Bà Triệu (Hai Bà Trưng)… diện tích dành cho việc vui chơi, sinh hoạt cộng đồng của học sinh không có. Nhiều năm nay, cứ vào năm học mới là các em học sinh lại tràn ra vỉa hè, lòng đường để làm lễ khai giảng, do diện tích sân trường quá chật hẹp, chỉ từ 10 m2 – 20 m2. “Năm nay chắc cũng không ngoại lệ”, một phụ huynh chia sẻ.
Mặc dù, một số trường đã được xây mới, cải tạo, nâng cấp... tuy nhiên, số lượng không nhiều và không theo kịp tốc độ phát triển của dân số. Đặc biệt là những trường điểm luôn phải chịu sức ép rất lớn về số lượng học sinh muốn nhập học so với chỉ tiêu. Theo chia sẻ của hiệu phó một trường cấp 2 trên địa bàn quận Cầu Giấy, thời gian gần đây có trào lưu sinh con năm đẹp như Đinh Hợi, Quý Mùi... nên lượng học sinh sinh năm nay có nhu cầu nhập học tăng đột biến, khiến các trường rất vất vả trong việc tuyển sinh. Từ đó kéo theo sĩ số các lớp bị đội lên từ 3 – 5 em so với sĩ số bình quân các lớp.
Còn theo ông Phạm Ngọc Anh, Trưởng phòng GD-ĐT quận Cầu Giấy, năm nay chỉ tính riêng số lượng học sinh cấp tiểu học cũng đã tăng hơn 200 em. Quận cũng đã có phương án xây dựng thêm phòng học cho khu vực dự kiến sẽ khá đông học sinh.
Cần giải pháp đồng bộ
Theo thông tin từ quận Hai Bà Trưng, một trong những điểm nóng trên địa bàn quận là Trường Tiểu học Bà Triệu hiện đang được khởi công xây dựng tại một địa điểm mới gần đó với diện tích 2.500m2. Nhiều phụ huynh học sinh cũng bày tỏ mong muốn công trình xây dựng đảm bảo đúng tiến độ để thầy và trò Trường Tiểu học Bà Triệu không còn phải chịu cảnh chật chội nữa.
Trên thực tế, trên địa bàn các quận có tốc độ phát triển nhanh như Cầu Giấy cũng đã và đang xây dựng nhiều trường ngoài công lập với cơ sở vật chất tốt, có những trường đạt chuẩn quốc tế. Tuy nhiên tâm lý nhiều phụ huynh cho rằng, do mức học phí cao nên họ lựa chọn trường công lập, mặc dù môi trường học tập vẫn còn nhiều hạn chế.
Sở GD – ĐT Hà Nội cho biết, toàn thành phố có 2.400 trường học với 1,5 triệu học sinh nhưng diện tích đất xây trường đang bị thiếu hụt tới 7 triệu m2 so với tiêu chuẩn thiết kế trường học. |
Trước thực tế quá tải ở các trường học vẫn chưa được giải quyết triệt để, ông Phạm Ngọc Anh, Trưởng phòng GD-ĐT quận Cầu Giấy, cho biết: “Kinh nghiệm của quận trong việc giảm áp lực về tuyển sinh tại một số trường là tăng cường công tác quản lý hộ khẩu, tránh việc nhập hộ khẩu tràn lan để được ưu tiên tuyển sinh. Tuy nhiên, song song với công tác này, rất cần đến sự phối hợp, vào cuộc quyết liệt của UBND quận...”.
Trao đổi với phóng viên, chuyên gia tâm lý Nguyễn Tùng Lâm (Hội Tâm lý học Hà Nội) cho biết, một chương trình học hiện đại bao giờ cũng tăng tính hoạt động của học sinh, vì vậy, các cơ sở vật chất đóng vai trò quan trọng. Việc thiếu các hoạt động thể chất, bao gồm việc chơi, vận động, là một thiệt thòi cho trẻ, có thể ảnh hưởng đến sự năng động, tự tin và sự khám phá của trẻ.
Có thể khi xây chuẩn chúng ta chưa dự phòng đến sự giãn dân, đến tình hình phát triển của thành phố, đến lộ trình giãn dân, đến những biến động xoay quanh sự phát triển của đô thị. Nếu liên tục chịu sức ép thì nhiều trường sẽ có nguy cơ bị “phá chuẩn”. Muốn khắc phục tình trạng này thì phải có những giải pháp đột phá. Việc hoán đổi cơ sở, di dời trường lớp song song với việc rà soát lại những quy hoạch treo, những cơ sở thuê mướn của nhà nước hay những cơ quan đã sáp nhập, giải thể cần được thực hiện đồng bộ, mạnh mẽ và quyết liệt...”, ông Lâm cho biết thêm.
Tuệ Liên
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Tin khác
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Giáo dục 23/12/2024 16:44
Trường THPT Quang Trung: Điểm sáng trong công tác đào tạo, bồi dưỡng học sinh giỏi
Giáo dục 22/12/2024 20:16
Hà Nội: Gặp mặt, động viên đội tuyển tham dự kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia THPT năm học 2024 - 2025
Giáo dục 20/12/2024 18:30
Gắn biển công trình trường học cấp Thành phố kỷ niệm 80 năm thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam
Giáo dục 20/12/2024 13:48
Giáo dục truyền thống yêu nước cho thế hệ trẻ
Giáo dục 20/12/2024 08:34
Thấp thỏm chờ phương án tuyển sinh vào lớp 10
Giáo dục 19/12/2024 17:41
PGS.TS Nguyễn Văn Hùng được bổ nhiệm làm Hiệu trưởng Trường Đại học Giao thông vận tải
Giáo dục 19/12/2024 06:31
Trường THCS Lạc Viên: Hành trình rực rỡ trong năm học 2023 -2024
Giáo dục 18/12/2024 15:31
Ngành Giáo dục Hà Nội: Nhiều kết quả trong thực hiện Chương trình số 06-CTr/TU
Giáo dục 17/12/2024 19:22
Học sinh cuối cấp, giải pháp nào vượt qua áp lực?
Giáo dục 17/12/2024 17:12